Đánh giá chung

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 52 - 105)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Đánh giá chung

Quá trình thực hiện công tác KĐCLGD trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến thời điểm hiện tại đã thu được một số kết quả nhất định, 100% các nhà trường TH, THCS, THPT hoàn thành tự đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.8: Tổng hợp số liệu đánh giá ngoài năm học 2010 - 2011

Huyện, thị KQ tự đánh giá Số đƣợc thẩm định BCTĐG Số ĐKKĐCLGD TS trƣờng Số hoàn thành BCTĐG Cấp độ Cấp độ 1 2 3 1 2 3 Ba Bể 15 15 13 2 1 10 1 1 0 Bạch Thông 7 7 0 1 1 6 0 1 1 Bắc Kạn 5 5 0 5 0 3 0 1 0 Chợ Đồn 14 14 2 2 0 4 2 2 0 Chợ Mới 6 6 0 2 1 6 0 2 1 Na Rì 15 15 3 1 1 10 0 1 1 Ngân Sơn 8 8 2 1 0 3 1 2 0 Pác Nặm 7 7 5 0 0 5 4 1 0 Tổng 77 77 25 14 4 47 8 11 3 (Nguồn: [17])

Tính đến thời điểm kết thúc năm học 2010-2011, Sở GD&ĐT đã tổ chức đánh giá ngoài được 06 cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, kết quả đạt được như sau:

Bảng 2.9: Tổng hợp số liệu đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông

TT Tên cơ sở giáo dục phổ thông Huyện, thị xã Cấp độ đạt Thời điểm đánh giá 1 THPT Phủ Thông Bạch Thông 1 08/2010 2 TH Nông Hạ Chợ Mới 2 09/2010 3 THCS Bắc Kạn TX Bắc Kạn 2 09/2010 4 TH thị trấn Bằng Lũng Chợ Đồn 2 02/2011 5 THCS Hoàng Văn Thụ Chợ Đồn 2 02/2011 6 THPT Bắc Kạn TX Bắc Kạn 2 04/2011 (Nguồn: [17]) * Ưu điểm:

- Các cấp quản lý giá o dục cơ bản đã nhận thức đầy đủ về mục đích , yêu cầu của công tác KĐCLGD.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Công tác chỉ đạo của phòng GD&ĐT các huyện, thị xã cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tế tại địa phương.

- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các nhà trường, các thành viên hội đồng tự đánh giá có ý thức trách nhiệm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ KĐCLGD.

* Những mặt còn hạn chế, tồn tại:

- Một số đơn vị công tác kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện các công việc theo quy trình KĐCLGD chưa tốt.

- Chất lượng hiệu quả thực hiện các nội dung công việc theo quy trình KĐCLGD ở một số đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

2.4.2. Kết quả khảo sát thực trạng triển khai thực hiện công tác KĐCLGD

2.4.2.1. Thực trạng nhận thức về công tác KĐCLGD

Khảo sát thực trạng nhận thức về hoạt động tự đánh giá đối với 16 cán bộ quản lý phòng GD&ĐT, 32 hiệu trưởng trường THCS, kết quả như sau:

Bảng 2.10: Kết quả điều tra thực trạng nhận thức về công tác KĐCLGD

Nội dung Lãnh đạo chuyên viên phòng GD&ĐT Hiệu trƣởng trƣờng THCS Tổng hợp

1.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là nhân tố góp phần quyết định chất lượng công tác quản lý trường học, chất lượng giáo dục

87,50 100,00 95,83

1. 2. Thực hiện tốt công tác tự đánh giá là góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý trường học, hiệu quả giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả bảng 2.10 phản ánh một thực trạng là:

- Đội ngũ cán bộ quản lý cũng như giáo viên, đều thống nhất nhận định vai trò quan trong của đội ngũ giáo viên góp phần vào việc quyết định chất lượng, hiệu quả thực hiện công tác KĐCLGD nói chúng. Việc thực hiện , hoạt động tự đánh giá đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc xây dựng đội ngũ giáo viên, vào việc đầu tư, phát triển, bồi dưỡng chất lượng đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên còn 4,170% cán bộ quản lý phòng Giáo dục, hiệu trưởng chưa nhận thức đầy đủ hoặc chưa ý thức về vị trí vai trò của đội ngũa giáo viên; 8,33% cán bộ quản lý phòng Giáo dục, hiệu trưởng chưa nhận thức đầy đủ hoặc chưa ý thức về vị trí vai trò của hoạt động tự đánh giá. Điều đó cũng phản ánh một thực tế là công tác tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động tự đánh giá tuy đã được thực hiện khá tốt, song vẫn cần tiếp tục tuyên truyền thường xuyên và sâu rộng hơn nữa trong quá trình chỉ đạo thực hiện hoạt động tự đánh giá trong thời gian tới.

