Chức năng và nhiệm vụ chính của Công tỵ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH SX TM tuấn hậu (Trang 42 - 117)

1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SX&TM TUẤN HẬU

1.2. Chức năng và nhiệm vụ chính của Công tỵ

1.2.1. Chức năng.

Công Ty TNHH SX&TM Tuấn Hậu là một doanh nghiệp tư nhân có chức năng sản xuất các loại đồ trang trí nội thất phục vụ cho các khách sạn, nhà nghỉ, và nhà ở của người dân.

1.2.2. Nhiệm vụ

Công Ty TNHH SX&TM Tuấn Hậu chuyên hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất đồ trang trí nội thất, nghiên cứu và tổ chức sản xuất các loại đồ trang trí nội thất cụ thể là : mền, drap, gối, nệm, may màn cửa theo catalogue, đã được đăng ký quyền tác giá tại cục sở hữu trí tuệ của bộ khoa học công nghệ và bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.

- Sản xuất đúng ngành nghề được giao trong giấy phép đăng ký kinh doanh. - Tiếp tục nâng cao điều kiện sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng nhiều hàng hóa, dịch vụ xã hội, không ngừng nâng cao tay nghề, và năng suất lao động, tạo công ăn việc làm giúp người lao động, có thu nhập ổn định.

- Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất, tình thần cho cán bộ công nhân, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật, chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công tỵ

- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, chính trị, trật tự an toàn, xã hội và giữ vững quốc phòng.

- Thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà Nước.

1.2.3. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công tỵ

Công ty TNHH SX&TM Tuấn Hậu là xí nghiệp sản xuất và thương mại các đồ trang trí nội thất cụ thể là: mền, drap, gối, nệm, may màn cửa theo catalogue mới nhất, phục vụ cho những công trình khách sạn, cơ quan, nhà ở,...

1.3. Bộ máy Tổ chức quản lý của Công ty

Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty TNHH SX&TM Tuấn Hậu

Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty:

Tổng Giám Đốc Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng kế toán Phòng KD Phòng Nhân sự Nhóm Bán lẻ Nhóm bán sỉ Nhóm Dự Án T.Lò Xo T.Bông ép T.So Fa Tổ trưởng Quản đốc Phân xưởng KT Trưởng KT Tổng hợp KT Kho Phòng Sản Xuất

1.3.1. Chức năng của các bộ phận

- Tổng Giám Đốc: Là người vạch ra chiến lược trong Công ty, đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, phương hướng phát triển của Công ty, là người đại diện pháp nhân cao nhất trong Công tỵ

- Giám Đốc: Là người điều hành cao nhất trước Tổng Giám đốc và toàn diện trên các mặt hàng của công ty, chịu trách nhiệm trước UBNDN Tỉnh, Sở công nghiệp và trước pháp luật.

+ Tổ chức bộ máy quản lý của Công tỵ

+ Phân chia công việc cho các phòng ban, các bộ phận và giữ trách nhiệm phối hợp hoạt động giữa các phòng ban.

+ Quản lý nhân viên và tài sản của Công ty, điều hành Công ty hoạt động theo đúng kế hoạch, qui định của Nhà Nước giaọ

+ Kiểm tra quyết định quan trọng cần phê duyệt.

+ Chịu trách nhiệm về mọi tổn thất do sản xuất kếm hiệu quả.

- Phó Giám Đốc: là người giúp Giám đốc điều hành Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt đông của các bộ phận trực thuộc. Trong lĩnh vực phụ trách, quyết định của phó Giám đốc có hiệu lực như quyết định của Giám đốc nhưng phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quyết định của mình.

