Kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 30 - 105)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS

Theo Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông áp dụng đối với các trường: TH, THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (gọi

chung là cơ sở giáo dục phổ thông) thuộc loại hình công lập, tư thục trong hệ

thống giáo dục quốc dân: “Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông về mức độ đáp ứng các Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đối với từng loại cơ sở giáo

dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành” [3].

Như vậy, kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục phổ thông với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THCS ban hành kèm theo Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiêu chuẩn 1: Chiến lược phát triển của trường trung học cơ sở Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường

Tiêu chuẩn 3: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục Tiêu chuẩn 5: Tài chính và cơ sở vật chất

Tiêu chuẩn 6: Quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội Tiêu chuẩn 7: Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS là yêu cầu và điều kiện mà nhà trường phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục.

Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS là yêu cầu và điều kiện mà nhà trường cần đạt được ở nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí có 03 chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục.

Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS là yêu cầu và điều kiện mà nhà trường cần đạt được ở nội dung cụ thể của mỗi tiêu chí.

Khi đánh giá thì tiêu chí được xác định đạt khi tất cả các chỉ số của tiêu chí đều đạt; chỉ số được đánh giá đạt khi đạt tất cả các yêu cầu của chỉ số.

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THCS là cơ sở để nhà trường thực hiện tự đánh giá và cũng là cơ sở để cơ quan kiểm định chất lượng đánh giá nhà trường.

Quy trình kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông (nhà trường) gồm các bước:

1. Tự đánh giá của nhà trường.

2. Đăng ký KĐCLGD của nhà trường.

3. Đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có) nhà trường.

4. Công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp giấy chứng nhận KĐCLGD.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả kiểm định chất lượng của các nhà trường được công bố rộng rãi để xã hội theo dõi, giám sát, các nhà trường phải phấn đấu liên tục để không ngừng nâng cao chất lượng của mình.

1.4. Tự đánh giá trong quản lý chất lƣợng giáo dục

1.4.1. Ý nghĩa của hoạt động tự đánh giá

Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình KĐCLGD, là quá trình trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Mục đích tự đánh giá là tự xem xét, tự kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục và để đăng ký KĐCLGD.

Tự đánh giá thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao, là quá trình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, được giành nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của các đơn vị, cá nhân trong nhà trường, đòi hỏi tính khách quan, trung thực, công khai. Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình tự đánh giá phải dựa trên các thông tin, minh chứng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy.

1.4.2. Mục tiêu, nội dung tự đánh giá

Thông qua tự đánh giá để nhà trường THCS xác định tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác của đơn vị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thu thập, phân tích và tổng hợp các thông tin, tư liệu, số liệu thống kê

(thông tin, minh chứng) theo yêu cầu của các tiêu chuẩn, tiêu chí đề ra.

- Các thành viên của Hội đồng tự đánh giá thực hiện đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn của nhà trường.

- Viết báo cáo tự đánh giá.

- Tham khảo ý kiến của cán bộ, giáo viên và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về báo cáo tự đánh giá để bổ sung, hoàn thiện.

Nội dung tự đánh giá tập trung vào đánh giá mức độ đáp ứng của nhà trường so với tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THCS ở các góc độ, các phương diện của nhà trường THCS cụ thể về:

- Chiến lược phát triển của trường trung học cơ sở. - Tổ chức và quản lý nhà trường.

- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.

- Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục. - Tài chính và cơ sở vật chất.

- Quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội. - Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

1.4.3. Quy trình tự đánh giá trường THCS

Quy trình tự đánh giá của trường THCS, gồm các bước sau: - Thành lập Hội đồng tự đánh giá.

- Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá. - Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.

- Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng. - Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.

- Viết báo cáo tự đánh giá. - Công bố báo cáo tự đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.4.4. Vai trò của nhà trường và phòng chức năng trong việc chỉ đạo thực hiện hoạt động tự đánh giá ở trường THCS

Nội dung quản lý của hiệu trưởng trong tổ chức, thực hiện hoạt động tự đánh giá là tập trung quản lý, chỉ đạo thực hiện các công việc: Thành lập Hội đồng tự đánh giá, xây dựng và thực hiện kế hoạch tự đánh giá, lập báo cáo tự đánh giá, theo tiêu chuẩn đánh giá do Bộ GD&ĐT ban hành, từ kết quả tự đánh giá xác định kế hoạch cải tiến chất lượng để khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý trường học, hiệu quả giáo dục.

