Hổ trợ doanh nghiệp về lao động trong giai đoạn khó khăn

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số đào tạo lao động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 140 - 149)

Trong nền kinh tế thị trường việc khó khăn về vốn cũng như thị trường khiến cho doanh nghiệp không tìm được đầu ra cho sản phẩm buộc doanh nghiệp phải sa thải lao động cũng như phá sản là việc khó có tránh khỏi. Vì vậy để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp thì chính quyền địa phương cần phải nắm bắt tình hình tăng cường công tác đối thoại nhằm nắm rõ các khó khăn. Thông qua sự hổ trợ của chính quyền địa phương thì các doanh nghiệp có thể san sẻ khó khăn cho nhau bằng cách chia sẻ các đơn hàng, những lao động mất việc làm sẽ được nhanh chóng giới thiệu qua các doanh nghiệp khác. Để thực hiện tốt những việc này đòi hỏi các sở ban ngành trong địa phương cần rà soát nắm bắt kỹ thông tin về hoạt động của các doanh nghiệp và cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra chính quyền địa phương cần hổ trợ cho các doanh nghiệp về công tác tư vấn tìm kiếm việc thị trường. Chính quyền địa phương cần phải thường xuyên gặp mặt các doanh nghiệp nhằm lắng nghe những khó khăn vướng mắc mà doanh nghiệp mắc phải từ đó để có cái hướng cũng như chính sách để cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện ưu đãi cần thiết nhằm hổ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất tăng sản lượng, đặc biệt là quan tâm hổ trợ các dự án đầu tư để sớm đi vào hoạt động sản xuất tung sản phẩm ra thị trường.

Bên cạnh đó chính quyền địa phương cần thành lập một cái Qũy đầu tư phát triển nhằm hổ trợ các doanh nghiệp về vốn lúc các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn để kéo doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ phá sản cũng như giải quyết tiền

lương cho người lao động, hoặc hổ trợ doanh nghiệp mua nguyên vật liệu để sản xuất khi doanh nghiệp đã tìm ra được đầu ra cho sản phẩm của mình.

3.4. Một số khuyến nghị đối với chính quyền tỉnh Khánh Hòa

3.4.1. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng dựa trên lợi thế sẵn có

Trong giai đoạn tới, tỉnh Khánh Hòa cần xây dựng kế hoạch và bước đầu hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ hóa, hiện đại hóa, hướng đến đẳng cấp là trung tâm kinh tế chính trị văn hóa xã hội của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Tiến hành quy hoạch phát triển theo hướng phát triển trong dài hạn của xã hội tránh tình trạng manh mún bằng việc cần có một quy hoạch phát triển chuẩn về cơ sở hạ tầng trong thời gian dài mà không bị lỗi thời.

Với lợi thế là tỉnh ven biển được thiên nhiên ban tặng nhiều bãi vịnh đẹp kín gió, vì vậy Khánh Hòa cần phải có chiến lược phát triển lấy kinh tế biển là trọng tâm. Xây dựng thành trung tâm du lịch biển có tầm cỡ vươn tới so sánh đẳng cấp với các khu du lịch biển khác trong khu vực như Puket, Hawai...

3.4.2. Tạo điều kiện để trở thành trung tâm du lịch biển của cả nước và của khu vực, ngành công nghiệp gắn liền với biển của khu vực, ngành công nghiệp gắn liền với biển

Để trở thành trung tâm du lịch biển nổi tiếng không chỉ trong nước và của thế giới thì Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung cần phải có quy hoạch định hướng phát triển du lịch biển dựa trên nền tảng xanh đảm bảo môi trường trong sạch. Bên cạnh đó cần phải có hướng quy hoạch đầu tư vào các dịch vụ du lịch như vui chơi giải trí, nghĩ dưỡng cao cấp cần phải đa dạng hóa nhưng không được trùng lặp giữa các địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh để tránh sự nhàm chán cho du khách và cần phải xây dựng những loại hình du lịch đặc trưng chỉ có mỗi Nha Trang Khánh Hòa có mà các địa phương trên cả nước không có được. Việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch cũng như các sản phẩm lạ trong du lịch với mục đích chính là tăng khả năng thu hút khách tới tham quan cũng như thời gian lưu trú của khách tại Khánh Hòa trong thời gian dài. Cần mở rộng du lịch không chỉ ở biển mà cần có các sản phẩm đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng tại các vùng núi và

cao nguyên nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của địa phương.

