0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Hiện trạng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 74 -149 )

2.3.2.1. Quy mô đào tạo

- Đối với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp:

Mạng lưới trường chuyên nghiệp ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 02 trường đại học (chưa kể các Trường, Viện thuộc quân

đội), 02 phân hiệu đại học, 05 trường cao đẳng, 02 trường trung cấp chuyên nghiệp (theo Bảng số liệu 2.4).

Quy mô đào tạo của các trường cao đẳng khoảng 8.000 sinh viên hệ chính quy. Số sinh viên tốt nghiệp bình quân khoảng 1.500 sinh viên/năm, gồm các ngành: Sư phạm (mầm non, tiểu học, THCS), Nghiệp vụ văn hóa, Nghệ thuật, Du lịch, Điều dưỡng, Kỹ thuật hình ảnh, Dược. Đối với quy mô đào tạo trình độ trung cấp và hệ trung cấp trong các trường Cao đẳng khoảng 4.500 sinh viên hệ chính quy. Số sinh viên tốt nghiệp bình quân khoảng 1.200 sinh viên/năm, gồm các ngành (Kế toán, Tin học, Nghiệp vụ văn hóa, Nghệ thuật, Y sĩ, Điều dưỡng, Dược sĩ).

Nhìn chung, cơ cấu ngành nghề đào tạo tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn chưa đa dạng, chưa phù hợp với nhu cầu nhân lực của Tỉnh và khu vực. Chủ yếu tập trung ở các ngành Sư phạm, Nghiệp vụ văn hóa, Nghệ thuật, Y tế, kinh tế, dịch vụ, công nghệ thông tin. Một số ngành nghề phục vụ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng, giao thông vận tải, thủy sản vẫn còn thiếu.

- Đối với các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề:

Năm 2006, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 43 cơ sở dạy nghề con số này đã tăng lên 52 cơ sở dạy nghề vào năm 2010, trong đó có 10 cơ sở dạy nghề (03 trường cao đẳng, 05 trung cấp nghề, 02 trung tâm dạy nghề); 03 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, 01 trung tâm giới thiệu việc làm, 01 trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân và nhiều cơ sở dạy nghề khác. Ngoài các cơ sở dạy nghề nói trên, trên địa bàn tỉnh còn có sự tham gia dạy nghề của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, các Sở, ngành, các Hội Đoàn thể, các trung tâm học tập cộng đồng, nhằm đáp ứng theo yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp và nhu cầu xã hội.

Quy mô, cơ cấu, số lượng, trình độ các nghề đào tạo. Thứ nhất, về quy mô, hàng

năm, 52 cơ sở dạy nghề trên địa bàn đào tạo được 23.950 người (Cao đẳng nghề: 1.250 người; Trung cấp nghề: 4.920 người; Sơ cấp nghề: 14.275 người; Dạy nghề thường xuyên: 3.505 người). Hai là, về cơ cấu nghề đào tạo, nhóm ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 28% (6.706 người/năm); Nhóm ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 35% (8.383 người/năm); Nhóm ngành dịch vụ - du lịch chiếm 37% (8.861 người/năm). Ba là, về ngành

nghề đào tạo, trình độ cao đẳng nghề mỗi năm đào tạo được 1.250 người đạt 5,21% gồm các nghề: Dịch vụ nhà hàng, Quản trị khách sạn, Công nghệ thông tin, Công nghệ ô tô, Cắt gọt kim loại, Điện tử công nghiệp, Kỹ thuật máy lạnh - điều hòa không khí, May thiết kế thời trang, Kế toán doanh nghiệp, Cơ điện tử, Điện tử công nghiệp…Trình độ trung cấp nghề mỗi năm đào tạo được 4.920 người đạt 20,54% gồm các nghề: Dịch vụ nhà hàng, Quản trị khách sạn, Điều hành du lịch, Công nghệ thông tin, Công nghệ ô tô, Cắt gọt kim loại, Điện tử công nghiệp, Kỹ thuật máy lạnh-điều hòa không khí, May thiết kế thời trang, Kế toán doanh nghiệp, Cơ điện tử, Điện tử công nghiệp, Sửa chữa lắp ráp máy tính, Tin học ứng dụng, Tin học quản lý, Hàn, Chế biến thực phẩm, Kỹ thuật xây dựng, Thiết kế đồ họa, Vận hành nhà máy điện…Trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên mỗi năm đào tạo được 17.780 người chiếm 74,23% gồm 10 nhóm nghề chính với 52 nghề, chi tiết như sau: Cơ khí, điện, điện tử, điện lạnh, sửa chữa máy nổ, may công nghiệp, công nghệ thông tin, lái xe, lái tàu thủy, du lịch, nữ công gia chánh, cơ khí nông thôn, trồng trọt, chăn nuôi, thú y, nghiệp vụ kinh tế, kế toán, thư ký văn phòng, điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe, y tá, dược sỹ, xoa bóp day ấn huyệt…

