Các biện pháp khác:

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và biện pháp giảm thấp chi phí sử dụng vốn tại công ty cổ phần ACC 245 (Trang 90 - 98)

5. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN

3.1.4.Các biện pháp khác:

Lập kế hoạch tăng vốn điều lệ (có thể đề nghị giữ lại phần lợi nhuận hàng năm phải nộp về Công ty mẹ để bổ sung vốn kinh doanh của Công ty – đây là biện pháp khả thi và khá hiệu quả).

Lập kế hoạch tăng vốn cổ phần bán ra cho cán bộ công nhân viên và các đơn vị liên kết hợp tác ( Chủ đầu tƣ, chủ hàng bán vật tƣ ... thu hút thêm các nguồn vốn kinh doanh làm đƣợc điều này là do Doanh thu ổn định qua các năm, Công ty luôn giữ uy tín với Chủ đầu tƣ, các đối tác, chủ hàng...).

Lập các hợp đồng tín dụng huy động vốn của cán bộ - công nhân viên trong Công ty với hình thức trả lãi phù hợp ( >= Lãi suất ngân hàng), tạo động lực và sự gắn bó giữa nhân viên với Công ty.

Chủ động tìm hiểu các nguồn vốn hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hồ Chí Minh ( vì quy mô Công ty là doanh nghiệp vừa và nhỏ để vay vốn sản xuất kinh doanh với mức lãi suất ƣu đ i nhằm giảm chi phí sử dụng vốn.

Thay đổi cơ cấu nợ của Công ty bằng hình thức tăng đầu tƣ TSCĐ máy móc thiết bị) bằng nguồn tạm ứng của Chủ đầu tƣ Khoản phải trả ngƣời bán - để làm giảm Nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán - chuyển nguồn từ Nguồn vốn sang Tài sản – nhằm thay đổi các chỉ tiêu khả năng thanh toán, khả năng trả nợ).

Câu hỏi đặt ra là với cấu trúc vốn nhƣ trong hiện tại có còn phù hợp và tối ƣu cho Công ty trong giai đoạn sau hay không? Để trả lời đƣợc câu hỏi này chúng ta sẽ xem xét tiếp phần sau.

3.2.CẤU TRÚC VỐN CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN SẮP TỚI:

Trong giai đoạn khi mới chuyển sang hình thức Công ty cổ phần, một cấu trúc vốn có tỉ trọng vốn cổ phần nhiều, tỉ trọng nợ vay ít để giảm thiểu rủi ro tài chính cho Công ty là khá hợp lý. Nhƣng trong giai đoạn sau một cấu trúc vốn nhƣ vậy chƣa chắc đ hợp lý bởi vì khi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển và ổn định hơn, Công ty ngày càng có đƣợc chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng, hoạt động sản xuất kinh doanh ít rủi ro hơn và tạo đƣợc niềm tin đối với các nhà đầu tƣ. Ở giai đoạn này Công ty sẽ xem xét khi huy động vốn thì Công ty sẽ cần vay nợ hay phát hành cổ phần mới và vay bao nhiêu nợ, phát hành bao nhiêu cổ phần là hợp lý.

Ở giai đoạn đầu các cổ đông có thể hy sinh thu nhập của mình để phát triển hoạt động kinh doanh, tiếp cận thị trƣờng nhƣng khi Công ty ngày càng phát triển và ổn định thì đến lúc này các cổ đông dù là nhân viên trong Công ty cũng sẽ yêu cầu mức thu nhập cao hơn. Do đó Công ty cần phải làm sao gia tăng thu nhập cho cổ đông, một trong những giải pháp cho vấn đề này là tái cấu trúc vốn lại để có đƣợc một cấu trúc vốn tối ƣu mang lại thu nhập cao cho cổ đông.

Với thuế suất thuế TNDN là 25% thì Công ty càng gia tăng sử dụng nợ trong cấu trúc vốn thì khoản sinh lời từ tấm chắn thuế mà Công ty đƣợc hƣởng cũng sẽ ngày càng gia tăng theo, nhƣng khi đó rủi ro tài chính của Công ty cũng vì thế mà tăng cao. Do đó, câu hỏi cần đƣợc giải quyết ở đây là: Công ty phải gia tăng bao nhiêu nợ hay nói cách khác thì nợ chiếm tỉ trọng bao nhiêu trong cấu trúc vốn là phù hợp ( vừa tối đa hóa thu nhập cho chủ sở hữu, vừa giảm thiểu rủi ro cho Công ty).

Trong giai đoạn khi hoạt động sản xuất kinh doanh đ phát triển ổn định thì tổng nguồn vốn Công ty dự kiến ƣớc tính trong giai đoạn này là khoảng 25.000 triệu đồng. Với tổng nguồn vốn là 25.000 triệu đồng Công ty cũng ƣớc tính mức thu nhập hoạt động (EBIT) trung bình mỗi năm dự kiến là khoảng 5.900 triệu đồng.