Từ những thực trạng trên vấn đề đặt ra là phải tiếp tục bồi dưỡng thường xuyên, kịp thời hơn cho đội ngũ cán bộ quản lý trường học để có được những nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của đội ngũ giáo viên, của hoạt động tự đánh giá trong quá trình nâng cao chất lượng công tác quản lý, dạy và học ở trường THCS, giúp cho việc chỉ đạo thực hiện công tác KĐCLGD ngày càng đi vào chiều sâu, có chất lượng hơn trong đó có hoạt động tự đánh giá.

2.4.2.2. Thực trạng về xây dựng và triển khai hệ thống văn bản chỉ đạo * Thực trạng về xây dựng và triển khai hệ thống văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT

Kết quả điều tra 16 lãnh đạo, chuyên viên phụ trách KT&QLCLGD của 08 phòng GD&ĐT các huyện, thị xã trong tỉnh về các nội dung xây dựng, ban hành các văn bản triển khai thực hiện thực hiện công tác KĐCLGD, hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

động tự đánh giá và công tác chỉ đạo của phòng KT&QLCLGD Sở GD&ĐT, từ đó tính điểm trung bình: X = N N N N1 2 2 3 3  

(*), kết quả như sau:

Bảng 2.11a: Kết quả điều tra thực trạng về xây dựng, ban hành văn bản và công tác chỉ đạo của phòng KT&QLCLGD Sở GD&ĐT

Nội dung Mức độ Điểm

TB

Thứ bậc

Tốt Khá TB Yếu 1.1. Hệ thống các văn bản chỉ đạo về thực hiện

công tác kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD), tự đánh giá, đã làm rõ được mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động tự đánh giá.

14 2 0 0 2,88 1

1.2. Nội dung văn bản chỉ đạo sát với thực tiễn,

tính kế hoạch cao. 12 4 0 0 2,75 2

1.3. Tính khả thi của văn bản khi cơ sở triển khai. 9 7 0 0 2,56 3

1.7. Công tác chỉ đạo 9 5 2 0 2,44 4

- Xây dựng kế hoạch cụ thể, nhất quán. 13 3 0 0 2,81 4.1 - Hệ thống văn bản hướng dẫn chuyên môn kịp

thời, phù hợp. 12 3 0 0 2,63 4.2

- Chỉ đạo kiên quyết, có nền nếp; có trọng tâm,

trọng điểm. 9 5 2 0 2,44 4.3

- Kiểm tra sâu sát, điều chỉnh kịp thời. 7 7 2 0 2,31 4.4 Qua kết quả khảo sát thực trạng ở bảng 2.11a, chúng tôi có một số nhận xét sau:

- Văn bản chỉ đạo của Sở (phòng KT&QLCLGD) là sự cụ thể hoá đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về thực hiện KĐCLGD, hoạt động tự đánh giá để chỉ đạo thực hiện ở địa phương. Chất lượng văn bản đã làm rõ được mục tiêu cần nâng cao chất lượng trong việc tự đánh giá, với điểm trung bình 2,88 xếp thứ bậc 1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Về tính kế hoạch, mức độ khả thi của nội dung trong văn bản chỉ đạo khi triển khai tại các cơ sở giáo dục được đánh giá ở mức độ tốt khá cao, lần lượt xếp thứ bậc 2, 3. Do nhiều nguyên nhân, trong đó có công việc còn khá mới mẻ, việc bao quát công việc của cán bộ, chuyên viên Sở GD&ĐT còn hạn chế nên một số công việc định ra chưa kịp thời hoặc thời gian để thực hiện quá gấp nên không khả thi, kết quả thực hiện chất lượng chưa cao.