Bảng 2.4: Số lượng cơ sở dạy nghề của tỉnh Khánh Hoà (tính đến 01/7/2010) Theo cấp quản lý Theo sở hữu Chỉ tiêu Tổng số

cơ sở Trung ương Địa phương Công lập Ngoài công lập Cao đẳng nghề 2 2 1 1 Trung cấp nghề 7 7 5 2 Trung tâm 7 7 2 5 Khác 36 2 34 12 24 Tổng 52 2 50 20 32

Nguồn: Sở Gíáo dục Khánh Hòa & Báo cáo quy hoạch tổng thể

2.3.2.2. Tồn tại một số khó khăn trong công tác đào tạo nguồn nhân lực

Quy mô đào tạo dài hạn (cao đẳng nghề, trung cấp nghề) còn thấp, nên trình độ tay nghề của người lao động chưa cao khó có thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp đề ra trong hoạt động sản xuất.

Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề mặc dù được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế hội nhập quốc tế.

Công tác xã hội hóa dạy nghề còn chậm, chưa huy động tốt khả năng tham gia của các thành phần kinh tế trong sự nghiệp dạy nghề, sự phối hợp giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề chưa đạt được hiệu quả cao

Công tác tuyên truyền, tư vấn về học nghề - việc làm đến từng gia đình, cá nhân người lao động nông thôn chưa cao.

Sự phối hợp giữa cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân các địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thiếu chặt chẽ.

Các cơ sở dạy nghề chưa tạo ra uy tín và thương hiệu để thu hút học sinh học nghề, bên cạnh đó kinh phí hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề

2.4. Thực trạng hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm

Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện nay có 3 Trung tâm Dịch vụ giới thiệu việc làm được các cơ quan nhà nước, đoàn thể, quân đội thành lập với chức năng và nhiệm vụ chính là tư vấn, cung ứng - giới thiệu việc làm và dạy nghề cho người lao động. Bao gồm các đơn vị như sau:

a) Trung tâm Dịch vụ việc làm Khánh Hòa, đơn vị trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa thành.

Địa điểm: số 56 Lê Quý Đôn, thành phố Nha Trang.

b) Trung tâm Dịch vụ việc làm Công đoàn, đơn vị trực thuộc Liên đoàn lao động tỉnh Khánh Hòa, do Liên đoàn lao động tỉnh Khánh Hòa quyết định thành lập.

Địa điểm: số 09 Hùng Vương, thành phố Nha Trang.

c) Trung tâm Dịch vụ việc làm Nam Trung bộ và Tây nguyên, đơn vị trực thuộc Trường Dạy nghề số 6, do Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng Quyết định thành lập.

Ngoài ra còn một số trung tâm giới thiệu việc làm do tư nhân thành lập và quản lý hoạt động dưới dạng kinh doanh có lợi nhuận kiêm nhiệm với các ngành nghề kinh doanh khác của doanh nghiệp.

Hoạt động chính của các trung tâm này là tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề.

Hoạt động tư vấn việc làm đã giúp cho nhiều người lao động lựa chọn cho bản thân mình những công việc phù hợp với khả năng của bản thân cũng như kỹ năng, nhưng mà hoạt động tư vấn hiện nay vẫn đạt hiệu quả chưa cao tập trung chủ yếu vẫn là các khu vực thành thị còn các huyện nhất là lực lượng lao động nông thôn đặc biệt là vùng núi thì tỷ lệ tiếp cận thông tin tư vấn chỉ đạt 5%-10% thanh niên trong độ tuổi lao động. Hàng năm Trung tâm giới thiệu việc làm Khánh Hòa và các chi nhánh đã tiếp nhận tư vấn việc làm và nghề nghiệp cho trên 10.000 lượt người.

