Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa của hoạt động tự

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 67 - 105)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa của hoạt động tự

đánh giá cho cán bộ quản lý và giáo viên

Thực tế cho thấy mọi hoạt động thành công đều bắt nguồn từ nhận thức, trong công tác tự đánh giá cũng vậy, muốn đạt được kết quả, hiệu quả đòi hỏi cán bộ quản lý, giáo viên phải hiểu biết và tham gia một cách tích cực, thiết thực và cụ thể. Thực tế triển khai công tác KĐCLGD của Sở GD&ĐT Bắc Kạn nói chung và công tác tự đánh giá nói riêng cần phải tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp, giáo viên về hoạt động tự đánh giá một cách sâu rộng.

*. Mục tiêu của biện pháp:

- Làm cho cán bộ quản lý các cấp và đội ngũ nhà giáo nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của công tác tự đánh giá đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục trong đó có công tác quản lý trường học.

- Làm cho mọi người xác định rõ hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu từ đó đề xuất các biện pháp cải tiến chất lượng phù hợp, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường hỗ trợ các nguồn lực để thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động giáo dục.

- Làm cho cán bộ quản lý, giáo viên nhận thức sâu sắc rằng chất lượng là yếu tố sống còn của các nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

*. Nội dung và cách thực hiện

Để nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý các cấp, giáo viên về ý nghĩa, vai trò của công tác tự đánh giá cần phải tiến hành các biện pháp sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ quản lý của Sở, Phòng, các trường THCS về vị trí vai trò, mục đích, nhiệm vụ của công tác KĐCLGD, hoạt động tự đánh giá và trách nhiệm, quyền hạn của các nhà trường trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Giao cán bộ quản lý trường THCS thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên trong đơn vị thông qua sinh hoạt chuyên môn.

- Khuyến khích, cung cấp tài liệu về KĐCLGD, hoạt động tự đánh giá để cán bộ quản lý, giáo viên nghiên cứu tài liệu để bổ sung nhận thức.

3.2.2. Bồi dƣỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

*. Mục tiêu của biện pháp:

Bồi dưỡng năng lực và sử dụng tốt đội ngũ cán bộ quản lý là giải pháp có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tự đánh giá trường THCS.

Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý là nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xử lý, ban hành văn bản; nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra chuyên môn các cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý; năng lực quản lý tổ, nhóm chuyên môn, công tác chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch giáo dục của Hiệu trưởng THCS.

Trong bồi dưỡng cũng như trong sử dụng, phải quán triệt vừa phát huy trách nhiệm, vừa đảm bảo và tạo điều kiện về quyền lợi, sử dụng đi liền với đãi ngộ, yêu cầu đi đôi với đáp ứng nhu cầu. Sự nghiệp đổi mới giáo dục đòi hỏi một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, năng lực, sáng tạo, có tinh thần, trách nhiệm; đội ngũ giáo viên có tâm huyết và năng lực. Chuẩn hoá là một yêu cầu, song năng lực thực tiễn là yêu cầu cao nhất, sử dụng hợp lý và hiệu quả có tính đến các yêu tố xã hội là yêu cầu sử dụng hiệu quả nhất.

*. Nội dung và cách thực hiện:

- Tiếp tục chỉ đạo các phòng GD&ĐT làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá trình độ nghiệp vụ, năng lực quản lý của cán bộ phòng GD&ĐT, hiệu trưởng THCS làm cơ sở đề xuất việc bồi dưỡng, và bố trí sử dụng cán bộ hợp lý để hiệu quả thực hiện công việc.

+ Cử cán bộ quản lý phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường THCS tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý,... tại các cơ sở bồi dưỡng quản lý giáo dục, tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý ngắn hạn, tạo điều kiện cho 100% đội ngũ cán bộ quản lý đều được học tập, bồi dưỡng.

+ Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề để rút ra những kinh nghiệm bổ ích, thiết thực trong công tác quản lý giúp cho đội ngũ hiệu trưởng trên địa bàn có được những kinh nghiệm tốt, phù hợp trong quản lý nhà trường.

+ Tăng cường tổ chức tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà trường trong tỉnh. Học tập mô hình quản lý tiên tiến trong và ngoài tỉnh.

- Chỉ đạo xây dựng phong trào tự học tập, tự bồi dưỡng, coi đây là mũi nhọn chiến lược để nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý. Đồng thời cũng cần xây dựng cơ chế, chính sách động viên kịp thời, thoả đáng (về vật chất, tinh thần) cho những cá nhân, tập thể thực hiện tốt. Đây là một hình thức bồi dưỡng quan trọng, khai thác đúng sẽ đem lại hiệu quả tốt.