- Về công tác chỉ đạo, với kết quả khảo sát điểm trung bình 2,44 điểm, xếp thứ 4, phản ánh một thực tế, công tác chỉ đạo việc thực hiện tự đánh giá đã từng bước đi vào nền nếp, hướng dẫn cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc, kịp thời các văn bản của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên công tác kiểm tra thực hiện được đánh giá chưa cao, thực tế thời gian đầu tư cho hoạt động kiểm tra của phòng KT&QLCLGD đối với các phòng GD&ĐT, các trường THCS còn ít, trong mỗi năm học chỉ thực hiện được 1 đến 2 đợt kiểm tra. Đối chiếu với lý luận về khoa học quản lý, cho thấy việc kiểm tra hoạt động của cấp dưới nhằm kiểm tra các quyết định, kế hoạch của cấp trên ban hành xem có tính khả thi hay không để kịp thời điều chỉnh có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong quản lý. Như vậy việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra để thực hiện đầy đủ chức năng quản lý đối với phòng KT&QLCLGD Sở GD&ĐT là hết sức cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý việc thực hiện tự đánh giá.

* Thực trạng về xây dựng và triển khai hệ thống văn bản chỉ đạo của phòng GD&ĐT các huyện, thị xã

Kết quả điều tra 32 lãnh đạo trường THCS của 08 phòng GD&ĐT trên địa bàn tỉnh về các nội dung liên quan đến xây dựng, ban hành văn bản và công tác chỉ đạo của phòng GD&ĐT đối với trường THCS. Tính điểm trung bình theo công thức (*), kết quả như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.11b: Kết quả điều tra thực trạng về xây dựng, ban hành văn bản và công tác chỉ đạo của các phòng GD&ĐT

Nội dung Mức độ Điểm

TB

Thứ bậc

Tốt Khá TB Yếu 1. 1. Hệ thống các văn bản chỉ đạo về thực hiện

công tác kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD), tự đánh giá, đã làm rõ được mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động tự đánh giá.

28 4 0 0 2,88 1

1.2. Nội dung văn bản chỉ đạo sát với thực tiễn,

tính kế hoạch cao. 21 10 1 0 2,63 3

1.3. Tính khả thi của văn bản khi cơ sở triển khai. 13 18 0 0 2,34 4

1.7. Công tác chỉ đạo: 27 5 0 0 2,84 2

- Xây dựng kế hoạch cụ thể, nhất quán. 27 5 0 0 2,84 2.1

- Hệ thống văn bản hướng dẫn chuyên môn kịp

thời, phù hợp 23 8 0 0 2,66 2.3

- Chỉ đạo kiên quyết, có nền nếp; có trọng tâm,

trọng điểm. 24 8 0 0 2,75 2.2

- Kiểm tra sâu sát, điều chỉnh kịp thời. 20 10 1 0 2,53 2.4

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.11b, chúng tôi có nhận xét như sau:

- Văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT sau khi ban hành được phòng GD&ĐT nghiên cứu triển khai đến các nhà trường. Số lượng các văn bản đến các trường được đảm bảo đầy đủ như khi tỉnh triển khai về các huyện.

- Về nội dung, tính kế hoạch của văn bản với 1/32 ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình và xếp thứ bậc 3 thấp hơn thứ bậc của cùng nội dung trong bảng 2.11a (xếp thứ 2).

- Về tính khả thi của văn bản xếp thứ 4 thấp hơn thứ bậc so với thứ bậc cùng nội dung điều tra trong bảng 2.11a (xếp thứ 3), điều này cho thấy văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bản hướng dẫn của các phòng GD&ĐT còn máy móc chưa có sự vận dụng phù hợp với thực tiễn địa phương.

Như vậy để nâng cao hiệu quả văn bản chỉ đạo từ Sở đến các nhà trường thì trong công tác quản lý chỉ đạo cần phải thực hiện:

+ Phát hành văn bản của cấp trên đầy đủ, kịp thời đến các nhà trường; + Nghiên cứu soạn thảo văn bản chỉ đạo có nội dung chính xác, dùng từ ngữ thông dụng, dễ hiểu, định hướng thực hiện phù hợp với thực tế địa phương;

+ Có hình thức tổ chức triển khai và kiểm tra điều chỉnh thường xuyên trong quản lý triển khai văn bản.

+ Kết quả khảo sát về công tác chỉ đạo, nội dung kiểm tra sâu sát, điều chỉnh kịp thời có 1/32 ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình, như vậy các phòng GD&ĐT chưa làm tốt việc thanh tra, kiểm tra. Trong thời gian tiếp theo cần có sự điều chỉnh kịp thời.

Vấn đề đặt ra để làm tốt việc thực hiện hoạt động tự đánh giá trường THCS thì hệ thống văn bản và công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện phải thông suốt, nhất quán từ Sở GD&ĐT đến các nhà trường.