Đối với hoạt động giới thiệu việc làm thì hàng năm các trung tâm đã giới thiệu được gần 4.000 lao động cho các doanh nghiệp, hiện nay các trung tâm đã liên kết với các doanh nghiệp ở các khu vực yêu cầu lượng lao động lớn như Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh… để giới thiệu một lượng lớn công nhân phục vụ tại các tỉnh này. Bên cạnh đó trung tâm còn tiến hành các hoạt động nhằm đưa lao động đi nước ngoài.

Song song với hoạt động tư vấn - giới thiệu việc làm, bằng nhiều nguồn lực khác nhau, các Trung tâm đã đầu tư mở các lớp dạy nghề ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao tay nghề giúp cho người lao động có điều kiện học nghề, nâng cao tay nghề phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời gian qua, các Trung tâm đã ký kết các hợp đồng đào tạo cung ứng lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp mới đầu tư tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hoạt động này đã tạo thêm điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đến Khánh Hòa. Tuy có nhiều khó khăn về mặt bằng nhà xưởng, nhưng các Trung tâm đã năng động liên kết với các đơn vị, cá nhân từng bước tăng quy mô đào tạo nghề, các nghề chính trung tâm đào tạo là Cắt may công

nghiệp, Điện cơ, Điện lạnh, Điện tử, Cơ khí, Sửa chữa xe máy, Sửa chữa ôtô, Tin học, Lái xe, Mộc máy, Mộc điêu khắc...

2.5. Phân tích biến động của chỉ số đào tạo lao động của Khánh Hòa giai đoạn 2006-2011 từ nghiên cứu của VCCI

2.5.1. Biến động chỉ số PCI Khánh Hòa giai đoạn 2005-2011

Bắt đầu tư năm 2005 chỉ số PCI chính thức được đưa vào sử dụng nhằm đánh giá năng lực điều hành kinh tế của chính quyền địa phương của các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam.

Năm 2005 cả nước có 42 tỉnh thành phố được đưa vào đánh giá trong đó có Khánh Hòa xếp thứ hạng 29/42 đạt 54,08 điểm và được đánh giá là địa phương có chỉ số PCI tương đối thấp. Sang năm 2006 chỉ số PCI đã từng bước cải thiện và được tiến hành đánh giá toàn bộ tất cả các tỉnh thành phố, trong năm này chỉ số của Khánh Hòa có cải thiện đôi chút tăng thêm 1,25 điểm so với 2005 và đạt 55,33 điểm đưa Khánh Hòa lên vị trí 20/63 tỉnh thành phố và nằm trong nhóm Khá.

Biểu đồ 2.5: Xếp hạng PCI của Khánh Hòa giai đoạn 2005-2011

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo PCI của VCCI qua các năm

Năm 2007 chỉ số PCI của tỉnh Khánh Hòa có giảm sút cả về điểm cũng như thứ hạng so với năm 2006 – năm nay đạt 52,42 điểm đứng thứ 40 sang năm 2008

tình hình chỉ số của năm nay không có dấu hiệu khởi sắc mấy so với năm 2007 khi chỉ số này còn giảm thêm 0,3 điểm và đạt 52,12 điểm đưa Khánh Hòa nằm ở vị thứ 36/64 tỉnh thành của cả nước. Trong 2 năm 2007-2008 Khánh Hòa nằm trong nhóm có điểm số trung bình.

Trong 3 năm gần đây từ 2009-2011 thì chỉ số PCI của Khánh Hòa có được đôi chút cải thiện nhưng vẫn còn chưa có tính rõ rệt và thất thường và dao động từ 56 điểm đến 60 điểm cụ thể là năm 2009 đạt 58,66 điểm nhưng năm 2010 lại giảm xuống còn 56,75 điểm bước sang 2011 chỉ số này tăng lên 59,11 điểm thứ hạng của các năm theo thứ tự là 30, 40 và 34 trong 3 năm này Khành Hòa được xếp vào nhóm những địa phương đạt điểm số Khá.

Vậy từ năm 2005 đến 2011 chỉ số PCI của Khánh Hòa không có nhiều sự biến động về điểm số - điểm số này dao động từ 54 đến 60 điểm. Điều này chứng tỏ chỉ số PCI của tỉnh ta không có những cải thiện nhiều qua các năm từ khi PCI bắt đầu đánh giá, qua đây cũng cho thấy một điều chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương không có được những sự đổi mới và đột phá trong thời gian qua.