Khi Công ty sử dụng mức đòn bẩy ngày càng cao thì rủi ro tài chính của Công ty cũng ngày càng gia tăng. Do đó các chủ nợ cũng sẽ đòi hỏi mức sinh lời ngày càng cao hơn ứng với mức rủi ro gia tăng đó.

Công ty cũng đ ƣớc tính đƣợc ứng với từng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính thì chi phí sử dụng nợ vay ngắn hạn của Công ty cũng gia tăng nhƣ sau:

BẢNG 3.1. ƢỚC TÍNH MỨC ĐỘ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH ĐVT: Triệu đồng. Mức độ sử dụng đòn bẩy 42% 45% 50% 60% 70% 80% 90% Nợ ngắn hạn 10.500 11.250 12.500 15.000 17.500 20.000 22.500 CPSD nợ 15% 16% 17% 18% 19% 21% 23%

Lãi vay 1.575 1.800 2.125 2.700 3.325 4.200 5.175 Ứng với mỗi mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính thì thu nhập của chủ sở hữu đƣợc tính nhƣ sau: BẢNG 3.2. THU NHẬP CHỦ SỞ HỮU ƢỚC TÍNH ĐVT: Triệu đồng. Mức độ sử dụng đòn bẩy 42% 45% 50% 60% 70% 80% 90% EBIT 5.900 5.900 5.900 5.900 5.900 5.900 5.900 Lãi vay 1.575 1.800 2.125 2.700 3.325 4.200 5.175 EBT 4.325 4.100 3.775 3.200 2.575 1.700 725 Thuế (25%) 1.081 1.025 944 800 644 425 181 EAT 3.244 3.075 2.831 2.400 1.931 1.275 544 Vốn cổ phần 14.500 13.750 12.500 10.000 7.500 5.000 2.500 ROE (%) 22,37 22,36 22,65 24,00 25,75 25,50 21,75 SL cổ phần 1,45 1,38 1,25 1,00 0,75 0,50 0,25 EPS đồng) 2.237 2.236 2.265 2.400 2.575 2.550 2.175

Ứng với mỗi mức độ đòn bẩy tài chính khác nhau thì sẽ cho chúng ta một mức thu nhập khác nhau của chủ sở hữu. Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng với mức độ đòn bẩy từ khoảng 45% đến 70% là đem lại thu nhập cao nhất cho chủ sở hữu với tỷ suất sinh lời là từ 22,36% đến 24% hay thu nhập trên mỗi cổ phần là từ 2.236 đồng đến 2.400 đồng trên một cổ phiếu. Nhƣ vậy bây giờ ta thấy rằng mức độ đòn bẩy nhƣ giai đoạn trƣớc là không còn phù hợp với giai đoạn khi Công ty đ phát triển và tạo đƣợc vị thế của mình trên thị trƣờng. Nếu ở giai đoạn này mà Công ty vẫn còn duy trì cấu trúc vốn nhƣ ở giai đoạn này mà đại diện là năm 2009 (mức độ sử dụng đòn bẩy gần bằng 42%) thì tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần (ROE) chỉ vào khoảng 22,37% mà thôi chƣa đạt đƣợc mục tiêu tối đa hóa thu nhập cho cổ đông.

KẾT LUẬN

Từ các vấn đề trên cho chúng ta rút ra kết luận là ứng với mỗi giai đoạn phát triển của Công ty chỉ có một cấu trúc vốn tối ƣu và một cấu trúc vốn có thể tối ƣu trong giai đoạn này nhƣng chƣa chắc đ tối ƣu trong giai đoạn khác, Công ty cần phải nắm bắt cũng nhƣ biết đƣợc Công ty đang ở giai đoạn phát triển nào để có thể thiết lập một cấu trúc vốn tối ƣu vừa có thể tối đa hóa thu nhập vừa có thể tối thiểu hóa rủi ro cho chủ sở hữu.

Qua những nội dung phân tích thực trạng tại Công ty, nhìn chung tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần ACC 245 trong thời gian qua rất hiệu quả. Hoạt động kinh doanh của Công ty luôn có l i và đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nƣớc, tạo nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động, bảo đảm tốt điều kiện sinh hoạt về vật chất và tnh thần cho ngƣời lao động, đặc biệt là lực lƣợng lao động công tác xa nhà, tại các công trƣờng điều kiện thi công khó khăn, không ngừng nâng cao mức sống cho ngƣời lao động.

Với nền kinh tế thị trƣờng ngày càng phát triển, Công ty Cổ phần ACC 245 đ từng bƣớc khắc phục khó khăn và nâng cao những thành tích đạt đƣợc nhằm giúp Công ty ngày càng vững mạnh và vƣơn lên. Công ty đ không ngừng đẩy mạnh công tác thi công, mở rộng thị trƣờng, chiếm đƣợc thị phần các đơn vị trong Bộ Quốc phòng và một số địa phƣơng trọng điểm, chất lƣợng đấu thầu đƣợc nâng cao, Công ty còn huy động vốn đầu tƣ để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, trang bị máy móc thiết bị xây dựng hiện đại, nâng cao tay nghề ngƣời lao động .

