Do đặc thù về địa lý cũng như phong tục tập quán của các địa phương nằm trong khu vực Duyên hải miền Trung cũng như các địa phương khu vực Tây Nguyên nên các địa phương này chưa có tính liên kết chặt chẽ giống như các địa phương ở khu vực Đồng bằng sông Hồng hay là sông Cửu Long.
Các địa phương trong khu vực không có tính liên kết nên vốn đầu tư vào khu vực này tuy nhiều nhưng chưa phát huy được hết hiệu quả triệt để của nó và cũng không khai thác được toàn bộ giá trị của các công trình đầu tư nên gây một tổn thất rất lớn. Nguyên nhân của việc này chính là các địa phương trong vùng tính hợp tác phát triển rất cao, địa phương nào cũng muốn tạo điểm nhấn cho riêng mình, ai cũng muốn có cảng biển, cũng muốn có sân bay... trong khi tất cả các địa phương đều có nét tương đồng nhau về điều kiện tự nhiên.
Để giải quyết được tình trạng này thì việc nhất thiết là các địa phương cần phải họp bàn để cùng đi đến thống nhất chung cho việc quy hoạch phát triển của khu vực để tránh trường hợp chồng chéo nhau trong công tác đầu tư quy hoạch có như vậy thì mới tận dụng được điều kiện tự nhiên và khai thác được triển để hiệu quả của các công trình đầu tư.
Để thực hiện được cần có những địa phương đi đầu đặc biệt là các địa phương có tiềm lực kinh tế cũng như điều kiện đứng ra chủ trì cũng như hy sinh một số quyền lợi của mình như Khánh Hòa, Đà Nẵng, Nghệ An, Lâm Đồng... Có như vậy mới đưa kinh tế xã hội của khu vực phát triển.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Sau khi nghiên cứu phân tích thực trạng chỉ số đào tạo lao động trên chương 2 kết hợp với sự tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau cũng như sự tư vấn của các chuyên viên bên sở Kể hoạch và Đầu tư và sở Lao động Thương binh và Xã hội của tỉnh Khánh Hòa và đặc biệt dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tới năm 2020, quy hoạch phát triển hệ thống đào tạo nghề của tỉnh tới năm 2020 và quy hoạch hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm đến năm 2020 của tỉnh Khánh Hòa tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện chỉ số đào tạo lao động.
Các giải pháp tác giả đưa ra theo nhóm giải pháp dành cho đào tạo nghề, nhóm giải pháp dành cho trung tâm giới thiệu việc làm và các giải pháp dành cho doanh nghiệp và giải pháp cho lực lượng lao động. Bên cạnh đó tác giả còn đưa ra một số khuyến nghị cho chính quyền tỉnh Khánh Hòa nhằm mục đích cải thiện chỉ số đào tạo lao động nói riêng và chỉ số PCI nói chung.
KẾT LUẬN
Sau gần 30 năm thực hiện công tác đổi mới Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong đời sống kinh tế xã hội. Nhưng việc phát triển tại các địa phương còn chưa đồng đều giữa các địa phương còn có sự chênh lệch, có tỉnh phát triển nhanh có tỉnh phát triển chậm. Sự khác nhau cơ bản này xuất phát từ năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Giai đoạn 2010-2020 là giai đoạn nền kinh tế hội nhập sâu hơn. Việt Nam tiếp tục thực hiện những cam kết tiếp theo khi gia nhập WTO, hiệp định thương mại Việt- Mỹ... Vì vậy sẽ có những thay đổi lớn trong nền kinh tế đặc biệt là xóa bỏ một số rào cản về kinh tế gia tăng áp lực cạnh tranh về tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Khánh Hòa là một trong những địa phương có mức GDP đứng trong top 10 của cả nước thì càng gay gắt hơn trong vòng xoáy của cạnh tranh – đây cũng có thể là cơ hội và thách thức đối với địa phương.
Chỉ số đào tạo của Khánh Hòa còn nhiều hạn chế về tốc độ tăng điểm chưa đều vì một vài lý do khách quan và chủ quan nào đó nhưng nếu các ban ngành của tỉnh có một cái nhìn chính xác hơn về các lý do này thì có thể từng bước gỡ bõ và nâng cao được chỉ số đào tạo lao động lên góp phần rất lớn cho việc cải thiện chỉ số PCI hiện nay của tỉnh.
