Đào tạo lao động, nâng cao chất lượng nguồn lao động

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số đào tạo lao động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 127 - 149)

Hiện nay, sự khác biện giữa các địa phương trong cả nước đó chính là đội ngũ lao động có trình độ và chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của DN. Cùng với các trường Đại học, Cao đẳng, trường nghề do Trung ương quản lý thì hiện

nay Khánh Hòa cũng đã phát triển được hệ thống trường, trung tâm đào tạo nghề nhằm đáp ứng một phần nào yêu cầu của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và định hướng quy hoạch phát triển của địa phương thì Khánh Hòa cần thực hiện một số giải pháp sau đây nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của địa phương.

3.3.1.1. Ưu tiên và gắn kết giữa đào tạo nghề với phát triển kinh tế của địa

phương

Theo đề án quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương trong giai đoạn 2010 -2015 và định hướng 2020 thì Khánh Hòa thì kinh tế của địa phương sẽ chuyển dịch theo cơ cấu Dịch vụ du lịch – Công nghiệp – Nông lâm ngư nghiệp dựa trên những lợi thế sẵn có của địa phương để thu hút đầu tư của ngoại lực.

Để thực hiện được mục tiêu đề ra thì tỉnh Khánh Hòa cần phải quy hoạch hệ thống đào tạo nghề theo hướng trọng tâm phát triển của tỉnh đã đề ra. Đào tạo nghề cần phải đi trước một bước là quá trình chuẩn bị hết sức quan trọng cho việc phát triển về sau.

Nhằm đáp ứng đội ngũ nhân lực cho ngành dịch vụ du lịch thì trước mắt cần phải mở các lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ công tác quản lý cho các hộ kinh doanh dịch vụ nhà hàng khách sạn nhỏ... về công tác quản lý hoạt động của hệ thống nhà hàng khách sạn này để các đối tượng này nắm vững những nguyên tắc cơ bản trong công tác quản lý điều hành hoạt động nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch khi tới địa phương.

Trong thời gian tới cần phải có quy hoạch phát triển đội ngũ nhân sự trình độ cao cho các hoạt động dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu của các DN đang tiến hành đầu tư vào hệ thống khách sạn, resort đẳng cấp quốc tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện nay. Bên cạnh đào tạo nghiệp vụ thì cần phải tiến hành đào tạo ngoại ngữ bên cạnh ngoại ngữ chính là tiếng Anh thì cần phải có thêm một số ngoại ngữ phụ như Pháp, Nga, Nhật... đặc biệt là một số ngoại ngữ hiếm để có thể tiến hành thực hiện tốt đáp ứng tối đa nhu cầu với khách khi lưu trú tại địa

phương.

Song song cần phải đầu tư cơ sở vật chất cho các trường để tiến hành xây dựng hệ thống mô phỏng phục vụ công tác giảng dạy đặc biệt là các phòng thực hành nghiệp vụ theo chuẩn của các doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng để giảng dạy cho học viên nhằm xây dựng cho học viên những kỹ năng công việc có thể đáp ứng yêu cầu làm việc ngay sau khi tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Đối với các ngành công nghiệp thì cần phải có chương trình giảng dạy phù hợp với quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh trong thời gian tới. Đặc biệt là các ngành mà tỉnh đang có thế mạnh phát triển như đóng tàu, xây dựng, chế biến thủy sản... cần phải có chính sách khuyến khích đầu tư vào đào tạo các ngành nghề này cho các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh – vì hiện nay đầu tư cho công tác dạy nghề kỹ thuật đặc biệt là ngành kỹ thuật cao thì cần phải có kinh phí rất lớn cho hệ thống mô hình nhà xưởng thực hành không phải trường nào cũng có thể đầu tư được ngay vì vậy chính quyền địa phương cần phải đầu tư một cách có hệ thống và đồng bộ phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.