- Phòng kế toán

+ Phản ánh các nhiệm vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của Công ty theo khuôn khổ của pháp luật. Qua đó giúp Giám đốc Công ty quản lý, điều hành và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh tế trong Công tỵ

+ Tổ chức công tác hoạch toán, kế toán chính xác các nhiệp vụ kinh tế phát sinh đúng chế độ tài chính kế toán mà Nhà Nước ban hành. Qua đó, phản ánh đúng, đủ và đồng thời toàn bộ tài sản hình thành, tài sản hiện có của công tỵ

+ Tổ chức phản ánh kịp thời theo định kỳ tình hình tài chính của Công ty, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và các hoạt động kinh tế phát sinh khác.

+ Tổ chức giám sát, kiểm tra các hoạt động kinh tế đã và đang diễn ra trong Công ty theo đúng những qui định, chính sách của luật pháp và của Công ty ban hành.

+ Tổ chức lưu trữ chứng từ hình thành trong quá trình hoạt động của Công tỵ - Phòng kinh doanh: Công việc ở bộ phận này rất là quan trọng vì nó là trái tim của công tác tiêu thụ sản phẩm và nơi thu hút lợi nhuận cho Công ty, có nhiệm vụ như sau:

+ Giúp Giám đốc trong công tác kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

+ Chỉ đạo Phòng tiêu thụ xây dựng kế hoạch tiêu thụ hàng tháng, quý, năm theo kế hoạch Nhà Nước giao, đảm bảo doanh số và thị phần tăng trưởng, bảo tồn được vốn của Công tỵ

+ Nghiên cứu chính sách tiếp thị, phát huy tối đa ưu thế cạnh tranh, thường xuyên báo cáo cho Giám đốc tình hình hoạt động của Công tỵ

+ Trực tiếp chỉ đạo bộ phận tiêu thụ, bộ phận Marketing, Phòng kế hoạch và bộ phận đầu tư.

+ Ký hợp đồng đại lý, hợp đồng tiêu thụ theo uy quyền của giám đốc. - Phòng nhân sự

+ Tham mưu cho Giám đốc trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ công nhân viên.

+ Thực hiện quản lý nhân sự và đào tạo, lập kế hoạch đào tạo trình Giám đốc và tổ chức thực hiện đào tạọ

+ Tổ chức quản lý hồ sơ tài liệu theo qui định của Công tỵ

+ Kiểm tra việc thực hiện nội qui, kỷ luật trong toàn Công ty, đề xuất biện pháp xử lý vi phạm và khen thưởng kịp thờị

+ Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương sản phẩm. - Phòng sản xuất

+ Trực tiếp chỉ đạo Phòng kỹ thuật, Phòng KCS, Phân xưởng sản xuất và ban quản đốc phân xưởng.

+ Hướng dẫn và kiểm tra các hoạt động trong Công ty liên quan về thiết kế kỹ thuật, qui trình công nghệ, chất lượng sản phẩm.

+ Phụ trách về công tác khoa học kỹ thuật, sáng kiến cải tiến của Công tỵ + Chỉ đạo, đôn đốc Phòng nhân sự thực hiện công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân thuộc quyền quản lý.

Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty TNHH SX&TM Tuấn Hậu

Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty

Công ty TNHH SX&TM Tuấn Hậu

Bộ phận phục vụ

sản xuất Bộ phận sản xuất chính Bộ phận sản xuất phụ trợ

Bộ phận Kho Bộ Phận Vận chuyển

Phân xưởng sản xuất

Bộ phận kỹ thuật Bộ phận Cơ điện Bộ phận thu mua NVL Nhóm Nệm Bông Nhóm nệm lò xo Nhóm So fa

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Bộ phận sản xuất chính có 1 phận xưởng, gồm 3 nhóm sản xuất. + Nhóm lò xo: Có nhiệm vụ sản xuất nệm lò xọ

+ Nhóm bông ép: Có nhiệm vụ sản xuất nệm bông ép. + Nhóm sofa : Có nhiệm vụ sản xuất sofạ

- Bộ phận sản xuất phụ trợ: Là bộ phận phuc vụ trực tiếp cho sản xuất chính, bao gồm: Cơ điện, bộ phận kỹ thuật, bộ phận thu mua nguyên vật liệu, cả 3 bộ phận đều có nhiệm vụ đảm bảo cho quá trình hoạt động của dây chuyền công nghệ được liên tục.