Theo phát biểu của Bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa Lê Thanh Quang trong diễn đàn Kinh tế biển Việt Nam 2011 thì “ Khánh Hòa với điểm nhấn là khu nghỉ dưỡng cao cấp như Vinpearland, Annamadra, Yến sào... cho thấy biển mang lại nguồn lợi to lớn như thế nào đối với Khánh Hòa, nhưng so với tiềm năng mà Khánh Hòa có được thì nó quá nhỏ nhoi” đây là một thực tế từ bao nhiêu năm nay khi Việt Nam là một quốc gia có diện tích phần mặt nước biển gấp 3 lần diện tích đất liền. Nghị quyết về chiến lược biển Việt Nam đến 2020 đã xác định kinh tế biển Việt Nam phải đóng góp khoảng 53-54% GDP của cả nước, Khánh Hòa là một tỉnh ven biển được xếp là địa phương có lợi thế nhất của cả nước khi có đủ những điều kiện để phát triển mạnh mẽ kinh tế biển vì vậy để thực hiện lấy biển để phát triển Khánh Hòa cần phải có những chính sách linh động thu hút đầu tư trong nước và đặc biệt là đầu tư của nước ngoài đặc biệt là nguồn đầu tư từ các quốc gia có lợi thế là phát triển kinh tế từ biển, Khánh Hòa cần tập trung phát triển những ngành phụ trợ cho khai thác biển trước tiên như sửa chữa tàu biển, tiếp nhận xăng dầu, cảng trung chuyển hàng hóa quốc tế cho các nước trong khu vực, các ngành công nghiệp phụ trợ cho khai thác thủy sản. Không những vậy tỉnh Khánh Hòa cần phải tư vấn cho các Bộ cũng như Chính phủ về chính sách phát triển kinh tế biển cần phải tập trung có trọng tâm trọng điểm theo khu vực lấy lợi thế tự nhiên làm bàn đạp phát triển rồi từ đó sẽ lan tỏa sang các địa phương khác tránh tình trạng đầu tư dàn trải cho nhiều địa phương mà không đem lại hiệu quả cao trong khi chưa nói trường hợp đầu tư dỡ dang gây thất thoát và lãng phí trong đầu tư.

Trong tương lai, với vai trò Khánh Hòa là trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước cùng với chiến lược phát triển kinh tế biển của địa phương, khi đó thương hiệu Khánh Hòa sẽ gắn liền với thương hiệu biển của Việt Nam đóng vai trò là kết nối giữa các nước trong khu vực cũng như trên thế giới về du lịch và hàng hải quốc tế.

3.4.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức

Đội ngũ viên chức tại các cơ quan hành chính là lực lượng chính để giám sát, hướng dẫn ...thực hiện các chính sách của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương trên địa bàn tỉnh. Vì vậy để nâng cao chất lượng điều hành các hoạt của địa phương thì công việc trước tiến cần phải thực hiện đó là nâng cao chất lượng trình độ của đội ngũ này nhằm đáp ứng được những yêu cầu của nhân dân của các doanh nghiệp đề ra để thực hiện công tác quản lý hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn.

Để thực hiện được điều này thì Uỷ ban nhân dân tỉnh và các ban ngành trong tỉnh cần phải xây dựng cái khung chuẩn năng lực cho tầng vị trí cấp bậc chức vụ của các đơn vị cơ quan trên địa bàn tỉnh. Năng lực ở đây không chỉ là trình độ nó bao gồm các kỹ năng phục vụ, phong thái, đạo đức... trong giao tiếp với nhân dân, bên cạnh kiến thức chuyên môn của từng vị trí thì cần phải có trình độ cho tầng vị trí ở các cấp khác nhau. Hàng năm, hàng quý cần phải giám sát đánh giá chặt chẽ hoạt động của các cán bộ tại các cơ quan nhà nước, việc giám sát này có thể là do đơn vị giám sát trực tiếp hoặc do nhận xét đánh giá của nhân dân tới giao dịch với đơn vị.