3.2.3. Tổ chức tập huấn kỹ thuật tự đánh giá

Để các nhà trường thực hiện tốt công tác tự đánh giá thì cán bộ quản lý, giáo viên ngoài nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tự đánh giá cũng cần được cung cấp kỹ năng về thực hiện quy trình tự đánh giá. Công việc này đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên cùng với việc đảm bảo nguồn tài liệu, đội ngũ báo cáo viên, phương tiện và kinh phí thực hiện.

*. Mục tiêu của biện pháp:

- Cung cấp cho cán bộ quản lý, giáo viên các quan điểm, chiến lược phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước, quy chế của Bộ GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Cung cấp nội dung về đổi mới quản lý giáo dục, quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng.

- Bồi dưỡng kỹ thuật thực hiện tự đánh giá.

*. Nội dung và cách thực hiện:

- Xây dựng đội ngũ báo cáo viên về hoạt động tự đánh giá. - Lập kế hoạch, chuẩn bị tài liệu đủ số lượng theo kế hoạch. - Tổ chức tập huấn kỹ thuật tự đánh giá theo năm học.

3.2.4. Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục đề ra trong Báo cáo tự đánh giá ra trong Báo cáo tự đánh giá

*. Mục tiêu của biện pháp

- Thông qua tự đánh giá, các nhà trường trên cơ sở so sánh hiện trạng đơn vị với tiêu chuẩn đánh giá, từ đó xác định điểm mạnh để tiếp tục phát huy, nhân rộng và chỉ ra điểm yếu để có hướng khắc phục qua việc xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng.

- Mục tiêu đặt ra ở đây là chỉ đạo thực hiện có hiệu quả kế hoạch cải tiến chất lượng để góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý và chất lượng giáo dục của trường THCS.

*. Nội dung và cách thực hiện:

- Chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng cụ thể, có tính khả thi, trong đó chỉ rõ: Những vấn đề cần khắc phục, thứ tự ưu tiên, thời gian thực hiện, thời hạn hoàn thành, các nguồn lực hỗ trợ để thực hiện.

- Chỉ đạo các phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của các nhà trường thuộc phạm vi quản lý. Kết thúc mỗi học kỳ, năm học có đánh giá kết quả đạt được, rút kinh nghiệm cụ thể.

3.2.5. Kiểm tra, giám sát hoạt động tự đánh giá, tổng kết và phổ biến kinh nghiệm biến kinh nghiệm

Kiểm tra là chức năng thiết yếu của quản lý, là đo lường việc thực hiện kế hoạch, trên cơ sở xem xét thực tế, đưa ra tư vấn cho người thực hiện, tổ chức điều chỉnh, thúc đẩy làm cho kế hoạch được thực hiện đúng mục tiêu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Kiểm tra gắn bó chặt chẽ với quá trình chỉ đạo, từ khâu lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch đến khi kết thúc. Kiểm tra vừa là công đoạn kết thúc của một chu trình quản lý, lại vừa là công đoạn phát hiện điều chỉnh những hạn chế phát sinh trong quá trình thực hiện.

- Kết thúc kiểm tra có tổng kết, đánh giá, phổ biến kinh nghiệm.

*. Mục tiêu của biện pháp:

- Kiểm tra, giám sát quá trình chỉ đạo của phòng GD&ĐT, kết quả thực hiện hoạt động tự đánh giá của các nhà trường.

- Căn cứ kết quả kiểm tra, giám sát từ đó tư vấn, phổ biến kinh nghiệm, thúc đẩy việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động tự đánh giá của các trường THCS, đồng thời điều chỉnh hoạt động chỉ đạo của phòng KT&QLCLGD, phòng GD&ĐT.

*. Nội dung và cách thực hiện:

- Chỉ đạo và hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của các phòng GD&ĐT đối với các nhà trường trong năm học.

- Phòng KT&QLCLGD trực tiếp kiểm tra hoạt động chỉ đạo chuyên môn của các phòng GD&ĐT, với các nội dung trọng tâm:

+ Kiểm tra văn bản chỉ đạo, kế hoạch chuyên môn và hồ sơ kiểm tra của các phòng GD&ĐT đối với trường THCS về hoạt động tự đánh giá.

+ Kiểm tra các nhà trường THCS trong việc chỉ đạo thực hiện tự đánh giá: Thành lập/kiện toàn Hội đồng tự đánh giá, Kế hoạch tự đánh giá, tiến độ thực hiện, hồ sơ và chất lượng hồ sơ tự đánh giá,...

Căn cứ vào tính chất công việc chuyên môn, đặc thù địa phương, biện pháp thực hiện như sau:

+ Giao trách nhiệm cho chuyên viên phụ trách công tác KĐCLGD theo dõi và xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất về công tác chỉ đạo của phòng GD&ĐT theo kế hoạch năm học.

