Chi phí sử dụng vốn bình quân WAC C:

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và biện pháp giảm thấp chi phí sử dụng vốn tại công ty cổ phần ACC 245 (Trang 35 - 98)

5. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN

1.3.2. Chi phí sử dụng vốn bình quân WAC C:

1.3.2.1. hái niệm:

Chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí mà nhà đầu tƣ phải trả cho việc sử dụng một CTV hoặc một CTTC để tài trợ cho một quyết định đầu tƣ của nhà đầu tƣ hay nói cách khác chi phí sử dụng vốn bình quân là lãi suất chiết khấu phản ánh chi phí sử dụng vốn của các nhà tài trợ cá thể đƣợc gia quyền bởi tỷ trọng của từng nguồn trong cấu trúc tài chính hay cấu trúc vốn của Doanh nghiệp.

WACC = wD rD + wp rp + wE rE + wne rne

WACC cũng là tỷ suất sinh lời chung mà công ty cần phải đạt đƣợc để duy trì giá cổ phiếu của công ty. Vì vậy WACC của một công ty cũng phản ánh chung rủi ro và cấu trúc vốn mục tiêu của những tài sản hiện hữu của công ty.

1.3.2.2. Mối quan hệ giữa WACC với cấu tr c vốn:

Để thấy đƣợc mối quan hệ giữa WACC với cấu trúc vốn ta xem xét cấu trúc vốn và WACC của một Công ty với những thay đổi sau :

CTTC (%) rD rE WACC Nợ VCP (%) (%) (%) 0 100 6 16 16 10 90 6 16 15 20 80 6 17 14,8 30 70 7 18 14,7 40 60 8 18 14 50 50 9 20 14,5 60 40 10 22 14,8 70 30 12 25 15,9 80 20 14 28 16,8 90 10 17 35 18,8

Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra một số nhận xét như sau :

Nhƣ vậy qua bảng tính ta thấy mối quan hệ giữa WACC và đòn bẩy tài chính trong CTTC là một đƣờng cong lõm xuống. Cụ thể là :

Khi mức độ đòn bẩy tài chính bằng 0 thì WACC = rE = 16%

Khi mức độ đòn bẩy tài chính tăng lên từ 0 đến 40%) thì WACC có khuynh hƣớng giảm xuống.

Khi tiếp tục tăng nợ vƣợt khỏi mức 40% càng tăng nợ thì WACC càng tăng. Nhƣ vậy khi nợ vƣợt khỏi mức 40% thì rủi ro tăng cùng với sự tăng của nợ. Từ rủi ro này đ làm cho cả rủi ro của chủ nợ và cổ đông đều tăng rE và rD đều tăng .

Nhƣ vậy ở công ty này CTV tối ƣu ở thời điểm phân tích là CTV có nợ là 40% và vốn cổ phần là 60%. Tuy nhiên do điều kiện của thị trƣờng vốn, chính sách của nhà nƣớc có thể thay đổi theo thời gian từ đó làm thay đổi chi phí sử dụng của từng nguồn cho nên sẽ làm cho WACC thay đổi làm ảnh hƣởng đến CTV tối ƣu của Doanh nghiệp. Và nhƣ vậy một CTV tối ƣu ở thời điểm này lại không tối ƣu thậm chí là bất hợp lý ở thời điểm khác làm xuất hiện nhu cầu tái CTV cho Doanh nghiệp.

Giả sử bây giờ tại Công ty mới vừa phân tích trên chi phí sử dụng của từng nguồn vốn đ thay đổi nhƣ sau :

CTTC (%) rD rE WACC Nợ VCP (%) (%) (%) 0 100 3 16 16 10 90 3 16 14.7 20 80 3 17 14.2 30 70 4 18 13.8 40 60 5 19 13.4 50 50 6 20 13 60 40 8 23 14 70 30 10 26 14.8 80 20 12 30 15.6 90 10 15 35 17

Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra một số nhận xét nhƣ sau:

Qua bảng trên cho ta thấy khi rD và rE thay đổi đ làm cho WACC đ thay đổi so với bảng 1 cụ thể là thấp hơn và ngoài ra đòn bẩy tài chính tối ƣu trong cấu trúc vốn đ thay đổi trƣớc đây là 40% bây giờ là 50% đòn bẩy tài chính tăng lên . Từ đó cho kết luận là khi chi phí sử dụng vốn của từng thành phần thay đổi nó không chỉ tác động làm thay đổi qui mô tuyệt đối của chi phí sử dụng vốn mà còn làm thay đổi cả mức độ đòn bẩy tài chính trong cấu trúc vốn. Vì thế khi có sự thay đổi làm ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp gây ra rủi ro cho Doanh nghiệp thì có thể sẽ dẫn đến nguy cơ là Doanh nghiệp bị kẹt trong một chính sách tài trợ nào đó và đòi hỏi phải tái cấu trúc vốn trở lại.

