I. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
2. Định hướng phát triển thẻ NH giai đoạn 2010 2020
Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006- 2010 và định
hướng đến 2020 của Thủ Tướng Chính Phủ.
Để phấn đấu đạt được môi trường thanh toán hiện đại, an toàn, hiệu quả và vững chắc về cơ sở pháp lý ở Việt Nam vào năm 2020, chính phủ cùng với các bộ ngành liên quan đã đưa ra đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh trong thanh toán không dùng tiền mặt với các mục tiêu: đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt an toàn, hiệu quả, sử dụng thuận tiện,
có khả năng từng bước thay thế tiền mặt trong lưu thông; tăng cường năng lực
cạnh tranh của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên thị trường; góp phần
thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia; nâng cao hiệu quả giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa nền kinh tế, góp phần tích cực vào công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong đó xây dựng nhiều đề án phát triển: Đề án hoàn thiện khuôn khổ pháp
lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ
trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010); Nhóm đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công; Đề án thanh toán
tiền mặt trong khu vực dân cư; Nhóm đề án hỗ trợ, phát triển các hệ thống thanh
toán ( hệ thống thanh toán liên ngân hàng, xây dựng trung tâm chuyển mạch, xây
dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động cho các giao dịch … )
Trong đó có một số đề án quan trọng nhằm hỗ trợ, phát triển các hệ thống thanh toán bước đầu đã được thực hiện: Đề án xây dựng trung tâm chuyển mạch
thẻ thống nhất Banknetvn, đề án trả lương qua tài khoản và phát triển mạng lưới
chấp nhận các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt … các tỉnh, thành phố
tạo điều kiện hỗ trợ cho ngành Ngân hàng trên địa bàn phát triển các hoạt động
dịch vụ ngân hàng được thuận lợi: tháo gỡ khó khăn vướng mắc về cơ chế; hỗ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thông qua các chương trình của
tỉnh/Thành phố. Bên cạnh đó, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành có liên quan, phối
hợp, phát triển các dịch vụ ngân hàng của thành phố, nhất là việc phát triển thị trường thẻ ATM, với sự tham gia của các cơ quan, ban ngành (điện lực; Khu Công
nghiệp – Khu chế xuất; Công ty Bưu điện; Bưu chính viễn thông; Công ty cấp nước thành phố) trong việc sử dụng thẻ ATM để thanh toán lương, thưởng; thanh
toán phí bảo hiểm; tiền điện, tiền nước, điện thoại… đã thực sự tạo điều kiện cho
các NHTM mở rộng và phát triển dịch vụ này, hạn chế việc thanh toán bằng tiền
mặt trong phạm vụ tỉnh/thành phố.
Định hướng phát triển ngành NH về sử dụng thẻ.
Trong những năm qua, ngành Ngân hàng Việt Nam vẫn chưa khai thác hết nhu cầu thẻ thanh toán của khách hàng, trong khi đây là 1 trong những yếu tố quan trọng giúp cho sự phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững và hội nhập sâu rộng hơn
vào nền kinh tế thế giới.
Với tốc độ tăng của số lượng thẻ hàng năm vào khoảng 150-300 % cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của loại dịch vụ này. Hệ thống ngân hàng đang ngày
càng hội nhập và phát triển sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, thị trường chứng khoán và thị trường vốn đang phát triển, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt có
xu hướng ngày càng giảm xuống…….là tiền đề cho sự bùng nổ thị trường thẻ VN trong thời gian tới. Do vậy, hệ thống Ngân hàng thương mại cần phải có những
thống thanh toán thẻ chung nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng trên thị trường.
Việc liên kết thẻ vừa đem lại uy tín cho ngân hàng trên thị trường, vừa đáp ứng được nhu cầu phong phú của khách hàng, các ngân hàng Việt Nam hiện tại vẫn mạnh ai nấy làm, đôi khi còn cạnh tranh nhau trong việc phát hành thẻ. Nhiều
nước trên thế giới, từng đi trước trong lĩnh vực ATM, trải qua 3 giai đoạn phát triển: đầu tiên là mỗi ngân hàng tự xây dựng hệ thống thanh toán thẻ riêng. Sau đó
hình thành các nhóm ngân hàng thỏa thuận dùng chung hệ thống. Cuối cùng, tất cả
cùng hợp tác xây dựng một hệ thống duy nhất. “VN là nước đi sau, đáng ra chúng
ta có thể học tập để bỏ qua giai đoạn hai, nhưng thực tế thì chúng ta lại bị xoáy vào lối mòn của các nước đi trước”. Hiện nay, cuối năm 2008, 2 hệ thống thanh toán thẻ liên ngân hàng Banknetvn – Smartlink chính thức kết nối trở thành một hệ
thống thanh toán thẻ thống nhất trên toàn quốc. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
(VBARD); Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng Công
thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam
(Techcombank) là 5 ngân hàng thành viên đầu tiên được kết nối, tất cả các chủ thẻ
của 5 Ngân hàng thành viên nói trên có thể giao dịch với bất kỳ máy ATM nào của cả 5 ngân hàng. Đến nay hệ thống này xử lý 25 ngân hàng thành viên, và đóng vai
trò là Trung tâm xử lý giao dịch (3rd-party processor) cho tất cả các Tổ chức thẻ
Quốc tế tại Việt Nam gồm (Visa International, MasterCard Incorporated, American Express, China UnionPay, JCB, Diners Club ) và vẫn còn số đông các
ngân hàng khác vẫn chưa được kết nối điều này đặt ra vai trò chỉ đạo của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
Phát triển sản phẩm hàm lượng công nghệ cao trong các thẻ giúp cho việc tiêu dùng hiệu quả hơn, đồng thời việc phân tích và xử lý thông tin giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
chóng của công nghệ thông tin, các NHTM VN đã bắt đầu quan tâm tới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào các sản phẩm dịch vụ nói chung và sản phẩm thẻ nói riêng. Hầu hết ở các nước phát triển đã chuyển sang dùng thẻ chip, vì công dụng của thẻ chip là rất lớn. “Thẻ
chip có thể lưu trữ nhiều thông tin quan trọng. Loại thẻ này cũng có thể kết hợp đa
chức năng và ứng dụng từ các ngành công nghiệp khác nhau, như khả năng tính điểm ưu đãi cho khách hàng quen thuộc, nhận dạng, truyền dẫn, hay thông tin sức khỏe” Một cuộc thăm dò ý kiến người tiêu dùng của Tập đoàn Visa International
gần đây tại Việt Nam, người dân cho biết thẻ chíp là một trong những vật quan trọng nhất trong ví tiền của họ. Trên 99% khẳng định rằng thẻ công nghệ chip tốt
hơn các loại thẻ khác; 80% tin tưởng ở sự vượt trội trong bảo mật và an toàn thanh toán.
Hiện nay, có khá nhiều trường hợp dùng thẻ giả để rút tiền, và các chủ thẻ
của ngân hàng bị trộm thông tin, một phần do trình độ quản lý còn yếu, kỹ thuật sản xuất thẻ chưa cao điều này gây sáo trộn và mất lòng tin đối với nhiều người sử
dụng thẻ. Thẻ Chip được mã hóa với độ bảo mật cao hơn rất nhiều các loại thẻ từ
khác, phân tích và xử lý thông tin nhanh hơn giúp việc quản lý rủi ro của ngân hàng thuận lợi hơn.