Về nông nghiệp khai thác thủy sản đây là một trong những ngành sử dụng lao động nhiều nhưng giá trị thu về không cao vì vậy cần phải có những chương trình đào tạo ngắn hạn cho người dân về các phương pháp khai thác trồng trọt cũng như phòng tránh bệnh tật trên các vật nuôi cây trồng, bên cạnh đó cần phải có quy hoạch vùng trồng các cây nguyên liệu cho ngành công nghiệp như mía đường, thuôc lá- đây là những ngành thế mạnh của tỉnh hiện nay.

3.3.1.2. Xã hội hóa thu hút đầu tư dạy nghề và xây dựng đội ngũ nhân lực

trình độ cao phục vụ công tác giảng dạy

Bên cạnh việc đầu tư cở sở hạ tầng trang thiết bị, cơ sở vật chất nhà xưởng phục vụ học tập và giảng dạy cho học viên ở các trường nghề công lập, thì tỉnh cần phải có chính sách khuyến khích công tác xã hội hóa hoạt động dạy nghề, thu hút các thành phần kinh tế khác nhau tham gia vào hoạt động dạy nghề. Mục tiêu cần

phải đặt ra là thu hút các nguồn lực từ các doanh nghiệp trong nước cũng như hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực dạy nghề của địa phương, tranh thủ đầu tư để nâng cao cở sở hạ tầng phục vụ dạy nghề. Để tiến hành xã hội hóa thành công thì cơ quan quản lý nhà nước cần phải có các chính sách hổ trợ công tác dạy nghề đặc biệt là dạy nghề tư nhân như cho thuê đất đai để mở rộng cở sở dạy nghề với chi phí thấp, các thủ tục về đất đai, giấy phép đầu tư, giấy phép thành lập... cần phải giải quyết nhanh chóng và kịp thời cho các đơn vị ngoài công lập tham gia công tác đào tạo nghề. Bên cạnh đó chính quyền địa phương cần phải có những hổ trợ về các chương trình giới thiệu quảng bá tới người học về các cơ sở đào tạo này, ngoài ra Sở Lao động Thương binh và Xã hội cần có nhưng tư vấn về chương trình giảng dạy cho các đơn vị này để các đơn vị dễ dàng nâng cao chất lượng đào tạo.

Để có một hệ thống trường đào tạo nghề tốt bên cạnh nhà xưởng phòng thực hành tốt thì cần phải có đội ngũ giảng dạy chất lượng cao đáp ứng được những đổi thay cũng như yêu cầu phát triển của xã hội. Hiện nay việc thu hút giảng viên có chất lượng là khó khăn chung của tất cả các địa phương trên cả nước. Đặc biệt tại các trường nghề công lập, nơi bị hạn chế và ràng buộc rất nhiều trong cơ chế lương thưởng thì nguy cơ không đủ giảng viên nghề giỏi là rất lớn. Để giải quyết vấn đề này tỉnh cần phải có kế hoạch thu hút đội ngũ trí thức chất lượng cao và dành một số chỉ tiêu phân bổ cho các trường dạy nghề. Ngoài ra tỉnh cần tiến hành thu hút các sinh viên khá giỏi là con em của địa phương hiện nay đang theo học các khối ngành kỹ thuật tại các trường kỹ thuật có chất lượng như Đại học Bách Khoa, Sư phạm kỹ thuật... bằng việc cấp học bổng hàng tháng cho các em sinh viên và các em sẽ cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ trở lại quê hương phục vụ công tác giảng dạy trong các trường nghề. Bên cạnh đó, có thể mời các chuyên gia giỏi hiện nay đang làm việc tại các nhà máy, hay quản lý cao cấp có kinh nghiệm của các khách sạn resort cao cấp trên địa bàn tỉnh tham gia giảng dạy tại các trường nghề trên địa bàn tỉnh.