1.4. CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN BIÊN TẾ VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƢ: TƢ:

Chi phí sử dụng vốn biên tế (WMCC) là chi phí sử dụng vốn bình quân của một Doanh nghiệp gắn liền với một đồng tài trợ mới tăng thêm.

Để tính toán WMCC cần xác định điểm g y, là điểm mà tại đó khi tổng qui mô các nguồn tài trợ vƣợt quá làm chi phí của một trong những nguồn tài trợ thành phần sẽ gia tăng. Công thức xác định điểm gãy :

BPj = AFj

Với BPj : điểm gãy cho nguồn tài trợ j

AFj : là số lƣợng tài trợ của nguồn tài trợ j

Wf : tỷ trọng mục tiêu của nguồn tài trợ j trong cấu trúc vốn mục tiêu

Tính toán WMCC

hi điểm g y đƣợc xác định, chi phí sử dụng vốn bình quân – WACC trên toàn bộ phạm vi nguồn tài trợ mới giữa các điểm gãy phải đƣợc tính toán. Trƣớc hết, mức độ chi phí sử dụng vốn bình quân – WACC của tổng nguồn tài trợ mới giữa điểm 0 và điểm gãy thứ nhất cần đƣợc xác định. Kế tiếp chi phí sử dụng vốn bình quân của toàn bộ nguồn tài trợ mới giữa điểm gãy thứ nhất và điểm gãy thứ hai cần đƣợc xác định và cứ nhƣ thế tiếp tục nếu sau đó vẫn còn xuất hiện những điểm gãy khác. Trong phạm vi tổng nguồn tài trợ mới giữa các điểm gãy, chắc chắn chi phí sử dụng vốn thành phần sẽ gia tăng và dẫn tới chi phí sử dụng vốn bình quân gia tăng tới mức cao hơn so với phạm vi trƣớc đó. Tất cả những dữ liệu này sẽ cùng đƣợc sử dụng để chuẩn bị cho việc xác định WMCC và nó sẽ là đồ thị biểu diễn mối liên quan giữa WACC ở các mức độ của tổng nguồn tài trợ mới.

1.4.1. Đƣờng cơ hội đầu tƣ (IOS):

Tại bất kỳ một thời điểm nào đó, một DN luôn có sẵn những cơ hội đầu tƣ mới. Những cơ hội đầu tƣ này khác nhau về kích cỡ hay qui mô vốn đầu tƣ, khác nhau về tỷ suất sinh lợi và rủi ro. (Bởi vì chi phí sử dụng vốn bình quân đƣợc tính toán không áp dụng cho các dự án có sự khác nhau về rủi ro, vì vậy chúng ta giả định rằng tất cả các cơ hội đầu tƣ đều có mức độ rủi ro tƣơng tự nhau và có cùng mức độ với rủi ro hiện tại của Doanh nghiệp . Đƣờng các cơ hội đầu tƣ biểu diễn qui mô khả năng sinh lợi của các dự án đầu tƣ từ tốt nhất (IRR cao nhất) cho tới xấu nhất (IRR thấp nhất). Các dự án đầu tƣ đƣợc xếp theo thứ tự ƣu tiên trƣớc hết là các dự án có IRR cao nhất và sau đó là các dự án có IRR giảm dần. Nhƣ vậy khi tổng vốn đầu tƣ lũy kế vào các dự án của Công ty tăng lên thì IRR của dự án sau đó sẽ giảm xuống. Nói cách khác tỷ suất sinh lợi của các dự án đầu tƣ sẽ giảm xuống khi Doanh nghiệp chấp nhận các dự án bổ sung.

