Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 38 - 40)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn

Theo các nguồn sử liệu, Bắc Kạn thời thượng cổ là phần đất của nước Xích Quỷ, sau tách thành vương quốc Thụy Đến. Khi Nhà nước Văn Lang ra đời, Bắc Kạn thuộc bộ Vũ Định. Dưới thời Bắc thuộc, đời Hán, Bắc Kạn thuộc huyện Long Biên. Đời nhà Đường, Bắc Kạn thuộc huyện Tân Xương, Châu Phong. Đời nhà Lý, Bắc Kạn thuộc các lộ: Cảm Hoá, Vĩnh Thông, Hạ Nông. Đời nhà Trần, Bắc Kạn nằm trong trấn Thái Nguyên, năm Quang Thuận thứ 10 (1496), Bắc Kạn nằm trong phủ Thông Hoá. Đời nhà Nguyễn, Bắc Kạn nằm trong tỉnh Thái Nguyên về cơ bản vẫn thuộc phủ Thông Hoá.

Thực dân Pháp xâm lược, sau khi đánh chiếm và đặt bộ máy cai trị trên địa phận tỉnh Thái Nguyên, chúng đã nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính. Năm 1916, theo nghị định của Thống sứ Bắc Kỳ tách một số tổng của châu Bạch Thông, Chợ Rã và tổng Định Biên Thượng của châu Định Hoá tỉnh Thái Nguyên lập thành châu Chợ Đồn. Vào thời gian đó, tỉnh Bắc Kạn có 5 châu, 20 tổng và 103 xã.

Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh giành độc lập. Trong quá trình vận động cách mạng, tỉnh Bắc Kạn đã vinh dự là một trong những tỉnh nằm trong khu giải phóng Việt Bắc, là nơi "Nước Việt Nam mới phôi thai". Khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Bắc Kạn là thị xã đầu tiên trong cả nước được giải phóng.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thị xã Bắc Kạn được mệnh danh là "Thủ đô kháng chiến", là nơi được Trung ương Đảng chọn xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dựng thành khu an toàn (ATK). Năm 1950, Bắc Kạn được Chính phủ tặng Huân chương Kháng chiến hạng Ba, được vinh dự giữ Cờ luân lưu "Đơn vị có

phong trào thi đua khá nhất" do Hồ Chủ tịch trao tặng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn lập nhiều chiến công xuất sắc, ngày 02/10/2000, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn, 5 huyện, thị xã Bắc Kạn và 17 xã trong tỉnh.

Ngày 21/4/1965, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước CHXHCN Việt Nam) ra Quyết định số 103/NĐ-TVQH thành lập tỉnh Bắc Thái trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Ngày 29/12/1978, kỳ họp Quốc hội thứ tư khoá VI đã quyết định phân địa giới Bắc Thái và Cao Bằng, tách 2 huyện Ngân Sơn và Chợ Rã của tỉnh Bắc Thái nhập vào tỉnh Cao Bằng.

Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân các dân tộc và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngày 06/11/1996, Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ X đã phê chuẩn việc chia lại địa giới hành chính của một số tỉnh. Trong đó, tỉnh Bắc Thái được chia thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.

Ngày 01/01/1997, tỉnh Bắc Kạn chính thức được tái lập. Các huyện Ngân Sơn, Ba Bể (Chợ Rã) tái nhập lại vào tỉnh Bắc Kạn. Tháng 8 năm 1998, thành lập thêm huyện Chợ Mới trên cơ sở tách từ phần đất phía Nam huyện Bạch Thông. Ngày 28/5/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2003/NĐ-CP về việc thành lập huyện Pác Nặm trên cơ sở tách huyện Ba Bể. Như vậy, trải qua không ít những thay đổi về địa dư hành chính, hiện nay, tỉnh Bắc Kạn được chia làm 8 đơn vị hành chính bao gồm 7 huyện (Bạch Thông, Chợ Đồn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chợ Mới, Ba Bể, Ngân Sơn, Na Rì, Pác Nặm) và thị xã Bắc Kạn với 122 xã,

phường, thị trấn trong đó có 62 xã đặc biệt khó khăn. Tổng diện tích là 4857,21 km2, dân số hiện nay gần 30 vạn người gồm các dân tộc: Tày, Kinh, Dao, Nùng, Sán Chay, H’Mông, Hoa… trong đó dân tộc Tày chiếm đa số.

Phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng vẻ vang, trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Bắc Kạn đã không ngừng phấn đấu vươn lên khắc phục khó khăn, giành được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội: Tất cả các thị trấn huyện lỵ, thị xã tỉnh lỵ và nhiều xã được phủ sóng điện thoại di động; 80% số xã có điểm bưu điện văn hoá; 83,7% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia. Đời sống của đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện và nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm 6%, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 tăng gấp 6 lần so với năm 1997.

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)