Bên cạnh xây dựng khung chuẩn năng lực thì cần phải có chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với người tài để thu hút và giữ chân họ lại với các cơ quan nhà nước – đặc biệt là các cơ quan hưởng lương chính từ ngân sách của nhà nước. Thu nhập ổn định thì cán bộ mới yên tâm công tác, không vướng vào các tệ nạn như tham nhũng nhận hối lộ... Để thực hiện việc này chính quyền địa phương có thể lập một cái quỹ hổ trợ đối với các cán bộ là những người có tài đang làm việc và nghiên cứu tại các cơ quan của nhà nước.

Cần phải nâng cao nhận thức về năng lực điều hành của chính quyền đối với các doanh nghiệp trong tỉnh và có ý thức phục vụ họ đối với các hoạt động của doanh nghiệp bằng các chính sách đưa ra với mục tiêu chính là tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp hoạt động.

Cán bộ công chức tại các cơ quan phải chuyển từ tư duy nhận thức quản lý sang tư duy phục vụ nhân dân bằng việc chuẩn bị các trang thiết bị như phòng chờ có nước uống, sách báo đọc tham khảo, bàn ghế sạch sẽ... tiếp đón công dân niềm nỡ, chỉ dẫn nhiệt tình, cần công khai tất cả các thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết từng thủ tục hành chính để nhân dân được biết. Và cần phải đảm báo nguyên tắc mọi công dân đều được đối xử như nhau khi tới làm việc tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn.

3.4.4. Công nghệ thông tin mọi hoạt động hành chính

Để đáp ứng nhu cầu làm việc của nhân dân của doanh nghiệp và các ban ngành chính quyền trong tỉnh một cách thống nhất và đồng bộ cùng với việc tiết kiệm thời gian đi lại cũng như chờ đợi tỉnh cần phải ứng dụng công nghệ thông tin vào các mặt sau:

Thông qua mạng điện tử cung cấp cho người dân những thông tin cần thiết về hoạt động hành chính công. Các thông tin này không những được truyền trên internet mà còn qua cả mạng điện thoại.

Sử dụng công nghệ thông tin để liên kết với các cơ quan hành chính trong việc phối hợp cung ứng dịch vụ công cho công dân. Bằng cách hình thành một hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất, bản thân các cơ quan hành chính có thể sử dụng hệ thống dữ liệu tổng hợp chung mà không mất thời gian đi thu thập lại thông tin này.

Cung cấp các thông tin công cộng và phản hồi của nhân dân thông qua mạng thông tin của tỉnh. Hệ thống thông tin này cần cung cấp cho nhân dân chức năng nhiệm vụ của các sở ban ngành chính quyền trên toàn địa bàn tỉnh, các thủ tục cũng như dịch vụ hành chính các cơ quan này cung cấp cho nhân dân. Mỗi cơ quan cần lập hộp thư riêng để tiếp nhận các yêu cầu kiến nghị hoặc khiếu nại của công dân và trả lời các thư này một cách nhanh chóng.

Để thực hiện những công việc trên thì cần phải tiến hành đầu tư hệ thống thông tin – nhưng rất tốn kém vì vậy cần phải có chiến lược dài hạn đầu tư từng bước sau đó tiến hành đấu ghép đồng bộ cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó cần phải tiến

hành đào tạo nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động. Mỗi ban ngành cần thành lập tổ hay bộ phận thiết lập hệ thống máy tính kết nối xuyên suốt toàn bộ cơ quan và thiết kế những phần mềm ứng dụng phù hợp với chức năng từng cơ quan. Hình thành mạng dịch vụ tự động phục vụ khách hàng là các công dân trong các thủ tục hành chính đơn giản... Ngoài ra mỗi sở ban ngành cần có một website riêng để phục vụ cho công tác cung cấp thông tin tới người dân của đơn vị mình và tiếp nhận ý kiến phản hồi của người dân đối với cơ quan mình.

