Nguyên nhân gây nên những biến động về chỉ số lao động của Khánh

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số đào tạo lao động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 114 - 149)

chỉ tiêu kém nhất thì Khánh Hòa ít hơn. Những chỉ tiêu mà Quảng Ninh hơn các địa phương miền Trung chủ yếu là những chỉ tiêu thu thập từ dữ liệu cứng là số lao động qua đào tạo và Tốt nghiệp THPT với lợi thế là khu vực đồng bằng phía Bắc hiện nay luôn luôn có tỷ lệ Tốt nghiệp và tỷ lệ giáo dục cao nhất cả nước nên việc theo đuổi Quảng Ninh ở các chỉ tiêu này đối với 2 địa phương Khánh Hòa và Bình Định cần phải có thời gian dài hạn. Việc có tỷ lệ lao động qua dạy nghề cao và tốt nghiệp THPT cao nên khiến cho các chỉ tiêu tỷ lệ chi phí dành cho tuyển dụng cũng như đào tạo thấp cũng là một điều hiển nhiên đối với Quảng Ninh. Đối với chỉ tiêu mà Quảng Ninh dẫn đầu nữa là doanh nghiệp sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm thực sự chỉ tiêu này Quảng Ninh không hơn hai địa phương trong Nam là bao nhiêu nên rất dễ bị đánh đỗ.

Tóm lại, để vượt qua Quảng Ninh trong thời gian tới đối với Khánh Hòa cũng như Bình Định là một điều hết sức khó nhưng vẫn có thể thực hiện được nếu hai địa phương này có những giải pháp kịp thời để cải thiện những cảm nhận của doanh nghiệp đối với các chỉ tiêu mềm và có chính sách dài hạn đối với hai chỉ tiêu cứng của chỉ số này.

2.5.2.5. Nguyên nhân gây nên những biến động về chỉ số lao động của Khánh Hòa Khánh Hòa

Từ khi chỉ số đào tạo lao động được đưa vào làm một chỉ số nhằm đánh giá chỉ số PCI từ năm 2006 thì điểm cũng như thứ hạng về chỉ số đào tạo lao động Khánh Hòa có những biến đổi thất thường do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có những nguyên nhân xuất phát từ cơ chế chính sách của chính quyền địa phương cũng như từ phía doanh nghiệp.

Hiện nay công tác giảng dạy nghề tại các trường nghề còn nhiều hạn chế, chương trình giảng dạy còn thiên về lý thuyết thiếu thực hành không những vậy chương trình giảng dạy còn chưa đi sát với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp nên khi sinh viên ra trường chưa đáp ứng được ngay yêu cầu vì vậy doanh nghiệp cần phải tiến hành đào tạo lại.

Đối với các chương trình học ở phổ thông thì còn thiếu nhiều kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội đối với các đối tượng này. Hiện nay chương trình dạy nghề đối với học sinh phổ thông chỉ mang tính chất học để đối phó, học để được cộng điểm nên khả năng cũng như trình độ của người học để đáp ứng nhu cầu cho DN coi như hoàn toàn là không có.

Còn các trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm và tuyển dụng lao động hiện nay trên địa bàn còn nhiều hạn chế về năng lực và thiếu tính chuyên nghiệp trong các hoạt động của mình hầu như các trung tâm chỉ có khả năng giới thiệu cho doanh nghiệp lực lượng lao động chủ yếu là lao động có tay nghề thấp. Bên cạnh đó các trung tâm do nhà nước hiện nay còn rất thụ động và chưa có đầy đủ thông tin về lực lượng lao động của địa phương, chưa có tạo được uy tín đối với các doanh nghiệp trên địa bàn. Đối với các doanh nghiệp khi muốn tuyển dụng lao động tại địa phương do còn thiếu thông tin về tuyển dụng lao động cũng như chưa tin tưởng vào các trung tâm tuyển dụng kể cả của nhà nước quản lý, vì vậy nên các doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều thời gian cũng như chi phí cho công tác tuyển dụng của mình.