Cấu trúc vốn của Công ty nhƣ hiện nay là rất hợp lý và hiệu quả. Với việc mở rộng thị trƣờng, tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành nghề đ đăng ký thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ ngày càng tốt hơn, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách địa phƣơng, ngân sách quốc gia cũng nhƣ ngày càng nâng cao đời sống cho công nhân viên, mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho các cổ đông của Công ty.

NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

1. Thời gian nghiên cứu và làm khóa luận ngắn nên đề tài không thể đi sâu vào từng vấn đề của nội dung cấu trúc vốn cũng nhƣ phân tích đƣợc cụ thể nguyên nhân, các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của Công ty trong thời gian qua.

2. Kiến thức và kinh nghiệm của em còn hạn chế nên còn mắc nhiều lỗi trong quá trình phân tích, việc nhận định và đƣa ra những giải pháp cho Công ty trong tƣơng lai có thể sẽ có nhiều sai lệch so với thực tế x y ra.

3. Phƣơng pháp nghiên cứu còn mang nặng tính định tính do số liệu phân tích không nhiều để có thể dùng mô hình hồi qui tìm ra đƣợc chính xác hơn cấu trúc vốn mà Công ty đang sử dụng, dựa vào những nhận định và giả định về các nhân tố để xác định cấu trúc vốn trong giai đoạn vừa qua.

4. Đề tài chƣa đƣa ra đƣợc một mô hình về cấu trúc vốn tối ƣu, hợp lý, linh động cho Công ty theo từng giai đoạn phát triển của Công ty.

5. Một hạn chế nữa của khóa luận đó là việc không xác định đƣợc một cách chính xác chi phí sử dụng l i vay của nợ trong cấu trúc vốn của công ty.

PHỤ LỤC 01

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 3 NĂM 2008-2010

ĐVT: Triệu đồng TÀI SẢN số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 65.972 153.443 233.491

I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 110 15.807 18.037 7.738 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 - - -

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 7.729 6.423 11.847

IV. Hàng tồn kho 140 22.215 76.172 118.223

V. Tài sản ngắn hạn khác 150 20.221 52.811 95.683

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200 1.649 2.343 3.864

I. Các khoản phải thu dài hạn 210 - - -

II. Tài sản cố định 220 1.649 2.225 3.502

III. Bất động sản đầu tƣ 240 - - -

IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 250 - - -

V. Tài sản dài hạn khác 260 - 118 362 TỔNG TÀI SẢN 270 67.621 155.786 237.355 NGUỒN VỐN số A - NỢ PHẢI TRẢ 300 63.392 150.141 224.252 I. Nợ ngắn hạn 310 63.392 150.141 224.252 Trong đó vay và nợ ngắn hạn 5.000 14.416 21.554 II. Nợ dài hạn 330 - - - Vay dài hạn - - - B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 4.230 5.644 13.103 I. Vốn chủ sở hữu 410 4.029 5.484 13.103

1 Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 411 3.158 5.484 11.958

2 Cổ phiếu quỹ 412 - - -

3 Quỹ đầu tƣ phát triển 413 365 - 950

4 Quỹ dự phòng tài chính 414 506 - 195

5 Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 415 - - -

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 420 201 160 -

Quỹ khen thƣởng, phúc lợi 201 160 -

PHỤ LỤC 02

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Đơn vị tính: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 95.085 124.663 205.886

2 Các khoản giảm trừ doanh thu - 171 -

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

dịch vụ 95.085 124.492 205.886

4 Giá vốn hàng bán 88.817 116.704 193.052

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ 6268 7.788 12.833

6 Chi phí bán hang - - -

7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.699 3.567 5.053

8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

doanh 3.569 4.221 7.780

9 Doanh thu hoạt động tài chính 53 131 227

10 Chi phí tài chính 768 1.215 2.252

Trong đó: chi phí l i vay 751 1.190 2.238

11 Lãi từ hoạt động tài chính -715 -1.084 -2.025

12 Thu nhập khác - - -

13 Chi phí khác - - -

14 Lợi nhuận khác - - -

15 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 2.854 3.137 5.755

16 Chi phí thuế TNDN hiện hành 799 786 1.439

17 Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - -

18 Lợi nhuận sau thuế TNDN 2.055 2.351 4.316

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống Kê.

2. Trần Ngọc Thơ 2007 , Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống Kê. 3. Phạm Thị Phƣơng Uyên 2010 , Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2, Đại học Nha Trang

4. Trang web: www.kienthuctaichinh.com 5. Trang web: www.saga.vn

6. Trang web: www.webketoan.com

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và biện pháp giảm thấp chi phí sử dụng vốn tại công ty cổ phần ACC 245 (Trang 90 - 98)