I. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG
1. Qúa trình hình thành và phát triể n
1.1 Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
• Tên gọi bằng tiếng Việt: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM. Viết tắt: NHNo.
• Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank of Agriculture and Rural
Development
• Gọi tắt: AGRIBANK.
• Trụ sở chính: 02 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân
hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương
nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.
Năm 1988 Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân
hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt
Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NHN9, Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cụ thể
hóa bằng văn bản số 927/TCCB/Ngân hàng Nông nghiệp ngày 16/08/1994 xác
định: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu và Cấp trực tiếp
kinh doanh. Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ máy của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sau này.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư
phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành của Agribank và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
theo chủ trương của Đảng, Chính phủ. Trong chiến lược phát triển của mình, Agribank sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính đa nghành, đa sở hữu, hoạt động đa
lĩnh vực. Theo đó, toàn hệ thống xác định những mục tiêu lớn phải ưu tiên, đó là:
Tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, luôn là
người bạn đông hành thủy chung tin cậy cuả 10 triệu hộ gia đình; xúc tiến cổ phần hóa các công ty trực thuộc, tiến tới cổ phần hóa Agribank theo định hướng và lộ
trình thích hợp, đảy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu,
đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển hệ thống công nghệ thông
tin, đa dạng hóa sản phẩm , nâng cao chất lượng dịch vụ, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các lợi ích của người lao động và phát triển thương hiệu-
văn hóa Agribank.
Đến 07/2011, Agribank phát triển cung cấp gần 190 sản phẩm dịch vụ tiện ích, là Ngân hàng số 1 tại Việt Nam về số lượng thẻ phát hành với trên 6,38 triệu thẻ các
loại và cũng là ngân hàng có số lượng ATM/POS nhiều nhất trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Hệ thống ATM của Agribank chấp nhận thanh toán thẻ của 18 ngân hàng thành viên Banknetvn, Smartlink; Thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB; là ngân hàng duy nhất chấp nhận thanh toán thẻ CUP qua Banknetvn tại 100% ATM. Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ
nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2011, vị
thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: - Tổng tài sản: 561.250 tỷ đồng.
- Tổng nguồn vốn: 505.792 tỷ đồng. - Vốn điều lệ: 29.606 tỷ đồng. - Tổng dư nợ: 443.476 tỷ đồng.
- Mạng lưới hoạt động: gần 2.400 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Chi nhánh Campuchia.
- Nhân sự: gần 42.000 cán bộ.
1.2 Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nha Trang 1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
1.2.1.1 Sự ra đời
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh Khánh Hòa được thành lập theo quyết định số 80/NHQĐ ngày 20/07/1988 của Tổng giám đốc NHNN Việt Nam về việc thành lập chi nhánh NH phát triển Nông nghiệp Phú Khánh.
Ngày 01/09/1988 Chi nhánh Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Phú Khánh chính thức đi vào hoạt động.
Năm 1989 tỉnh Phú Khánh được tách ra thành tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Phú Yên. Trên cơ sở quyết định 280/QĐ-NH5 ngày 15/10/1996, Thống đốc NHNN có quyết định số 198/1998/QĐ ngày 02/06/1998 về việc đổi tên chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa. Trong quá trình hoạt
động do sự phát triển kinh tế của địa phương, chi nhánh phải phát triển thêm nhiều chi nhánh cấp hai. Trong đó, có Chi nhánh NHNo TP.Nha Trang chính thức ra đời vào tháng 10/1999.
Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn TP.Nha Trang.
Trụ sở chính: 02 Hùng Vương, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.
Địa chỉ: Số 161 Thống Nhất, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.
Điện thoại : 0583 822591
Email: nhatrang-Vbard@yahoo.com.vn
Website: www.agribank.com.vn
1.2.1.2 Quá trình phát triển
Từ khi thành lập đến nay, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và của tỉnh nhà nói riêng, NHNo TP.Nha Trang đã có những bước tiến vững chắc
và đạt được nhiều kết quả khả quan.
Cùng với sự phát triển chung của NHNo & PTNT Khánh Hòa, chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Nha Trangđã góp phần đáng kể vào việc xây dựng hình
ảnh doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của NHNo & PTNT Khánh Hòa, vị trí giao dịch thuận lợi, cán bộ nhân
viên, nhân viên đoàn kết, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan. Từng bước tạo dựng cho mình một vị thế tương đối vững chắc
trên địa bàn thành phố nói riêng, trở thành một đại điểm giao dịch uy tín của khách hàng, với tổng số khách hàng đang quan hệ hiện nay 7154, trong đó tổ chức kinh tế
448 (quan hệ tín dụng 127), tư nhân cá thể 6796 (quan hệ tín dụng 1106 và khách hàng gửi vốn 5000).
Chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Nha Trang luôn bám sát mục tiêu phát triển của ngành, địa phương. Từng bước đi vào hoạt động một cách hiệu quả, tạo
động lực phát triển đưa hoạt động của chi nhánh hòa nhập vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
1.2.2 Chức năng
1. Huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng (TCTD) khác dưới các hình thức không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. 2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn theo quy định của NHNo Việt Nam.
3. Cho vay: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn hoặc các dự án đầu tư phát triển cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ
chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp ủy quyền. 4. Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành… và các hình thức bảo lãnh khác theo phân cấp ủy quyền. 5. Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: thực hiện thanh toán trong
nước, dịch vụ thu hộ và chi hộ, dịch vụ thu phát tiền mặt, dịch vụ chuyển tiền kiều hối, thanh toán thẻ quốc tế, thu đổi séc du lịch, thu đổi ngoại tệ…
6. Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối như thanh toán quốc tế, chuyển tiền ngoại hối, mua bán ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu.
