Quy trình tự đánh giá trường THCS

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 33 - 105)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.3. Quy trình tự đánh giá trường THCS

Quy trình tự đánh giá của trường THCS, gồm các bước sau: - Thành lập Hội đồng tự đánh giá.

- Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá. - Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.

- Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng. - Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.

- Viết báo cáo tự đánh giá. - Công bố báo cáo tự đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.4.4. Vai trò của nhà trường và phòng chức năng trong việc chỉ đạo thực hiện hoạt động tự đánh giá ở trường THCS

Nội dung quản lý của hiệu trưởng trong tổ chức, thực hiện hoạt động tự đánh giá là tập trung quản lý, chỉ đạo thực hiện các công việc: Thành lập Hội đồng tự đánh giá, xây dựng và thực hiện kế hoạch tự đánh giá, lập báo cáo tự đánh giá, theo tiêu chuẩn đánh giá do Bộ GD&ĐT ban hành, từ kết quả tự đánh giá xác định kế hoạch cải tiến chất lượng để khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý trường học, hiệu quả giáo dục.

Phòng KT&QLCLGD là phòng chức năng của Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo công tác KĐCLGD các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh theo các văn bản quy định và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Nếu xét trên phạm vi lớn (cấp tỉnh) trong quá trình quản lý hoạt động tự đánh giá trường THCS thì phòng chức năng (Phòng KT&QLCLGD) giữ vai trò chủ thể và nhà trường THCS cụ thể giữ vai trò khách thể (đối tượng quản ). Tuy nhiên, nếu xét trong phạm vi hẹp (một trường THCS cụ thể) khi đơn vị thực hiện hoạt động tự đánh giá, bản thân nó chứa đựng quá trình quản lý hoạt động tự đánh giá với hoạt động quản lý của Hiệu trưởng đóng vai trò chủ thể, hoạt động của các thành viên Hội đồng tự đánh giá, cán bộ giáo viên đóng vai trò khách thể.

Phòng chức năng chỉ đạo thực hiện các nội dung công việc sau:

- Thành lập Hội đồng tự đánh giá, lập kế hoạch tự đánh giá, xây dựng Báo cáo tự đánh giá.

- Đăng ký kiểm định chất lượng.

- Bồi dưỡng năng lực tự đánh giá cho cán bộ tham gia tự đánh giá của nhà trường theo quy trình kiểm định.

- Cử chuyên gia hỗ trợ cơ sở làm tốt công tác tự đánh giá.

- Thành lập đoàn đánh giá ngoài thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục của các nhà trường đủ điều kiện và đăng ký kiểm định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, vai trò của phòng chức năng trong quá trình quản lý hoạt động tự đánh giá có tính chỉ đạo, hướng đích, vai trò của nhà trường có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả của hoạt động tự đánh giá.

1.5. Kinh nghiệm KĐCLGD ở một số quốc gia

1.5.1. Đan Mạch

Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Đánh giá giáo dục đại học được chính phủ Đan Mạch thành lập và hoạt động từ năm 1992. Việc thành lập trung tâm đánh giá là để phát triển một khung làm việc công bằng, đáng tin cậy và có hệ thống để đánh giá các chương trình giáo dục. Trung tâm được Bộ Giáo dục tài trợ. Về nguyên tắc trung tâm là cơ quan độc lập với Bộ Giáo dục cũng như các trường, cơ sở đào tạo.

Trung tâm được giao nhiệm vụ:

- Đề xuất các quá trình đánh giá giáo dục.

- Phát triển các phương pháp phù hợp để đánh giá các chương trình. - Cổ vũ và khuyến khích các cơ sở đào tạo trong các lĩnh vực liên quan đến chất lượng và đánh giá.

- Biên soạn những kinh nghiệm trong nước và quốc tế về đánh giá hệ thống giáo dục và phát triển chất lượng.