Với các trung tâm giới thiệu việc làm của tư nhân hiện nay hầu như chưa tạo được uy tín lớn đối với các doanh nghiệp do hầu hết các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn Khánh Hòa do tư nhân quản lý là chưa chuyên sâu vào công tác này mà chỉ là một mãng hay lĩnh vực kinh doanh của công ty bên cạnh nhiều mãng kinh doanh khác của mình. Không những thế việc quản lý lỏng lẻo của nhà nước khiến cho các trung tâm giới thiệu việc làm của tư nhân hoạt động mang tính chất lừa đảo gây mất lòng tin đối với các DN cũng như lao động.

Từ phía người lao động hiện nay có không nhỏ một bộ phận lao động còn có tác phong làm việc chưa chuyên nghiệp thiếu văn hóa công nghiệp như đi làm không đúng giờ giấc đặc biệt là lao động tại khu vực nông thôn không những thế còn có hiện tượng lao động nghĩ không xin phép tự ý bỏ việc gây mất trật tự ảnh hưởng xấu đến hoạt động của công ty. Vai trò của công đoàn còn mờ nhạt chưa thể hiện đúng vai trò của mình là tiếng nói của giai cấp công nhân trong công ty khiến cho mối quan hệ giữa người lao động cũng như quản lý doanh nghiệp có nhiều mâu

thuẫn như xảy ra tình trạng đình công, bãi công gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của người lao động trong mắt nhà quản lý.

Đời sống của lao động tại các khu công nghiệp cụm công nghiệp còn nhiều thiếu thốn và hạn chế. Hiện nay trên địa bàn Khánh Hòa chưa có khu công nghiệp nào xây dựng ký túc xá cho công nhân ở tập trung để có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp khi cần, các chương trình hổ trợ về đời sống cho công nhân như văn hóa văn nghệ phúc lợi cho người lao động hầu như còn yếu nên khiến cho một số lượng không nhỏ lao động bỏ việc hoặc về quê làm trong các doanh nghiệp tại địa phương nhằm tiết kiệm chi phí cho bản thân.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày về những đặc điểm của Khánh Hòa như vị trí địa lý, điều kiện thiên nhiên, dân số cũng như trình độ dân số. Bên cạnh đó còn trình bày về hệ thống giáo dục đào tạo lao động trên địa bàn tỉnh và hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm hiện nay của tỉnh- đây là những chỉ tiêu tác động trực tiếp lên việc đo lường đánh giá chỉ số đào tạo lao động của PCI.

Thông qua những báo cáo nghiên cứu của VCCI về PCI của các địa phương trên toàn quốc từ đó xét tới Khánh Hòa và xác định vị trí của Khánh Hòa so với các địa phương trên toàn quốc. Bên cạnh đó so sánh giữa các địa phương dọc khu vực Duyên hải miền Trung- nơi có những điều kiện tự nhiên tương đồng nhau. Đặc biệt là so sánh với địa phương cạnh tranh trực tiếp là Bình Định và địa phương có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng là Quảng Ninh từ đó nhận biết được những chỉ tiêu mà mình còn yếu kém.

Qua việc so sánh và đánh giá sau đó tìm ra được những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm, hay là tăng không đều về điểm của từng chỉ tiêu cụ thể. Từ đây có thể rút ra được những biện pháp để từng bước cải thiện chỉ số đào tạo lao động.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHÁNH HÒA

3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Khánh Hòa đến năm 2020 3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế

3.1.1.1. Tác động của bối cảnh quốc tế trong nước

Trong giai đoạn 15-20 năm tới, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập hóa tác động mạnh mẽ lên mọi phương diện phát triển của đất nước. Với sự đa dạng của các dòng công nghệ thông tin và các ngành kinh tế dịch vụ, các vấn đề an ninh, dân số, tài chính, bệnh tật cũng như nạn khủng bố quốc tế cũng sẽ trở thành những vấn đề gay gắt đòi hỏi các tổ chức quốc tế và các quốc gia phải không ngừng tự hoàn thiện và thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh mới. Nằm trong dòng chảy của xu hướng này, Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Bên cạnh đó, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các nước khu vực Đông Nam Á và đặc biệt là nước láng giềng Trung Quốc với những cải cách sâu rộng và chiến lược đẩy mạnh khai thác vùng biển phía Nam sẽ là những yếu tố chủ yếu chi phối sự lựa chọn hướng quy hoạch và định hướng phát triển của Việt Nam nói chung cũng như của các vùng lãnh thổ nói riêng trong đó có tỉnh Khánh Hòa.

Trong tiến trình như vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng như một chất xúc tác cho các hoạt động kinh tế. Với hai nguồn vốn chính là FDI và ODA trong đó dự báo xu hướng FDI trong giai đoạn 2006-2010 là khoảng 4 - 5 tỷ USD/năm và ODA ước đạt 2,9 tỷ USD/năm. Khánh Hòa với những lợi thế của mình so với các tỉnh khác có năng lực cạnh tranh cao trong các ngành du lịch, dịch vụ, công nghiệp, là một tỉnh nằm trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên sẽ có khả năng thu hút được nhiều từ nguồn FDI và ODA này cho các hoạt động tăng trưởng, phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo.

Trên bước đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tránh tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, kinh tế Việt Nam giai

đoạn 2001-2010 dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 7,72% với cơ cấu kinh tế tập trung vào công nghiệp và dịch vụ, lao động qua đào tạo nghề khoảng 40% và tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ trên thị trường trong nước và thế giới. Với những chiến lược và mục tiêu như vậy, tỉnh Khánh Hòa cần đề ra những định hướng phát triển cho giai đoạn tới phù hợp với xu thế chung và phấn đấu đóng góp ngày càng nhiều vào gia tăng GDP cho cả nước và khu vực miền Trung.

3.1.1.1. Các yếu tố phát triển nội sinh

Khánh Hòa là tỉnh ven biển duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp Phú Yên, phía Nam giáp Ninh Thuận và phía Tây giáp Đăklắc, Lâm Đồng. Diện tích toàn tỉnh là 5.197km2, dân số 1110 nghìn người chiếm 1.58% về diện tích và 1.35% về dân số của cả nước. Cùng với phần đất liền, Khánh Hòa còn có thềm lục địa và vùng lãnh hải rộng lớn với hơn 40 đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển trong đó có quần đảo Trường Sa với vị trí rất quan trọng về quốc phòng và kinh tế của cả nước. Tỉnh có các cảng biển Nha Trang và trong tương lai là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, sân bay Cam Ranh trong tương lai có thể đón nhận các máy bay Boeing và Airbus tải trọng lớn cất và hạ cánh. Bên cạnh thuận lợi về giao thông đường biển, Khánh Hòa còn là nút giao thông quan trọng trên bộ với vị trí là điểm giao nhau của nhiều tuyến quốc lộ như Quốc lộ 1, Quốc lộ 26, 27.

Bên cạnh thuận lợi về vị trí địa lý, Khánh Hòa còn có nhiều tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội bao gồm khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và nguồn lao động tạo đà cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Về mặt dân số và nguồn nhân lực, Khánh Hòa là nơi cư trú của nhiều dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 95,5% Raglai 3,17%; Hoa 0,58%. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 217 người/km2. Dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố Nha Trang. Dự báo quy mô dân số Khánh Hòa đến năm 2010 khoảng 1.235 nghìn người, trong đó dân số đô thị chiếm 59,9%.

