5. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN
2.3.3.3. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC):
Ta có công thức tính Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC nhƣ sau:
WACC = (WD x rD) + (WE x rE)
Trong đó
- Tỷ trọng nợ: WD - Chi phí sử dụng vốn vay: r*D
- Tỷ trọng vốn cổ phần: WE - Chi phí sử dụng vốn cổ phần: rE
Với những số liệu tính toán đƣợc từ các báo cáo tài chính, cùng với chi phí sử dụng vốn cổ phần và nợ vay trong CTV, ta có bảng tính WACC sau:
BẢNG 2.14. CHI PHÍ SỬ DỤNG BÌNH QUÂN WACC QUA CÁC NĂM NĂM WD r*D WE rE WD r*D WErE WACC
2008 37,78% 10,81% 62,11% 48,58% 4,08% 30,17% 34,26% 2009 36,91% 6,19% 63,09% 41,65% 2,28% 26,28% 28,56% 2010 41,35% 7,79% 58,65% 32,94% 3,22% 19,32% 22,54%
(Giả sử Công ty đã cổ phần hóa từ năm 2008 với 100% cổ phần do Nhà nƣớc nắm giữ)
Qua bảng số liệu 2.14, ta nhận thấy chi phí sử dụng vốn bình quân của năm 2008 là cao nhất với 34,26% và thấp nhất là năm 2010 với 22,54%.
Chi phí sử dụng vốn bình quân của Công ty giảm qua các năm nhƣ vậy là do tốc độ tăng trƣởng của lợi nhuận thấp hơn rất nhiều so với sự tăng lên của vốn cổ
phần. Đặc biệt là năm 2010, khi Công ty bắt đầu cổ phần hoá nội bộ, vốn do cán bộ công nhân viên trong Công ty góp vào, có sự gắn bó mật thiết với Công ty. Đó là điều khiến cho chi phí sử dụng vốn cổ phần của Công ty giảm mạnh trong năm này.
Từ đó ta có thể thấy đƣợc việc cổ phần hoá nội bộ của Công ty là một việc làm đúng đắn trong tình hình kinh tế thời điểm đó. Chính việc cổ phần nội bộ đ làm giảm bớt chi phí sử dụng vốn bình quân của Công ty.