2.5.2. Biến động của chỉ số đào tạo lao động giai đoạn 2006-2011

Trong phần này ngoài việc phân tích chỉ số đào tạo lao động của tỉnh Khánh Hòa biến động thay đổi qua các năm từ năm 2006 – 2011 đặc biệt là giai đoạn từ năm 2009 - 2011 thì còn phân tích so sánh chỉ số đào tạo lao động của Khánh Hòa với các địa phương trong khu vực duyên hải miền Trung và với các địa phương có nhưng điều kiện tương đồng với Khánh Hòa.

2.5.2.1.Phân tích biến động chung qua các năm

Từ năm 2006 chỉ số đào tạo lao động được VCCI đưa vào làm chỉ số riêng để đánh giá chỉ số PCI của các địa phương thì chỉ số đào tạo lao động của Khánh Hòa đã có nhiều sự biến đổi.

Điểm chỉ số đào tạo lao động của Khánh Hòa được xếp vào nhóm những địa phương có điểm số đào tạo lao động khá so với cả nước.

Trong 3 năm từ 2006 đến 2008 điểm chỉ số đào tạo lao động có biến động giảm từ 5,08 năm 2006 xuống 4,53 năm 2007 và giảm tiếp còn 4,5 trong năm 2008 tỷ lệ giảm này tương ứng hơn 10% đối với năm 2007 so với năm 2006.

Việc điểm chỉ số năm 2007 và 2008 giảm so với năm 2006 do những nguyên nhân sau đây: Năm 2006 chỉ số đào tạo lao động mới bắt đầu được đưa vào đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nhưng chưa được hoàn thiện và đầy đủ, năm 2006 chỉ có 4 chỉ tiêu được đưa vào đánh giá và bước sang năm 2007 và 2008 thì số chỉ tiêu được đưa vào đánh giá tăng thêm 1 chỉ tiêu nữa đây là chỉ tiêu số lượng trung tâm giới thiệu việc làm trên 10.000 dân – dữ liệu cứng lấy từ nguồn số liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội mặc dù dữ liệu cứng chỉ chiếm tỷ lệ 30% nhưng có thể chỉ tiêu này còn nhiều hạn chế khiến mức giảm điểm không chỉ đối với Khánh Hòa mà còn đối với tất cả các địa phương trên cả nước. Điều này có thể nhận thấy dễ dàng trong các năm sau từ 2009 đến 2011 thì số lượng chỉ tiêu đều tăng lên nhưng điểm của chỉ số đào tạo lao động của các địa phương trên cả nước giảm xuống và biên độ điểm giữa các địa phương ngày càng thu hẹp lại.

Biểu đồ 2.6: Chỉ số đào tạo lao động của Khánh Hòa giai đoạn 2006-2011

Xét trên tất cả các chỉ tiêu cụ thể của các năm 2006 – 2008: Qua việc xem xét các chỉ tiêu dưới đây sẽ phần nào giải thích được nguyên nhân gây ra những biến động về chỉ số đào tạo lao động của Khánh Hòa.

Bảng 2.5: Chỉ tiêu đào tạo lao động của Khánh Hòa năm 2006-2008

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Chất lượng dịch vụ GDPT do cơ quan cấp tỉnh cung cấp.

71,59% 71,11% 38,75%

Chất lượng dịch vụ đào tạo nghề cho người lao động 50,00% 52,27% 18,75% Chất lượng tuyển dụng và môi giới lao động của

tỉnh

53,57% 45,98% 17,28%

Số lượng trường dạy nghề trên 100.000 dân 0,72 0,71 0,61 Số lượng trung tâm giới thiệu việc làm trên 10.000

dân

0,09 0,35

Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo PCI của VCCI

Chất lượng giáo dục phổ thông do nhà nước cung cấp theo đánh giá của các doanh nghiệp thì năm 2006 được 71,59% doanh nghiệp đánh giá là tốt hoặc rất tốt sang năm 2007 thì giảm 0,48% so với năm 2006, năm 2007 đạt 71,11%, bước sang năm 2008 thì chỉ tiêu này tụt xuống còn 38,75% giảm hơn 32% so với năm 2007. Nhưng con số trên 70% về chất lượng giáo dục phổ thông là do tỷ lệ tốt nghiệp PT giai đoạn này luôn có tỷ lệ cao, nhưng bước sang năm 2008 thì tỷ lệ này giảm bất ngờ trong nhận xét của doanh nghiệp do những phanh phui trong tiêu cực về giáo dục cũng như thi cử của các em trung học phổ thông khiến cho cái nhìn của doanh

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 74 -149 )

×