Với tư cách là cơ quan độc lập, trung tâm đánh giá phải tìm ra sự cân đối phù hợp giữa mục đích: tự chịu trách nhiệm và cải tiến chất lượng. Việc đánh giá phải thể hiện được: tính vô tư, uy tín, thẩm quyền, toàn diện, minh bạch và nhất quán.

Nhìn chung một đợt đánh giá gồm 5 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Tổ chức, lập kế hoạch đánh giá. - Giai đoạn 2: Tự đánh giá.

- Giai đoạn 3: Điều tra, khảo sát. - Gia đoạn 4: Thăm trường. - Giai đoạn 5: Báo cáo tổng kết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các lĩnh vực cần đánh giá gồm: Mục tiêu của các chương trình học tập, tình hình cụ thể của trường (nguồn tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, cấu trúc của chương trình học tập, chương trình, phương pháp giảng dạy,

kiểm tra đánh giá sinh viên).

1.5.2. Thái Lan

Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan được xem là quốc gia sớm quan tâm đến đảm bảo chất lượng và chú trọng xây dựng các chính sách, cơ chế để duy trì công tác đảm bảo chất lượng. Hiện nay, Thái Lan đã xây dựng được mô hình rõ nét cho việc triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng đại học trên toàn quốc, trong đó chia thành 2 lĩnh vực độc lập nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau là đảm bảo chất lượng bên trong (IQA) do Bộ các vấn đề đại học (MUA) quản lý và đảm bảo chất lượng bên ngoài (EQA) do Cục tiêu chuẩn giáo dục và đánh giá chất lượng quốc gia (ONESQA) quản lý. Hai lĩnh vực này hoạt động theo quy trình và kế hoạch riêng nhưng đều hướng đến mục đích chung là duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo đại học.

Bộ Giáo dục và Thanh niên Thái Lan đưa ra 9 lĩnh vực trong đó có 26 tiêu chí được dùng để đánh giá chất lượng giáo dục đại học Thái Lan. Các trường đại học ở Thái Lan dùng những tiêu chí này để tự đánh giá các hoạt động của nhà trường, đồng thời thiết lập kế hoạch để đảm bảo chất lượng đào tạo của trường mình, 9 lĩnh vực đó là:

- Sứ mệnh, mục tiêu, kế hoạch. - Giảng dạy và học tập.

- Các hoạt động vui chơi giải trí của sinh viên. - Nghiên cứu.

- Dịch vụ giáo dục phục vụ xã hội. - Giữ gìn văn hóa và nghệ thuật. - Quản lý hành chính.

- Ngân sách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết luận chƣơng 1

1. Chất lượng giáo dục là có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà trường, trong đó có trường THCS, là mục tiêu phấn đấu không mệt mỏi của thầy và trò.

2. KĐCLGD là con đường có hiệu quả trong việc tạo động lực cho các trường học đảm bảo chất lượng giáo dục của chính mình. KĐCLGD không chỉ xác định cho các trường định hướng chất lượng mà còn chỉ rõ con đường để đạt chất lượng đó như thế nào.

3. Tự đánh giá là một khâu quan trọng và giữ vai trò then chốt của quá trình thực hiện KĐCLGD, nó liên quan đến toàn bộ công tác quản lý chất lượng giáo dục, là biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

4. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THCS là công cụ để thực hiện KĐCLGD thông qua tự đánh giá và đánh giá ngoài. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục là các chuẩn mực cần đạt của nhà trường, mỗi lĩnh vực thể hiện trong một hoặc nhiều tiêu chí. Mỗi tiêu chí lại được xác định bằng các chỉ số là sự lượng hóa các nội dung cụ thể của các lĩnh vực đó.