1.4.2. Thực hành các quyết định đầu tƣ và quyết định tài trợ:

Doanh nghiệp chỉ chấp nhận những dự án mà tổng quy mô vốn đầu tƣ lũy kế tƣơng ứng có tỷ suất sinh lợi nội bộ biên tế ngang bằng chi phí sử dụng vốn biên tế. hi vƣợt quá điểm này IRR của dự án sẽ thấp hơn chi phí sử dụng vốn của nó. Các dự án đƣợc chấp nhận là các dự án bắt đầu với khoảng cách IRR và WACC lớn nhất và sau đó giảm dần cho tới điểm có IRR bằng WACC. Kết quả cuối cùng ta sẽ có đƣợc tổng giá trị NPV là tối đa từ các cơ hội đầu tƣ độc lập lẫn nhau. Kết quả nhƣ vậy đ phù hợp với mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của một Doanh nghiệp.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH, CẤU TRÚC VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ACC 245

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ACC 245:

2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty:

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty:

Công ty Cổ phần ACC 245 là Doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc tổ chức theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Công ty mẹ là Công ty Xây dựng Công trình Hàng không ACC/Quân chủng Phòng Không – Không Quân, Bộ Quốc Phòng. Theo Quyết định 3642/QĐ-BQP ngày 04/11/2009 của Bộ Quốc Phòng về việc Cổ phần hóa Xí nghiệp Xây dựng 245 thuộc Công ty Xây dựng công trình Hàng không ACC/ Quân chủng Phòng Không – Không Quân. Tiền thân của Công ty Cổ phần ACC 245 là Xí nghiệp xây dựng 245, một đơn vị trực thuộc Công ty Xây dựng Công trình Hàng không ACC đƣợc thành lập theo Quyết định số 646/QĐ-ACC ngày 09/08/2004 của Giám đốc Công ty Xây dựng Công trình Hàng không ACC trên cơ sở lực lƣợng là cán bộ nòng cốt các đội thi công thuộc Xí nghiệp Xây dựng 244 và của Chi nhánh Công ty tại miền Nam. Những cán bộ trên đ có truyền thống và kinh nghiệm thi công các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải. Trong các năm qua, các đội đ tổ chức thi công nhiều công trình lớn thuộc các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào khu vực miền Nam, trong đó có công trình Sân bay đảo Trƣờng Sa. Ngày 01/01/2005, Xí nghiệp Xây dựng 245 chính thức đi vào hoạt động. Xí nghiệp có chức năng: Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông vận tải, bƣu diện, thuỷ lợi thuỷ điện, xây dựng cống thoát nƣớc, công trình văn hoá thể thao, công trình đƣờng dây tải điện và trạm biến áp, lắp đặt thiết bị an toàn phòng cháy chữa cháy, xây dựng công trình trong và ngoài Quân đội. Trong những năm qua Xí nghiệp đ và đang xây dựng hàng trăm công trình dân dụng, công trình giao thông vận tải và Quốc phòng lớn trên phạm vi toàn quốc.

Trong những năm qua kế thừa thƣơng hiệu Công ty ACC, Xí nghiệp luôn khẳng định uy tín, thƣơng hiệu của mình bằng các sản phẩm công trình xây dựng chất lƣợng cao, luôn đổi mới đầu tƣ trang thiết bị, áp dụng các thành tựu khoa học

và công nghệ tiên tiến. Với đội ngũ cán bộ tổ chức chỉ huy, quản lý có nhiều kinh nghiệm, đội ngũ công nhân có tay nghề cao, đồng bộ với hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO:2000. Bằng năng lực thiết bị máy móc thi công hiện đại với phƣơng châm lấy chất lƣợng công trình làm nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của mình, Công ty đ thi công nhiều công trình hàng không dân dụng và công nghiệp trong nƣớc đạt chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu khai thác sử dụng của Chủ đầu tƣ.

Với truyền thống phát triển vững chắc lâu dài, bền vững, đến nay Công ty đ có hàng trăm công trình đạt chất lƣợng cao, trong đó có 3 công trình đƣợc Bộ Xây dựng đánh giá đạt huy chƣơng vàng chất lƣợng cao. Trong 5 năm xây dựng và phát triển cùng với nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, công nhân viên toàn Xí nghiệp Xây dựng 245, ngày 17/11/2009 Xí nghiệp vinh dự đƣợc Chủ tịch nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động Hạng ba vì đ có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2004 – 2008, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và bảo vệ Tổ quốc.