2.4.2.3. Thực trạng về tổ chức tập huấn, hội thảo về công tác KĐCLGD

Thực hiện điều tra với đối tượng:

+ 16 cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT về thực trạng tổ chức tập huấn chuyên môn, bối dưỡng chuyên môn KĐCLGD, tự đánh giá do Sở GD&ĐT tổ chức.

+ 32 Hiệu trưởng trường THCS về thực trạng tổ chức tập huấn chuyên môn, bối dưỡng chuyên môn KĐCLGD, tự đánh giá do phòng GD&ĐT tổ chức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.12a: Kết quả điều tra thực trạng về tổ chức tập huấn, hội thảo về công tác KĐCLGD của Sở GD&ĐT

Nội dung Mức độ

Tốt Khá TB Yếu 1. 4. Chất lượng các hội nghị tập huấn, hội thảo đảm bảo

tính cần thiết và đáp ứng thực tiễn triển khai công tác tự đánh giá ở cơ sở.

12 4 0 0

1.6. Bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, chuyên viên phụ

trách công tác KĐCLGD ở phòng GD&ĐT. 10 6 0 0

Bảng 2.12b: Kết quả điều tra thực trạng về tổ chức tập huấn, hội thảo về công tác KĐCLGD của các phòng GD&ĐT

Nội dung Mức độ

Tốt Khá TB Yếu 1. 4. Chất lượng các hội nghị tập huấn, hội thảo đảm bảo

tính cần thiết và đáp ứng thực tiễn triển khai công tác tự đánh giá ở cơ sở.

14 14 3 0

1.6. Bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo

viên các nhà trường phụ trách công tác KĐCLGD. 12 15 4 0 Từ kết quả điều tra như trên chúng tôi có nhận xét:

Công tác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn của Sở GD&ĐT đáp ứng được yêu cầu công việc với 100% ý kiến đánh giá tốt và khá.

Đối với các phòng GD&ĐT còn có ý kiến đánh giá mức trung bình, điều này chứng tỏ chất lượng công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về KĐCLGD, hoạt động tự đánh giá, vẫn còn hạn chế. Để nâng cao chất lượng hoạt động tự đánh giá, công tác KĐCLGD trong thời gian tới cần khắc phục điểm hạn chế này với các hình thức tổ chức linh hoạt, phong phú về nội dung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4.2.4. Thực trạng về kết quả thực hiện KĐCLGD

Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện công tác KĐCLGD của Hiệu trưởng trường THCS, qua khảo sát 16 cán bộ quản lý phòng GD&ĐT và 32 Hiệu trưởng trường THCS, tính điểm trung bình các nội dung như sau:

Bảng 2.13: Kết quả điều tra thực trạng thực hiện KĐCLGD Nội dung CBQL phòng Hiệu trưởng Tổng hợp

Điểm Thứ Đ iểm Thứ Điểm Thứ 2.1. Triển khai hoạt động tự đánh giá của

nhà trường theo các văn bản quy định,

hướng dẫn của ngành. 2,38 1 2,69 1 2,58 1

2.2. Thành lập Hội đồng tự đánh giá đúng

thành phần, phân công nhiệm vụ hợp lý. 2,31 2 2,66 2 2,54 2

2.3. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế

hoạch tự đánh giá. 2,00 3 2,13 3 2,08 3

Từ kết quả khảo sát thực trạng ở bảng 2.13, chúng tôi có nhận xét:

- Nội dung thứ nhất có điểm trung bình 2,58 điểm, xếp thứ 1, cho thấy hiệu trưởng THCS triển khai hoạt động tự đánh giá của nhà trường theo văn bản quy định. Phần lớn hiệu trưởng các nhà trường thực hiện khá tốt, 32/32

(chiếm 100%) ý kiến đánh giá khá và tốt. Tuy nhiên, hiệu trưởng tự đánh giá

có phần cao hơn đánh giá của cán bộ quản lý phòng GD&ĐT (2,69 điểm so

với 2,38 điểm), điều đó cho thấy yêu cầu phòng GD&ĐT đặt ra cho Hiệu

trưởng THCS đỏi hỏi ở mức độ cao hơn kết quả Hiệu trưởng thực hiện được. - Đánh giá về việc Thành lập Hội đồng tự đánh giá đúng, đủ thành phần, phân công nhiệm vụ hợp lý: Hiệu trưởng các nhà trường thực hiện khá tốt, với 2,54 điểm, xếp thứ 2, ở đây cán bộ quản lý phòng GD&ĐT cơ bản cùng

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 52 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)