5. Thực hiện KĐCLGD phải triển khai các hoạt động theo quy trình được quy định bởi các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực KĐCLGD, trong đó hoạt động tự đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

2.1. Khái quát về tỉnh Bắc Kạn

2.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn

Theo các nguồn sử liệu, Bắc Kạn thời thượng cổ là phần đất của nước Xích Quỷ, sau tách thành vương quốc Thụy Đến. Khi Nhà nước Văn Lang ra đời, Bắc Kạn thuộc bộ Vũ Định. Dưới thời Bắc thuộc, đời Hán, Bắc Kạn thuộc huyện Long Biên. Đời nhà Đường, Bắc Kạn thuộc huyện Tân Xương, Châu Phong. Đời nhà Lý, Bắc Kạn thuộc các lộ: Cảm Hoá, Vĩnh Thông, Hạ Nông. Đời nhà Trần, Bắc Kạn nằm trong trấn Thái Nguyên, năm Quang Thuận thứ 10 (1496), Bắc Kạn nằm trong phủ Thông Hoá. Đời nhà Nguyễn, Bắc Kạn nằm trong tỉnh Thái Nguyên về cơ bản vẫn thuộc phủ Thông Hoá.

Thực dân Pháp xâm lược, sau khi đánh chiếm và đặt bộ máy cai trị trên địa phận tỉnh Thái Nguyên, chúng đã nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính. Năm 1916, theo nghị định của Thống sứ Bắc Kỳ tách một số tổng của châu Bạch Thông, Chợ Rã và tổng Định Biên Thượng của châu Định Hoá tỉnh Thái Nguyên lập thành châu Chợ Đồn. Vào thời gian đó, tỉnh Bắc Kạn có 5 châu, 20 tổng và 103 xã.

Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh giành độc lập. Trong quá trình vận động cách mạng, tỉnh Bắc Kạn đã vinh dự là một trong những tỉnh nằm trong khu giải phóng Việt Bắc, là nơi "Nước Việt Nam mới phôi thai". Khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Bắc Kạn là thị xã đầu tiên trong cả nước được giải phóng.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thị xã Bắc Kạn được mệnh danh là "Thủ đô kháng chiến", là nơi được Trung ương Đảng chọn xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dựng thành khu an toàn (ATK). Năm 1950, Bắc Kạn được Chính phủ tặng Huân chương Kháng chiến hạng Ba, được vinh dự giữ Cờ luân lưu "Đơn vị có

phong trào thi đua khá nhất" do Hồ Chủ tịch trao tặng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn lập nhiều chiến công xuất sắc, ngày 02/10/2000, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn, 5 huyện, thị xã Bắc Kạn và 17 xã trong tỉnh.

Ngày 21/4/1965, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước CHXHCN Việt Nam) ra Quyết định số 103/NĐ-TVQH thành lập tỉnh Bắc Thái trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Ngày 29/12/1978, kỳ họp Quốc hội thứ tư khoá VI đã quyết định phân địa giới Bắc Thái và Cao Bằng, tách 2 huyện Ngân Sơn và Chợ Rã của tỉnh Bắc Thái nhập vào tỉnh Cao Bằng.

Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân các dân tộc và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngày 06/11/1996, Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ X đã phê chuẩn việc chia lại địa giới hành chính của một số tỉnh. Trong đó, tỉnh Bắc Thái được chia thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.

Ngày 01/01/1997, tỉnh Bắc Kạn chính thức được tái lập. Các huyện Ngân Sơn, Ba Bể (Chợ Rã) tái nhập lại vào tỉnh Bắc Kạn. Tháng 8 năm 1998, thành lập thêm huyện Chợ Mới trên cơ sở tách từ phần đất phía Nam huyện Bạch Thông. Ngày 28/5/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2003/NĐ-CP về việc thành lập huyện Pác Nặm trên cơ sở tách huyện Ba Bể. Như vậy, trải qua không ít những thay đổi về địa dư hành chính, hiện nay, tỉnh Bắc Kạn được chia làm 8 đơn vị hành chính bao gồm 7 huyện (Bạch Thông, Chợ Đồn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chợ Mới, Ba Bể, Ngân Sơn, Na Rì, Pác Nặm) và thị xã Bắc Kạn với 122 xã,

phường, thị trấn trong đó có 62 xã đặc biệt khó khăn. Tổng diện tích là 4857,21 km2, dân số hiện nay gần 30 vạn người gồm các dân tộc: Tày, Kinh, Dao, Nùng, Sán Chay, H’Mông, Hoa… trong đó dân tộc Tày chiếm đa số.

Phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng vẻ vang, trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Bắc Kạn đã không ngừng phấn đấu vươn lên khắc phục khó khăn, giành được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội: Tất cả các thị trấn huyện lỵ, thị xã tỉnh lỵ và nhiều xã được phủ sóng điện thoại di động; 80% số xã có điểm bưu điện văn hoá; 83,7% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia. Đời sống của đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện và nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm 6%, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 tăng gấp 6 lần so với năm 1997.

2.1.2. Khái quát về GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn

2.1.2.1. Quá trình phát triển GD&ĐT

Từ sau khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Bắc Kạn đã có sự phát triển vượt bậc:

- Qui mô giáo dục không ngừng tăng lên, đến nay các chỉ tiêu về số lượng, cơ cấu các bậc học đều đạt mức độ tương đối cao. Tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học năm 1998, hoàn thành phổ cập giáo dục THCS tháng 12 năm 2005, hiện đang triển khai thực hiện phổ cập giáo dục THPT.

- Tỷ lệ huy động học sinh đến trường năm học 2010 - 2011: + Nhà trẻ (30,52%);

+ Mẫu giáo (96,49%); + Tiểu học (99,66%); + THCS (98,04%); + THPT (82,11%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Toàn tỉnh có 66 658 học sinh từ mầm non đến THPT.

- Mạng lưới trường lớp phát triển nhanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc trong tỉnh, kể cả ở những vùng xa xôi, khó khăn. Đến năm học 2010 - 2011, toàn tỉnh có 116 trường Mầm non, 110 trường TH, 20 trường TH&THCS, 77 trường THCS và 10 trường THPT, 05 trường THCS&THPT, 06 Trung tâm GDTX, 01 Trung tâm KTTH - HN, 01 Trung tâm Giáo dục trẻ em khuyết tật, 01 Công ty cổ phần Sách - Thiết bị trường học. Bình quân mỗi xã, phường có 0,95 trường mầm non; 0,90 trường tiểu học; 0,76 trường (THCS, TH&THCS); mỗi huyện có 1,90 trường THPT và THCS&THPT. Toàn tỉnh có 05 trường PTDTNT cấp huyện (thuộc cấp THCS); 01 trường PTDTNT tỉnh (thuộc cấp THPT) là các trường dành riêng cho con em các đồng bào dân tộc thiểu số, tạo nguồn cán bộ địa phương. Do đặc thù một tỉnh miền núi, mật độ dân cư thưa thớt, nên vẫn còn tồn tại các loại hình trường ghép liên cấp: trường mầm non cho nhà trẻ và mẫu giáo; trường TH&THCS cho học sinh tiểu học và THCS; trường THCS&THPT cho học sinh THCS và THPT.

- Những yếu tố tác động có tính quyết định đến chất lượng giáo dục như: Đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường, công tác quản lý giáo dục,... được từng bước tăng cường và phát triển tạo tiền đề quan trọng cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của địa phương.

Bên cạnh đó vẫn còn một số bất cập:

- Hình thức đào tạo các loại hình trường lớp chưa đa dạng (toàn tỉnh có

01 trường THPT Dân lập, chưa có trường TH, THCS ngoài công lập).

- Mặc dù công tác xã hội hoá giáo dục đã có sự chuyển biến, các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quan tâm nhiều hơn đến giáo dục nhưng do đời sống của nhân dân còn nghèo, trình độ dân trí còn hạn chế,... là những

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 33 - 105)