Trong giai đoạn tới, Khánh Hòa quy hoạch sẽ trở thành tỉnh theo cơ cấu Dịch vụ du lịch và công nghiệp chiếm tỷ lệ cao vì vậy đòi hỏi một lượng lớn lao động đặc biệt là lao động có tay nghề cao. Vậy chính quyền địa phương ngay từ bây giờ cần phải nhanh chóng xác định vai trò cũng như tầm quan trọng của người lao động và từ đó có những hổ trợ về chính sách để các doanh nghiệp an tâm hơn trong việc tuyển dụng đội ngũ lao động.
Đề tài tập trung vào các vấn đề chính sau:
1. Hệ thống hóa về các khái niệm năng lực cạnh tranh, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
2. Trình bày bản chất về hệ thống của các chỉ tiêu đánh giá chỉ số đào tạo lao động của PCI.
3. Phân tích so sánh đánh giá thực trạng chỉ số đào tạo lao động dựa trên những kết quả tổng hợp từ báo cáo PCI của VCCI của tác giả.
4. Kết hợp với sự tư vấn của các chuyên viên các sở ban ngành trong tỉnh và tìm hiểu của tác giả đã đưa ra được những nguyên nhân chính tác động đến chỉ số đào tạo lao động của Khánh Hòa.
5. Dựa trên những kết quả đã phân tích cũng như nhưng nguyên nhân tác giả đã đưa ra những giải pháp đề xuất nhằm cải thiện chỉ số đào tạo lao động góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Khánh Hòa.
Những đóng góp của đề tài:
1. Vận dụng lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh làm rõ năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam hiện nay.
2. Thông qua tìm hiểu từ nhiều nguồn tài liệu để phân tích rõ đặc điểm của từng chỉ tiêu để đo lường chỉ số đào tạo lao động.
3. Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực hạng chỉ số đào tạo lao động của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2006-2011.
4. Đề xuất một số giải pháp dựa trên những cơ sở thực tiễn tại địa phương và có khả thi thực hiện nhằm cải thiện chỉ số đào tạo lao động góp phần cải thiện chỉ số PCI của Khánh Hòa.
Những hạn chế của đề tài:
Được sự giúp đỡ nhiệt tình từ giáo viên bộ môn quản trị kinh doanh – Khoa Kinh tế- trường Đại học Nha Trang và các chuyên viên của sở Kế hoạch đầu tư, sở Lao động Thương binh và Xã hội cùng với sự cố gắng của bài thân, xong đề tài không thể không có những thiếu sót.
đào tạo lao động được đưa vào đánh giá PCI từ năm 2006 nhưng hiện nay vẫn còn ít công trình nghiên cứu về chỉ số này nên nguồn tài liệu còn nhiều hạn chế để tham khảo để tác giả có cái nhìn về PCI thấu đáo hơn.
2. Vì thời gian có hạn nên tác giả chưa thu thập được dữ liệu thực tế từ các doanh nghiệp trên địa bàn để có một cái nhìn độc lập hơn đối với chỉ số đào tạo lao động cũng như chỉ số PCI, nguồn dữ liệu tác giả dùng để nghiên cứu chỉ dùng lại ở những dữ liệu mà VCCI cung cấp nên việc tìm ra nguyên nhân của chỉ số tác giả phụ trách còn nhiều thiếu sót.
3. Do điều kiện của bản thân tác giả còn hạn chế nên chưa có được những cuộc tiếp xúc với lãnh đạo chính quyền địa phương để thắc mắc một số điểm còn phân vân trong báo cáo vì vậy việc giải thích nguyên nhân có thể chưa đi sát với thực tế của doanh nghiệp.
4. Một số giải pháp tác giả đưa ra có thể còn mang tính chung chung chưa có tính cụ thể và phương pháp thực hiện như thế nào do tác giả không có điều kiện tiếp xúc cụ thể để từ đó đề xuất ra giải pháp chi tiết.