3.4.5. Tăng cường hợp tác với các địa phương trong khu vực

Do đặc thù về địa lý cũng như phong tục tập quán của các địa phương nằm trong khu vực Duyên hải miền Trung cũng như các địa phương khu vực Tây Nguyên nên các địa phương này chưa có tính liên kết chặt chẽ giống như các địa phương ở khu vực Đồng bằng sông Hồng hay là sông Cửu Long.

Các địa phương trong khu vực không có tính liên kết nên vốn đầu tư vào khu vực này tuy nhiều nhưng chưa phát huy được hết hiệu quả triệt để của nó và cũng không khai thác được toàn bộ giá trị của các công trình đầu tư nên gây một tổn thất rất lớn. Nguyên nhân của việc này chính là các địa phương trong vùng tính hợp tác phát triển rất cao, địa phương nào cũng muốn tạo điểm nhấn cho riêng mình, ai cũng muốn có cảng biển, cũng muốn có sân bay... trong khi tất cả các địa phương đều có nét tương đồng nhau về điều kiện tự nhiên.

Để giải quyết được tình trạng này thì việc nhất thiết là các địa phương cần phải họp bàn để cùng đi đến thống nhất chung cho việc quy hoạch phát triển của khu vực để tránh trường hợp chồng chéo nhau trong công tác đầu tư quy hoạch có như vậy thì mới tận dụng được điều kiện tự nhiên và khai thác được triển để hiệu quả của các công trình đầu tư.

Để thực hiện được cần có những địa phương đi đầu đặc biệt là các địa phương có tiềm lực kinh tế cũng như điều kiện đứng ra chủ trì cũng như hy sinh một số quyền lợi của mình như Khánh Hòa, Đà Nẵng, Nghệ An, Lâm Đồng... Có như vậy mới đưa kinh tế xã hội của khu vực phát triển.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Sau khi nghiên cứu phân tích thực trạng chỉ số đào tạo lao động trên chương 2 kết hợp với sự tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau cũng như sự tư vấn của các chuyên viên bên sở Kể hoạch và Đầu tư và sở Lao động Thương binh và Xã hội của tỉnh Khánh Hòa và đặc biệt dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tới năm 2020, quy hoạch phát triển hệ thống đào tạo nghề của tỉnh tới năm 2020 và quy hoạch hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm đến năm 2020 của tỉnh Khánh Hòa tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện chỉ số đào tạo lao động.

Các giải pháp tác giả đưa ra theo nhóm giải pháp dành cho đào tạo nghề, nhóm giải pháp dành cho trung tâm giới thiệu việc làm và các giải pháp dành cho doanh nghiệp và giải pháp cho lực lượng lao động. Bên cạnh đó tác giả còn đưa ra một số khuyến nghị cho chính quyền tỉnh Khánh Hòa nhằm mục đích cải thiện chỉ số đào tạo lao động nói riêng và chỉ số PCI nói chung.

KẾT LUẬN

Sau gần 30 năm thực hiện công tác đổi mới Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong đời sống kinh tế xã hội. Nhưng việc phát triển tại các địa phương còn chưa đồng đều giữa các địa phương còn có sự chênh lệch, có tỉnh phát triển nhanh có tỉnh phát triển chậm. Sự khác nhau cơ bản này xuất phát từ năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Giai đoạn 2010-2020 là giai đoạn nền kinh tế hội nhập sâu hơn. Việt Nam tiếp tục thực hiện những cam kết tiếp theo khi gia nhập WTO, hiệp định thương mại Việt- Mỹ... Vì vậy sẽ có những thay đổi lớn trong nền kinh tế đặc biệt là xóa bỏ một số rào cản về kinh tế gia tăng áp lực cạnh tranh về tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Khánh Hòa là một trong những địa phương có mức GDP đứng trong top 10 của cả nước thì càng gay gắt hơn trong vòng xoáy của cạnh tranh – đây cũng có thể là cơ hội và thách thức đối với địa phương.

Chỉ số đào tạo của Khánh Hòa còn nhiều hạn chế về tốc độ tăng điểm chưa đều vì một vài lý do khách quan và chủ quan nào đó nhưng nếu các ban ngành của

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số đào tạo lao động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 140 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)