3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển của tỉnh Khánh Hòa

3.1.2.1. Quan điểm phát triển

a) Xây dựng Khánh Hòa trở thành trung tâm của khu vực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên

Khai thác tối đa có hiệu quả nguồn nội lực và bằng mọi cách thu hút các nguồn ngoại lực để nâng cao nhịp độ và chất lượng tăng trưởng trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng lãnh thổ của tỉnh; bảo đảm cho nền kinh tế tỉnh phát triển nhanh, hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả. Đến trước năm 2020, Khánh Hòa trở thành đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương.

b) Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tăng nhanh khu vực có năng suất lao động cao, hiệu quả lớn; hình thành rõ nét những sản phẩm mũi nhọn, những vùng động lực kinh tế của tỉnh

Hình thành cơ cấu kinh tế Khánh Hoà là dịch vụ, du lịch - công nghiệp - nông lâm ngư nghiệp với sự đa dạng về quy mô vừa và nhỏ; hướng vào những điều kiện tiên quyết tạo thế và lực cho phát triển (kết cấu hạ tầng then chốt, lĩnh vực và sản phẩm chủ lực, công nghê và nhân lực). Cơ cấu kinh tế tạo tăng trưởng nhanh, ổn định trong thời gian dài, bền vững, đem lại công bằng, tiến bộ xã hội.

Đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà Khánh Hòa có lợi thế cạnh tranh như du lịch, dịch vụ, công nghiệp với giá trị quốc gia chiếm tỷ trọng và có hàm lượng khoa học công nghệ cao (các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản...). Hình thành 3 địa bàn động lực ở phía bắc (khu kinh tế Vân Phong), phía Nam (khu kinh tế Cam Ranh) và giữa tỉnh là Nha Trang - trung tâm hành chính, trung tâm tài chính, du lịch và nghỉ dưỡng, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và nghiên cứu khoa học.

c) Chú trọng tới công bằng xã hội giảm bớt sự chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa đô thị và nông thôn, giữa hai huyện miền núi Khánh

Sơn, Khánh Vĩnh và các khu vực miền núi dân tộc khó khăn khác của tỉnh với khu vực đô thị và các khu kinh tế.

d) Nâng cao chất lượng và chú trọng tới đào tạo nguồn nhân lực. Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh

Chú trọng tới các chính sách phát triển và đào tạo; chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các tỉnh, thành phố phát triển trong nước và ở nước ngoài về xây dựng quê hương. Khuyến khích mọi người cùng làm giàu chính đáng cho mình và xã hội; có cơ chế tạo công bằng xã hội trong phát triển giáo dục, đào tạo nhất là đào tạo đội ngũ công chức, công nhân và lao động kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia giỏi về công nghệ và quản lý, đội ngũ các doanh nhân.

e) Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

f) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh chính trị, kinh tế cụ thể trên từng địa bàn đô thị, nông thôn và các khu vực khác của tỉnh.

3.1.2.2. Mục tiêu phát triển kinh tế

Đẩy nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của cả nước, tốc độ bình quân tăng trưởng của tỉnh thời kỳ 2011-2015 khoảng 12,5% và thời kỳ 2016-2020 khoảng 13%. GDP bình quân đầu người đạt 32,777 triệu Đồng vào năm 2015 và đạt 56,71 triệu Đồng vào năm 2020.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp. Tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ sẽ tăng lên 45% năm 2015 và 47% vào năm 2020; khu vực công nghiệp – xây dựng theo các mốc năm trên là 47% và 47%. GDP khu vực nông nghiệp giảm dần từ 8% xuống 6%.

Tỷ lệ huy động vào ngân sách thời kỳ 2011 – 2015 khoảng 22 – 23% và thời kỳ 2016 – 2020 khoảng 24% so với GDP.

Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, ổn định và mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chủ động và

khẩn trương trong hội nhập kinh tế quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2020 khoảng 15 – 16%. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt khoảng 2.500 triệu USD và đến năm 2020 đạt khoảng 3.500 triệu USD.

Kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội được xây dựng đồng bộ, đạt tiêu chí của đô thị loại I trên phạm vi toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số đào tạo lao động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 114 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)