- Bộ phận phục vụ sản xuất: gồm bộ phận kho và đội vận chuyển có nhiệm vụ đảm bảo cung ứng, bảo quản, vận chuyển nguyên vật liệu, bao bì, thành phẩm.

Qua sơ đồ tổ chức sản xuất ta thấy, tùy mỗi bộ phận có một nhiệm vụ riêng nhưng lại có liên hệ với nhau một cách chặt chẽ. Các bộ phận này luôn có sự hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm hoàn thành tốt công việc được giaọ Vì vậy, mô hình này phù hợp với tình hình sản xuất của Công tỵ

Bảng 1: Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

ĐVT: VN Đồng

Chênh lệch(2009/2008) Chênh lệch(2010/2009)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

± % ± % 1. Σ Doanh thu 3.449.662.554 5.434.309.844 7.101.325.814 1.984.647.290 57,53 1.667.015.970 30,68 2. Các khoản giảm trừ 23.081.222 86.745.532 156.044.356 63.664.310 275,83 69.298.824 79,89 3. Doanh thu thần 3.426.581.332 5.347.564.312 6.945.281.458 1.920.982.980 56,06 1.597.717.146 29,88 4. Giá vốn hàng bán 2.887.515.957 4.516.234.567 5.839.650.262 1.628.718.610 56,41 1.323.415.695 29,30 5. CPBH&CPQLKD 502.118.683 716.853.273 906.326.574 214.734.590 42,77 189.473.301 26,43

6. Lãi vay phải trả 23.081.222 86.745.532 156.044.356 63.664.310 275,83 69.298.824 79,89

7. LN Thuần từ HĐKD 13.865.470 27.730.940 43.260.260 13.865.470 100 15.529.320 56,00

8. Lỗ khác 1.150.900 2.079.863 2.956.142 928.963 80,72 876.279 42,13

9. Σ Lợi nhuận trước thuế 12.714.570 25.651.077 40.304.124 12.936.507 101,75 14.653.047 57,12

10.Thuế thu nhập DN 3.560.080 7.182.302 11.285.155 12.936.507 101,75 14.653.047 57,12

11.Lợi nhuận sau thuế 9.154.490 18.468.775 29.018.969 9.314.285 101,75 10.550.194 57,12

12. ΣTài sản 1.271.956.389 1.408.539.522 1.610.090.115 136.538.133 10,74 201.550.593 14,31 13.Vốn chủ sở hữu 1.026.062.340 1.159.310.154 1.364.340.044 133.247.814 12,99 205.029.890 17,69 14.Tỷ số ROA 0,0099 0,0182 0,0250 0,0083 83,84 0,0068 37,36 15.Tỷ số ROE 0,0089 0,0159 0,0212 0,007 78,65 0,0053 33,33 16.Tỷ số ROS 0,0026 0,0034 0,0041 0,0008 30,76 0,0007 20,58 (Nguồn: Phòng kế toán)

Sơ đồ 4: Doanh thu tiêu thụ của 3 năm (2008-2009-2010). Nhận xét :

+ Tình hình kết quả kinh doanh năm 2008-2009 như sau:

- Doanh thu năm 2009 đạt tới 5.347.564.312 đồng, tăng hơn năm 2008 là: 1.920.982.980 đồng, tức là 56,06%. Đây là một mức tăng đáng kể, nguyên nhân là trong giai đoạn này doanh số bán ra tăng vọt do Công ty có thêm những thị trường mới và khách hàng mới tại thị trường Nha Trang.

- Giá vốn hàng bán năm 2009 là: 4.516.234.567 đồng, tăng hơn năm 2008 là: 1.628.718.610 đồng, tức là 56,41%.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009 đạt tới 716.853.273 đồng tăng hơn năm 2008 là 214.734.590 đồng, tức là 42,77%.