Phòng KT&QLCLGD là phòng chức năng của Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo công tác KĐCLGD các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh theo các văn bản quy định và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Nếu xét trên phạm vi lớn (cấp tỉnh) trong quá trình quản lý hoạt động tự đánh giá trường THCS thì phòng chức năng (Phòng KT&QLCLGD) giữ vai trò chủ thể và nhà trường THCS cụ thể giữ vai trò khách thể (đối tượng quản ). Tuy nhiên, nếu xét trong phạm vi hẹp (một trường THCS cụ thể) khi đơn vị thực hiện hoạt động tự đánh giá, bản thân nó chứa đựng quá trình quản lý hoạt động tự đánh giá với hoạt động quản lý của Hiệu trưởng đóng vai trò chủ thể, hoạt động của các thành viên Hội đồng tự đánh giá, cán bộ giáo viên đóng vai trò khách thể.

Phòng chức năng chỉ đạo thực hiện các nội dung công việc sau:

- Thành lập Hội đồng tự đánh giá, lập kế hoạch tự đánh giá, xây dựng Báo cáo tự đánh giá.

- Đăng ký kiểm định chất lượng.

- Bồi dưỡng năng lực tự đánh giá cho cán bộ tham gia tự đánh giá của nhà trường theo quy trình kiểm định.

- Cử chuyên gia hỗ trợ cơ sở làm tốt công tác tự đánh giá.

- Thành lập đoàn đánh giá ngoài thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục của các nhà trường đủ điều kiện và đăng ký kiểm định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, vai trò của phòng chức năng trong quá trình quản lý hoạt động tự đánh giá có tính chỉ đạo, hướng đích, vai trò của nhà trường có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả của hoạt động tự đánh giá.

1.5. Kinh nghiệm KĐCLGD ở một số quốc gia

1.5.1. Đan Mạch

Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Đánh giá giáo dục đại học được chính phủ Đan Mạch thành lập và hoạt động từ năm 1992. Việc thành lập trung tâm đánh giá là để phát triển một khung làm việc công bằng, đáng tin cậy và có hệ thống để đánh giá các chương trình giáo dục. Trung tâm được Bộ Giáo dục tài trợ. Về nguyên tắc trung tâm là cơ quan độc lập với Bộ Giáo dục cũng như các trường, cơ sở đào tạo.

Trung tâm được giao nhiệm vụ:

- Đề xuất các quá trình đánh giá giáo dục.

- Phát triển các phương pháp phù hợp để đánh giá các chương trình. - Cổ vũ và khuyến khích các cơ sở đào tạo trong các lĩnh vực liên quan đến chất lượng và đánh giá.

- Biên soạn những kinh nghiệm trong nước và quốc tế về đánh giá hệ thống giáo dục và phát triển chất lượng.

Với tư cách là cơ quan độc lập, trung tâm đánh giá phải tìm ra sự cân đối phù hợp giữa mục đích: tự chịu trách nhiệm và cải tiến chất lượng. Việc đánh giá phải thể hiện được: tính vô tư, uy tín, thẩm quyền, toàn diện, minh bạch và nhất quán.

Nhìn chung một đợt đánh giá gồm 5 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Tổ chức, lập kế hoạch đánh giá. - Giai đoạn 2: Tự đánh giá.

- Giai đoạn 3: Điều tra, khảo sát. - Gia đoạn 4: Thăm trường. - Giai đoạn 5: Báo cáo tổng kết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các lĩnh vực cần đánh giá gồm: Mục tiêu của các chương trình học tập, tình hình cụ thể của trường (nguồn tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, cấu trúc của chương trình học tập, chương trình, phương pháp giảng dạy,

kiểm tra đánh giá sinh viên).

1.5.2. Thái Lan

Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan được xem là quốc gia sớm quan tâm đến đảm bảo chất lượng và chú trọng xây dựng các chính sách, cơ chế để duy trì công tác đảm bảo chất lượng. Hiện nay, Thái Lan đã xây dựng được mô hình rõ nét cho việc triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng đại học trên toàn quốc, trong đó chia thành 2 lĩnh vực độc lập nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau là đảm bảo chất lượng bên trong (IQA) do Bộ các vấn đề đại học (MUA) quản lý và đảm bảo chất lượng bên ngoài (EQA) do Cục tiêu chuẩn giáo dục và đánh giá chất lượng quốc gia (ONESQA) quản lý. Hai lĩnh vực này hoạt động theo quy trình và kế hoạch riêng nhưng đều hướng đến mục đích chung là duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo đại học.