7. Các nghiệp vụ ngân hàng khác như: dịch vụ thẻ ATM, chiết khấu giấy tờ có giá, nhận ủy thác cho vay của tổ chức tài chính, các tổ chức tín dụng khác.
8. Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo Việt Nam.
9. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ việc chấp hành thể chế, chế độ nghiệp vụ theo quy định.
10. Tổ chức lấy số liệu điều tra về tình hình kinh tế xã hội tại thành phố Nha Trang, thực hiện phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển của NHNo & PTNT và kế
11. Thực hiện công tác tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị phục vụ quảng bá
thương hiệu của NHNo & PTNT Việt Nam và hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
2. Cơ cấu tổ chức
a. Chi nhánh NHNNo & PTNT tỉnh Khánh Hòa
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức NHNNo & PTNT tỉnh Khánh Hòa
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC CÁC CHI NHÁNH LOẠI 3 PHÒNG HÀNH CHÍNH & NHÂN SỰ PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG KINH DOANH NGOẠI HỐI PHÒNG DỊCH VỤ & MARKETING PHÒNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ PHÒNG ĐIỆN TOÁN CÁC PHÒNG GIAO DỊCH PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
b. NHNo & PTNT chi nhánh Nha Trang
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức NHNo & PTNT CN Nha Trang 2.1Nhiệm vụ các phòng ban
Giám đốc:
Trực tiếp điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh, đảm bảo an toàn tài sản, con người, chỉ đạo, kiểm tra, điều hành theo phân cấp ủy quyền của Giám
đốc Ngân hàng cấp trên và Ngân hàng nông nghiệp.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo phân cấp, ủy quyền của Tổng giám
đốc, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng giám đốc, Giám đốc chi nhánh cấp trên về quyết định của mình.
- Đề nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương và
nghiệp vụ kinh doanh lên giám đốc chi nhánh cấp trên xem xét và quyết định theo phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc bao gồm:
+ Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc, Phó Giám đốc phòng giao dịch và các trưởng, phó phòng chuyên môn nghiệp vụ.
PHÒNG HÀNH CHÍNH & NHÂN SỰ
PHÒNG KẾ HOẠCH
& KINH DOANH
PHÒNG KẾ TOÁN
NGÂN QUỸ
GIÁM ĐỐC
+ Phương án hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
+ Báo cáo tài chính tổng hợp, quyết toán hàng năm của chi nhánh. + Việc thay đổi trụ sở chính, phòng giao dịch.
+ Việc cử cán bộ đi học tập, khảo sát nước ngoài theo quy định. + Các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của chi nhánh.
- Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh và trên địa bàn hoạt động,
báo cáo định kỳ, đột xuất các hoạt động của chi nhánh lên chi nhánh cấp trên. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh cấp trên giao.
Phó giám đốc:
Giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình.
- Thay mặt Giám đốc điều hành công việc khi giám đốc ủy quyền.
- Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của chi nhánh theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng.
Phòng kế toán ngân quỹ:
Gồm 1 trưởng phòng phụ trách chung giúp việc cho trưởng phòng có 02 phó phòng và 21 nhân viên, trong đó gồm :
- Kế toán giao dịch + tiết kiệm: 09 người -Kế toán nội bộ: 01 người
- Bộ phận sản phẩm dịch vụ : 02 người - Bộ phận hậu kiểm: 02 người
- Nhân viên tổ ngân qũy: 06 người. - Thông tin khách hàng: 01 người
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNH, NHNo&PTNT Việt Nam.
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo
theo quy định.
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước . - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. - Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn.
- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn tại theo quy định. - Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ theonghiệp vụ kinh doanh. - Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.
- Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ kiều hối. - Phát triển nghiệp vụ thẻ.
- Chịu trách nhiệm Marketting bao gồm thiết lập, mở rộng phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu sản phẩm huy động vốn, dịch vụ, cham sóc, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng.
- Chấp hành luật kế toán, chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. - Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phòng hành chính nhân sự:
Phòng HCNS có 4 người trong đó có 1 lãnh đạo phòng phụ trách kiêm nhiệm công tác quản trị hành chính, thi đua, một nhân viên tạp vụ, một lái xe và một bảo vệ chuyên trách cùng 3 nhân viên bảo vệ thuê của Công ty Long Sơn trực 24/24 giờ
hàng ngày.
- Làm công tác văn thư, lễ tân, in ấn tài liệu văn phòng của chi nhánh.
- Quản lý điều hành, xây dựng, sửa chữa, mua sắm máy móc thiết bị, công cụ làm việc.
- Quản lý kho ấn chỉ, vật tư và các tài sản khác trong đơn vị. - Thực hiện các lĩnh vực tuyên truyền trong các ngày lễ, tết ... - Chỉ đạo lao động vệ sinh, y tế, điện nước ...
- Bảo vệ an toàn cơ quan và khách hàng đến giao dịch.
- Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự và phòng cháy, nổ tại cơ quan.
- Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản chế định của NH.
- Đầu mối giao tiếp khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Phòng kế hoạch kinh doanh:
Gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 12 cán bộ phụ trách hoạt động trong lĩnh