THANH TOÁN
1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của thịtrường thẻ
Thị trường thẻ của VN bắt đầu xuất hiện từ năm 1996 nhưng đến nay ‘’ thành quả’’ vẫn nhỏ bé. Tổng số người dùng sử dụng chỉ 10 % tổng dân số( trung bình mỗi người 2 thẻ), gồm 2 dạng phổ biến là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Trong đó thẻ
ghi nợ ước chừng gấp đôi thẻ tín dụng, dù thẻ ghi nợ mới phát hành ở VN trong
năm 2006.
Từ năm 2001, sau khi một số NHTM lớn đã triển khai các dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán ( bằng nguồn vay vốn World Bank hoặc tự đầu
tư ) thì việc sử dụng thẻ bắt đầu phát triển nhanh chóng. Về quy mô thị trường, đến cuối 2007 số lượng thẻ phát hành của các NH VN gia tăng nhanh chóng với tốc độ
bình quân đạt khoảng 150 – 300 %/năm. Tính đến tháng 11 năm 2007, cả nước có khoảng 8.282.800 thẻ thanh toán. Đến 31/12/2009 cả nước có khoảng 21,3 triệu thẻ đang lưu hành do 42 tổ chức NHTM cung ứng dịch vụ phát hành thẻ, 9.345 máy
ATM, 35.780 điểm chấp nhận thanh toán thẻ POS/EDC.
Theo đó, năm 2010 được đánh giá là năm bùng nổ về dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Kết quả nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Mỹ Research & Markets cho thấy, thị trường thẻ Việt Nam được đánh giá là một thị trường năng động hàng đầu thế giới, với mức tăng trưởng khoảng 18,5% từ nay đến năm 2014.
Số lượng thẻ thanh toán tăng hơn gấp đôi từ năm 2008 là 14,7 triệu thẻ lên 33 triệu thẻ năm 2011, hơn 12.000 máy rút tiền tự động (ATM) cùng 50.000 điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ (POS), trong đó có hơn 20 ngân hàng triển khai Internet Banking, và gần 8 ngân hàng triển khai Mobile banking ở các mức độ khác nhau (theo số liệu thống kê của ngân hàng Nhà nước tính tới tháng 9/2011).
Trên thực tế, đang có cuộc chạy đua, cạnh tranh khá gay gắt giữa các NH trong quá trình chinh phục thị trường thẻ. Mỗi ngân hàng đều nỗ lực tìm tòi và đưa
ra các dòng sản phẩm thẻ với tính năng, tiện ích phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu
đa dạng của thị trường. Vì vậy, các ngân hàng để dẫn đầu trong cuộc đua này không
chỉ đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn mà còn phải có một mạng lưới các
điểm thanh toán rộng khắp, không chỉ trong nước mà còn phủ rộng trên toàn thế
giới. Và dĩ nhiên phía sau đó là sự gia tăng lợi ích cho các chủ thẻ.
2. Yếu tố liên quan tới Ngân hàng
Chất lượng dịch vụ thẻ có ảnh hưởng rất lớn tới những quyết định của bản
thân khách hàng đó về việc có tiếp tục duy trì mối quan hệ với ngân hàng hay không,
đối với phần lớn khách hàng, quyết định này nhìn chung được thay đổi khá nhanh
chóng. Do đó, để có được khách hàng trung thành là điều rất quan trọng, và việc
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng có ảnh hưởng quyết định tới dịch vụ thẻ. Ta có thể kể đến các yếu tố chủ yếu sau:
2.1 Vốn
Một ngân hàng khó có thể hoạt động và cạnh tranh trên thị trường nếu thiếu nguồn vồn. Vốn đầu tư cho hoạt động thẻ khá cao trong khi hiện nay lợi nhuận thu lại là không lớn, do vậy chỉ những ngân hàng lớn mới đủ khả năng phát triển hoạt
động thẻ và các dịch vụ đi kèm.
2.2 Trình độ kỹ thuật, công nghệ thông tin của ngân hàng
của ngân hàng mọi lúc, mọi nơi và vẫn đảm bảo an toàn. Để đạt được điều đó, ngân
hàng cần phải tích hợp nhiều tiện ích kèm theo trong thẻ, phát triển tính năng thẻ
cho một số đối tượng khách hàng khác nhau và hệ thống thanh toán hiện đại. Hiện
nay các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chưa được đánh giá cao về trình độ
công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
2.3 Marketing
Marketing có vai trò sống còn trong hoạt động của ngân hàng, dù sản phẩm có tốt đến đâu nhưng không có hoạt động marketing thì không thể chiếm lĩnh được thị trường. Marketing là quảng cáo để mọi người biết đến, xúc tiến bán sản phẩm, và nghiên cứu làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Việc quảng cáo theo nhiều kênh, nhiều hình thức sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng cũng là điều khá quan trọng để thu hút khách hàng. Sau đó xúc tiến bán hàng nhằm thu hút thêm khách
hàng, đồng thời luôn luôn phải nghiên cứu nhu cầu khách hàng để làm hài lòng khách hàng, dần chiếm lĩnh thị trường.
2.4 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố cạnh tranh trong điều kiện hội nhập giữa các ngân hàng ngày nay. Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố chiến lược của mỗi ngân hàng. Vai trò của nhân lực được thấy rõ trong cả quá trình từ nghiên cứu thị trường ( gồm khách hàng,đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp….), thiết kế sản phẩm, xúc tiến bán, chăm sóc khách hàng và thu hút khách hàng mới và các hoạt
động liên quan tới quy trình nghiệp vụ… Do vậy việc đào tạo cán bộ thẻ có vai trò quan trọng trong việc phát triển thẻ thanh toán.
3. Yếu tố liên quan tới khách hàng
Đối với hoạt động kinh doanh nào thì khách hàng cũng đều rất quan trọng… Các yếu tố liên quan tới khách hàng có thể chia :
3.1 Thói quen dùng tiền mặt
Việt Nam là một nước đang phát triển, người dân chưa tiếp cận được với hệ thống tài chính ngân hàng nên việc sử dụng tiền mặt thay cho thẻ thanh toán là điều dễ hiểu. Hầu như trong các giao dịch hàng ngày của người dân là giao dịch bằng tiền mặt, tỉ lệ
thanh toán dùng tiền mặt cao hơn nhiều so với các nước phát triển. người tiêu dùng vẫn
thường xuyên dùng thẻ để rút tiền ra tiêu dùng như một thói quen đơn thuần.
3.2 Trình độ dân trí
Đối với tùy từng đối tượng, sự hiểu biết về thẻ là khác nhau. Phần lớn khách hàng không nắm đầy đủ thông tin về thanh toán thẻ, không chỉ người dân mà thậm chí nhiều doanh nghiệp còn rất ít hiểu biết hoặc hiểu biết mơ hồ về các dịch vụ
thanh toán qua thẻ. Đặc biệt, những đối tượng mà trình độ dân trí còn thấp, bị chi phối bởi văn hóa Nông nghiệp và sản xuất nhỏ thủ công.
3.3 Vấn đề thu nhập của người dân
Khi người dân có thu nhập đều và cao, số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán là khoản tiền ổn định và khá lớn (còn gọi đó là khoản vốn vãng lai). Ngân hàng có thể dùng đó làm vốn kinh doanh, khách hàng được hưởng mức lãi suất cao, điều này càng khuyến khích người dân gửi tiền trong NH vì tiền gửi trong ngân hàng được
hưởng lãi suất cao.