3.3.1.3. Đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp

Đây là mục tiêu trong định hướng quy hoạch phát triển đào tạo nghề của tỉnh giai đoạn 2010-2020 của tỉnh Khánh Hòa đã đưa ra. Hiện nay vẫn còn tồn tại một số chương trình đào tạo nghề không còn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp đề ra khiến cho người học không đăng ký tham gia học cũng như các doanh nghiệp tham gia hổ trợ đào tạo. Hiện nay xu hướng chung là đào tạo theo địa chỉ nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu của người tuyển dụng cũng như đảm bảo khả năng ra trường của các học viên theo làm đúng chuyên môn đã được đào tạo. Các trường nghề cần phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước, hội doanh nghiệp, các nhà đầu tư... từ khâu chọn nghề đào tạo xây dựng chương trình đào tạo cho tới khâu tuyển sinh.

Uỷ ban nhân dân tỉnh cùng với các sở ban ngành như Sở Lao động Thương binh và Xã hội, sở Kế hoạch Đầu tư cùng với các trường các doanh nghiệp cần ngồi lại với nhau thảo luận và đưa ra tiêu chí kỹ năng nghề của công nhân trường nghề. Sau đó trường sẽ đào tạo theo tiêu chí mà các doanh nghiệp đã đưa ra. Bên cạnh đó trường nghề cần phải năng động tìm kiếm tới các doanh nghiệp để ký kết các hợp đồng đào tạo theo dạng đặt hàng đào tạo những khóa học nghề từ ngắn hạn đến dài hạn và trong quá trình đào tạo sẽ có sự tham gia giám sát chất lượng đào tạo bởi các doanh nghiệp này. Trong quá trình đào tạo nghề bằng mối quan hệ của mình với các doanh nghiệp sinh viên sẽ có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp khi đáp ứng được yêu cầu thì doanh nghiệp sẽ tiến hành tuyển dụng.

Theo định hướng phát triển của tỉnh trong thời gian tới thì Khánh Hòa sẽ có thêm một số khu công nghiệp đi vào hoạt động như khu công nghiệp Ninh Thủy, khu công nghiệp Bắc – Nam Cam Ranh, khu công nghiệp Vạn Thắng, đặc biệt là khu kinh tế Vân Phong... vì vậy đòi hỏi cần một lượng lớn nhân lực có tay nghề chuyên môn cao để đáp ứng nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp tại các khu vực này. Trên địa bàn các huyện Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa, thành phố Cam Ranh đều có các trường trung cấp nghề vì vậy để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng thì các

trường này cần phải tìm hiểu nghiên cứu rõ các sản phẩm sẽ sản xuất trong các khu công nghiệp và tiến hành đào tạo đội ngũ sinh viên nghề theo nhóm ngành chủ yếu của khu công nghiệp. Với việc này có thể là điều kiện rất tốt nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp hiện nay và sinh viên sau khi ra trường cũng có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm tại các khu công nghiệp này cho bản thân mình.

3.3.1.4. Tư vấn và hổ trợ cho người học nghề

Hiện nay, đang tồn tại một bộ phận không nhỏ người dân đang có xu hướng theo học những ngành nghề được cho là đang thời thượng và dễ xin được việc sau khi ra trường và đây là những công việc nhẹ nhàng như các ngành kinh tế, tài chính kế toán, quản trị kinh doanh...Một số ngành đòi về kỹ thuật hiện nay đang rất ít đăng ký học. Việc lựa chọn ngành nghề để học hiện nay ở nước ta một phần cũng là do tâm lý xã hội một phần dưới sự tác động của những người xung quanh bản thân người học, khiến cho một lượng không nhỏ người học hiện nay đang theo học các ngành học không phải là sở trường hay là sở thích của bản thân như vậy một lượng nhỏ người học sẽ không cống hiến được những khả năng mà bản thân mình có vào công việc. Thực trạng này cũng xuất phát từ công tác tư vấn tuyên truyền của các địa phương cho học viên trước khi tham gia học nghề.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực trước tiên cần phải có định hướng nghề nghiệp tốt cho học sinh ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế trường Trung học Phổ thông có như vậy các em mới có thể lựa chọn đúng nghề nghiệp phù hợp với bản thân của các em và phát huy tốt niềm đam mê cũng như sở thích vào công việc sau này khi các em tham gia vào sản xuất tại các công ty, bên cạnh đó cũng làm giảm đi một số lượng không nhỏ sinh viên sau khi đào tạo xong lại không theo đuổi ngành nghề mà các em đã được đào tạo tại các trường. Để thực hiện tốt chương trình này thi các đơn vị liên quan của tỉnh như Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường Trung học Phổ thông, các trường nghề... cần có những buổi tư vấn nói chuyện với các em học sinh 12 về những