Trƣớc yêu cầu phát triển của tình hình kinh tế xã hội, đất nƣớc mở rộng hội nhập tạo thời cơ vận hội mới. Xí nghiệp đ quyết định chuyển đổi mô hình mới là cổ phần hoá Xí nghiệp Xây dựng 245 thành Công ty Cổ phần ACC 245. Tháng 3/2010, Công ty Cổ phần ACC 245 chính thức đi vào hoạt động. Trên cơ sở thị trƣờng và tiềm năng về thị trƣờng sẵn có của Xí nghiệp Xây dựng 245, Công ty Cổ phần ACC 245 tiếp tục đổi mới công tác quản lý, huy động vốn, đầu tƣ xây dựng nguồn lực con ngƣời, trang bị máy móc thiết bị. Bên cạnh đó, Công ty cũng đƣợc Công ty Xây dựng Công trình Hàng không – ACC/Bộ Quốc phòng (Công ty mẹ) điều động hỗ trợ thêm về trang thiết bị máy móc thi công. Công ty Cổ phần ACC 245 ý thức đƣợc rằng để có một công trình đạt chất lƣợng cao đảm bảo tiến độ, đạt yêu cầu của Chủ đầu tƣ thì trong suốt quá trình thi công, Công ty cần phải thực hiện nghiêm mọi quy trình, quy phạm, chế độ quản lý xây dựng cơ bản của Nhà nƣớc. Công ty Cổ phần ACC 245 luôn xác định là bạn hàng tin cậy của các chủ đầu tƣ.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY:

 Tên Công ty : Công ty Cổ phần ACC 245

 Tên tiếng Anh : ACC – 245 Joint stock company

 Tên viết tắt : ACC – 245 JSC

 Trụ sở chính : 14 Lam Sơn, Phƣờng 2, Quận Tân Bình, Tp.HCM

 Điện thoại : 08.38456645 Fax: 069.665353

 Webside : www.acc245-qp.com.vn

Năm thành lập Xí nghiệp Xây dựng 245/ Công ty Xây dựng Công trình Hàng không ACC theo Quyết định số: 646/QĐ – ACC ngày 9/8/2004 của Giám đốc Công ty Xây dựng Công trình Hàng không ACC.

Năm chuyển thành Công ty Cổ phần ACC 245 theo quyết định số: 3642/QĐ- BQP ngày 04/11/2009 của Bộ trƣởng Bộ Quốc Phòng.

Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0309810338 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ TP Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 11/02/2010.

Về cơ cấu vốn: Cổ phần Nhà nƣớc nắm giữ: 51%

Cổ phần Nhà nƣớc không nắm giữ: 49%

2.1.1.2. Ngành nghề kinh doanh:

 hai thác cát, đá, sỏi.

 Cƣa, sẻ bào gỗ; sản xuất đồ gỗ dân dụng.

 Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạc cao; Sản xuất các cấu kiện kim loại; Sản xuất thành, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại; Rèn, dập, ép và cán kim loại, luyện bột kim loại.

 Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn; sửa chữa thiết bị điện.

 Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp.

 Khai thác, xử lý và cung cấp nƣớc; Thoát nƣớc, xử lý nƣớc thải.

 Xây dựng nhà các loại; Xây dựng công trình đƣờng bộ; Xây dựng công trình công ích, và các công trình kỹ thuật dân dụng khác.

 Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống lò sƣởi và điều hòa không khí, hệ thống cấp thoát nƣớc và các hệ thống xây dựng khác.

 Kinh doanh vật liệu xây dựng, nhà hàng, quán ăn và các dịch vụ ăn uống khác.

 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, cho sử dụng hoặc đi thuê.

 Hoạt động kiến trúc

2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong Công ty: phòng ban trong Công ty:

SƠ ĐỒ 2.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ Đại hội Đồng cổ đông

Ban Tổng Giám đốc Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Phòng Kế hoạch Phòng HC- NS Phòng Tài chính Xí nghiệp Xây dựng ACC 456 Xí nghiệp Xây dựng ACC 457 Xí nghiệp Xây dựng ACC 458 Xí nghiệp Xây dựng ACC 459 Đội cốt pha Đội cơ giới Đội cốt thép Đội cơ khí Đội TC hoàn thiện Chi nhánh tại Hà Nội Chi nhánh tại Đà Nẵng Chi nhánh tại Nha Trang

b) Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban:

Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty và có nhiệm vụ:

 Thông qua Điều lệ, phƣơng hƣớng hoạt động kinh doanh của Công ty.

 Bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

 Các nhiệm vụ khác do Điều lệ Công ty quy định.

Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất trong Công ty có nhiệm vụ:

 Báo cáo trƣớc Đại hội đồng cổ đông tình hình kinh doanh, dự kiến phân phối lợi nhuận, chia lãi cổ phần, báo cáo quyết toán năm tài chính, phƣơng hƣớng phát triển và kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty;

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và biện pháp giảm thấp chi phí sử dụng vốn tại công ty cổ phần ACC 245 (Trang 35 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)