Bộ Giáo dục và Thanh niên Thái Lan đưa ra 9 lĩnh vực trong đó có 26 tiêu chí được dùng để đánh giá chất lượng giáo dục đại học Thái Lan. Các trường đại học ở Thái Lan dùng những tiêu chí này để tự đánh giá các hoạt động của nhà trường, đồng thời thiết lập kế hoạch để đảm bảo chất lượng đào tạo của trường mình, 9 lĩnh vực đó là:

- Sứ mệnh, mục tiêu, kế hoạch. - Giảng dạy và học tập.

- Các hoạt động vui chơi giải trí của sinh viên. - Nghiên cứu.

- Dịch vụ giáo dục phục vụ xã hội. - Giữ gìn văn hóa và nghệ thuật. - Quản lý hành chính.

- Ngân sách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết luận chƣơng 1

1. Chất lượng giáo dục là có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà trường, trong đó có trường THCS, là mục tiêu phấn đấu không mệt mỏi của thầy và trò.

2. KĐCLGD là con đường có hiệu quả trong việc tạo động lực cho các trường học đảm bảo chất lượng giáo dục của chính mình. KĐCLGD không chỉ xác định cho các trường định hướng chất lượng mà còn chỉ rõ con đường để đạt chất lượng đó như thế nào.

3. Tự đánh giá là một khâu quan trọng và giữ vai trò then chốt của quá trình thực hiện KĐCLGD, nó liên quan đến toàn bộ công tác quản lý chất lượng giáo dục, là biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

4. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THCS là công cụ để thực hiện KĐCLGD thông qua tự đánh giá và đánh giá ngoài. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục là các chuẩn mực cần đạt của nhà trường, mỗi lĩnh vực thể hiện trong một hoặc nhiều tiêu chí. Mỗi tiêu chí lại được xác định bằng các chỉ số là sự lượng hóa các nội dung cụ thể của các lĩnh vực đó.

5. Thực hiện KĐCLGD phải triển khai các hoạt động theo quy trình được quy định bởi các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực KĐCLGD, trong đó hoạt động tự đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

2.1. Khái quát về tỉnh Bắc Kạn

2.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn

Theo các nguồn sử liệu, Bắc Kạn thời thượng cổ là phần đất của nước Xích Quỷ, sau tách thành vương quốc Thụy Đến. Khi Nhà nước Văn Lang ra đời, Bắc Kạn thuộc bộ Vũ Định. Dưới thời Bắc thuộc, đời Hán, Bắc Kạn thuộc huyện Long Biên. Đời nhà Đường, Bắc Kạn thuộc huyện Tân Xương, Châu Phong. Đời nhà Lý, Bắc Kạn thuộc các lộ: Cảm Hoá, Vĩnh Thông, Hạ Nông. Đời nhà Trần, Bắc Kạn nằm trong trấn Thái Nguyên, năm Quang Thuận thứ 10 (1496), Bắc Kạn nằm trong phủ Thông Hoá. Đời nhà Nguyễn, Bắc Kạn nằm trong tỉnh Thái Nguyên về cơ bản vẫn thuộc phủ Thông Hoá.

Thực dân Pháp xâm lược, sau khi đánh chiếm và đặt bộ máy cai trị trên địa phận tỉnh Thái Nguyên, chúng đã nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính. Năm 1916, theo nghị định của Thống sứ Bắc Kỳ tách một số tổng của châu Bạch Thông, Chợ Rã và tổng Định Biên Thượng của châu Định Hoá tỉnh Thái Nguyên lập thành châu Chợ Đồn. Vào thời gian đó, tỉnh Bắc Kạn có 5 châu, 20 tổng và 103 xã.

Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh giành độc lập. Trong quá trình vận động cách mạng, tỉnh Bắc Kạn đã vinh dự là một trong những tỉnh nằm trong khu giải phóng Việt Bắc, là nơi "Nước Việt Nam mới phôi thai". Khi Cách mạng Tháng Tám nổ

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 30 - 105)