ngành nghề các trường hiện nay đang đào tạo, xu hướng phát triển của các ngành đó hiện nay như thế nào, cần có những bài kiểm tra trắc nghiệm về kỹ năng, tâm lý sau đó các chuyên gia tư vấn sẽ định hướng cho các em về những nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân các em để các em theo học.

Bên cạnh đó tỉnh cũng cần có những chính sách hổ trợ cho người tham gia học nghề bằng các chương trình tài trợ một phần hoặc hoàn toàn học phí nhà ở thậm chí đảm bảo cam kết đầu ra đối với một số ngành nghề đặc biệt, hoặc ngành nghề hiện nay có nhu cầu cao nhưng mà lượng học sinh theo học ít để thu hút người học vào các ngành này nhằm tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp muốn đầu tư xây dựng phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Việc hổ trợ người học bên cạnh việc tạo điều kiện cho người học an tâm đầu tư cho việc học tập ngoài ra còn đảm bảo đủ một số lượng cần thiết đội ngũ nhân lực đối với một số ngành nghề đặc thù nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế địa phương của tỉnh.

Tóm lại, việc tư vấn cũng như hổ trợ cho học sinh trước khi tham gia học tập tại các trường nghề là một việc làm hết sức quan trọng nhằm tạo ra một đội ngũ nhân lực trình độ cao có tâm huyết với nghề nghiệp đã chọn và có thể phân bổ đủ nguồn lực cho các lĩnh vực hiện nay đang thiếu và yếu về đội ngũ lao động của địa phương.

3.3.1.5. Thiết lập quan hệ trao đổi kinh nghiệm đào tào trong và ngoài nước

Việc đào tạo đội ngũ lao động không phải một mình một trường hay một địa phương có thể đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở vật chất cũng như trình độ để đào tạo một đội ngũ nhân lực chất lượng đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp cũng như quá trình phát triển của địa phương.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển thì một yêu cầu không thể thiếu đó là hợp tác trao đổi kinh nghiệm giữa các trường trong và ngoài nước thông qua việc trao đổi học viên hoặc cử học viên tham gia học tập tại các trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

về đào tạo nghề cũng như công nghệ và kinh tế và có thế mạnh các ngành mà trường hiện nay đang yếu về tham gia giảng dạy cho học viên của mình tại các trường nhằm giúp các em tiếp cận được những kiến thức mới lạ. Hàng năm có thể cử cán bộ giảng dạy của trường tham gia các khoa học bổ túc kiến thức tại các trường. Bên cạnh đó chính quyền địa phương có thể tạo điều kiện chính sách thông thoáng cho các trường đại học cao đẳng hàng đầu của cả nước mở các chi nhánh, phân hiệu đào tạo tại địa phương thông qua hệ thống cơ sở vật chất sẵn có. Hợp tác ngoài nước: Chính quyền có thể kêu gọi các trường nước ngoài hợp tác đào tạo với các trường nghề của tỉnh thông qua các chuyến đi thăm và làm việc với các nước bằng việc chuyển giao các chương trình đào tạo tham gia hợp tác các đào tạo với các trường đặc biệt là các ngành hiện nay trong nước đang còn yếu. Hàng năm tỉnh có thể cấp học bổng các học sinh phổ thông hay sinh viên xuất sắc đi đào tạo các ngành đòi hỏi kỹ thuật và công nghệ cao như điện tử, công nghệ vật liệu, nghiên cứu biển... sau này về phục vụ cho công tác nghiên cứu của tỉnh. Ngoài ra các trường cũng như chính quyền địa phương có thể tìm kiếm hợp tác với

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số đào tạo lao động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 127 - 149)