Kiểm tra, giám sát hoạt động tự đánh giá, tổng kết và phổ

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 70 - 72)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5.Kiểm tra, giám sát hoạt động tự đánh giá, tổng kết và phổ

biến kinh nghiệm

Kiểm tra là chức năng thiết yếu của quản lý, là đo lường việc thực hiện kế hoạch, trên cơ sở xem xét thực tế, đưa ra tư vấn cho người thực hiện, tổ chức điều chỉnh, thúc đẩy làm cho kế hoạch được thực hiện đúng mục tiêu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Kiểm tra gắn bó chặt chẽ với quá trình chỉ đạo, từ khâu lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch đến khi kết thúc. Kiểm tra vừa là công đoạn kết thúc của một chu trình quản lý, lại vừa là công đoạn phát hiện điều chỉnh những hạn chế phát sinh trong quá trình thực hiện.

- Kết thúc kiểm tra có tổng kết, đánh giá, phổ biến kinh nghiệm.

*. Mục tiêu của biện pháp:

- Kiểm tra, giám sát quá trình chỉ đạo của phòng GD&ĐT, kết quả thực hiện hoạt động tự đánh giá của các nhà trường.

- Căn cứ kết quả kiểm tra, giám sát từ đó tư vấn, phổ biến kinh nghiệm, thúc đẩy việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động tự đánh giá của các trường THCS, đồng thời điều chỉnh hoạt động chỉ đạo của phòng KT&QLCLGD, phòng GD&ĐT.

*. Nội dung và cách thực hiện:

- Chỉ đạo và hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của các phòng GD&ĐT đối với các nhà trường trong năm học.

- Phòng KT&QLCLGD trực tiếp kiểm tra hoạt động chỉ đạo chuyên môn của các phòng GD&ĐT, với các nội dung trọng tâm:

+ Kiểm tra văn bản chỉ đạo, kế hoạch chuyên môn và hồ sơ kiểm tra của các phòng GD&ĐT đối với trường THCS về hoạt động tự đánh giá.

+ Kiểm tra các nhà trường THCS trong việc chỉ đạo thực hiện tự đánh giá: Thành lập/kiện toàn Hội đồng tự đánh giá, Kế hoạch tự đánh giá, tiến độ thực hiện, hồ sơ và chất lượng hồ sơ tự đánh giá,...

Căn cứ vào tính chất công việc chuyên môn, đặc thù địa phương, biện pháp thực hiện như sau:

+ Giao trách nhiệm cho chuyên viên phụ trách công tác KĐCLGD theo dõi và xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất về công tác chỉ đạo của phòng GD&ĐT theo kế hoạch năm học.

+ Nâng cao chất lượng kiểm tra, đa dạng hoá hình thức kiểm tra, kiểm tra đi liền với đánh giá, tư vấn, thúc đẩy, điều chỉnh hoạt động chỉ đạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tổ chức giao ban định kỳ hàng quí với thành phần tham dự là lãnh đạo các phòng GD&ĐT; lãnh đạo, chuyên viên phòng KT&QLCLGD. Nội dung tập trung vào việc triển khai, kiểm điểm và điều chỉnh hoạt động chỉ đạo của các phòng GD&ĐT, phòng KT&QLCLGD hoạt động tự đánh giá.

+ Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện tự đánh giá và phổ biến những kinh nghiệm về tự đánh giá.

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 70 - 72)