+ Nâng cao chất lượng kiểm tra, đa dạng hoá hình thức kiểm tra, kiểm tra đi liền với đánh giá, tư vấn, thúc đẩy, điều chỉnh hoạt động chỉ đạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tổ chức giao ban định kỳ hàng quí với thành phần tham dự là lãnh đạo các phòng GD&ĐT; lãnh đạo, chuyên viên phòng KT&QLCLGD. Nội dung tập trung vào việc triển khai, kiểm điểm và điều chỉnh hoạt động chỉ đạo của các phòng GD&ĐT, phòng KT&QLCLGD hoạt động tự đánh giá.

+ Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện tự đánh giá và phổ biến những kinh nghiệm về tự đánh giá.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Các biện pháp đề xuất có tính độc lập tương đối với nhau, đồng thời có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Khi triển khai cần thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất các biện pháp, tập trung vào các nội dung:

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ý nghĩa của hoạt động tự đánh giá cho cán bộ quản lý các cấp và giáo viên.

2. Bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. 3. Tổ chức tập huấn kỹ thuật tự đánh giá.

4. Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục đề ra trong Báo cáo tự đánh giá.

5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động tự đánh giá , tổng kết và phổ biến kinh nghiệm.

Trong đó chú trọng thực hiện tốt các biện pháp có tính trọng tâm:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ý nghĩa của hoạt động tự đánh giá cho cán bộ quản lý các cấp và giáo viên.

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. - Tổ chức tập huấn kỹ thuật tự đánh giá.

3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Tìm hiểu sự đánh giá của các chuyên gia về mức độ cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp mà luận văn đề xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.4.2. Đối tượng và nội dung khảo nghiệm

- Đối tượng khảo nghiệm: Các chuyên gia là lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT; Hiệu trưởng trường THCS.

- Nội dung khảo nghiệm: Các biện pháp đề xuất để nâng cao chất lượng, hiệu quả chỉ đạo hoạt động tự đánh giá trường THCS.

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm

Điều tra bằng phiếu hỏi.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Tiến hành khảo nghiệm với 52 chuyên gia là cán bộ quản lý giáo dục các cấp tham gia chỉ đạo thực hiện công tác KĐCLGD, hoạt động tự đánh giá (04 lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT; 16 cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT và 32 Hiệu trưởng trường THCS của 8 phòng GD&ĐT huyện, thị ), kết quả như sau:

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Tên biện pháp Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất tán thành Tán thành Không tán thành Rất tán thành Tán thành Không tán thành 1. Tuyên truyền, nâng cao nhận

thức về ý nghĩa của hoạt động tự đánh giá cho cán bộ quản lý các cấp và giáo viên.

80,77 19,23 0 80,77 19,23 0

2. Bồi dưỡng nâng cao năng lực

đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. 79,17 20,83 0 76,92 23,08 0 3. Tổ chức tập huấn kỹ thuật tự đánh

giá. 77,08 22,92 0 75,00 25,00 0

4. Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục đề ra trong Báo cáo tự đánh giá.

75,00 25,00 0 71,15 28,85 0 5. Kiểm tra , giám sát việc thực

hiện hoạt động tự đánh giá , tổng kết và phổ biến kinh nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ kết quả trên cho thấy các biện pháp đề xuất là phù hợp với thực tiễn của tỉnh Bắc Kạn với 100% ý kiến tán thành. Về tính khả thi của các biện pháp 100% ý kiến tán thành, mỗi biện pháp được áp dụng có ưu thế riêng nhưng chúng có quan hệ hữu cơ, thống nhất biện chứng với nhau, thúc đẩy lẫn nhau. Vì vậy cần thiết phải có kế hoạch thực hiện ngay các biện pháp đó, góp phần thực hiện tốt hoạt động tự đánh giá trường THCS, đồng thời nâng cao chất lượng công tác quản lý và chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết luận chƣơng 3

1. Các biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động tự đánh giá được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn của các trường THCS nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

2. Các biện pháp được đề xuất đều hướng vào việc nâng cao nhận thức, năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, phương thức triển khai, cách thức kiểm tra, giám sát và thực hiện tốt kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục đề ra trong báo cáo tự đánh giá.

3. Các biện pháp được đề xuất có mối quan hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau, đòi hỏi phải vận dụng linh hoạt phù hợp với đơn vị, nhà trường.

4. Để tự đánh giá có tác dụng nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trong thực tế nhà trường cần có các điều kiện vật chất và tinh thần, có cơ chế hỗ trợ, khai thác các nguồn lực theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu thu được ở trên đây, chúng tôi rút ra được các kết luận sau đây:

1. Chất lượng giáo dục có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 67 - 105)