- Chi phí tài chính năm 2009 đạt 86.745.532 đồng, tăng hơn năm 2008 là 63.664.310 đồng, tức là 275,83%. Trong giai đoạn này, chi phí tài chính tăng mạnh là do Công ty vay ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất và tìm thêm thị trường.

- Lỗ là do hàng hóa dự trữ trong kho bị hạ giá hoặc hàng không đạt tiêu chuẩn chất lượng trong giai đoạn này là: 2,1 triệụ Đây là mức lỗ có thể chấp nhận được.

- Lợi nhuận sau thuế năm 2009 là: 18.468.775 đồng, tăng hơn so với năm 2008 là 9.314.285 đồng, tức là 101,75%. Đây là mức tăng lớn nhưng nếu xem lại con số lợi nhuận sau thuế như vậy là quá nhỏ so với quy mô của Công tỵ

+ Tình hình kết quả kinh doanh năm 2009-2010 như sau:

- Doanh thu thuần năm 2010 là 6.945.281.458 đồng, tăng hơn so với năm 2009 là 1.597.717.146 đồng, tức là 29,88% doanh thu thuần giai đoạn này giảm đi rõ rệt so với giai đoạn năm 2008-2009, mức giảm là 26,18%. Nguyên nhân là do Công ty đang ở trong giai đoạn hồi phục sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầụ Kế hoạch của Công ty ở giai đoạn này tăng gấp đôi doanh thu nhưng cuối cùng không đạt được, xong với lý do khách quan có thể chấp nhận được, với mức tăng là 29,88%, đã thể hiện nổ lực vượt qua tình trạng biến đổi chung do khủng hoảng.

- Giá vốn hàng bán năm 2010 là 5.839.650.626 đồng, tăng hơn năm 2009 là 1.323.415.695 đồng, tức là 29,3%.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: năm 2010 là 906.326.574 đồng, tăng hơn năm 2009 là 189.473.301 đồng, tức là 26,43%. Đây là mức tăng nhẹ do đang trong thời kỳ lạm phát.

- Chi phí tài chính: năm 2010 chi phí tài chính là 156.044.356 đồng, tăng hơn so với năm 2009 là 69.298.824 đồng, tức là 79,89%. Mức tăng chi phí tài chính giữa 2 năm như vậy là khá cao nguyên nhân do đang trong giai đoạn lạm phát: giá cả leo thang.

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: mặc dù lạm phát đang diễn ra nhưng với sự nổ lực chạy đưa theo những chiến lược đã được vạch ra trước đó, dẫn đến Công ty TNHH SX&TM Tuấn Hậu có kết quả lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thật đáng được ghi nhận: năm 2010 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 43.260.260 đồng, tăng hơn so với năm 2009 là 15.529.320 đồng tức là 56%. Tỉ lệ thấp hơn giai đoạn 2008-2009 là 46%, đây là mức độ giảm có thể chấp nhận được theo thực trạng giảm chung của thị trường.

- Lợi nhuận sau thuế: năm 2010 lợi nhuận sau thuế của Công ty là 29.018.968 đồng, tăng hơn năm 2009 là: 10.550.194 đồng, tức là 57,12%. Mức tăng giai đoạnh

này thấp hơn giai đoạn 2008-2009 là: 42,88%. Nguyên nhân là do bị lạm phát, khiến cho chi phí tăng hơn doanh thụ

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính 28%. Công ty nộp thuế đầy đủ, giai đoạnh sau tiền nộp thuế giảm 44,63%, so với giai đoạn năm 2008 đến năm 2009. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn này giảm.

Tóm lại: Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy rằng: Công ty TNHH SX&TM Tuấn Hậu hoạt động không hiệu quả, mặc dù doanh thu cao, nhưng chi phí cũng cao nên dẫn đến lợi nhuận thấp so với quy mô của Công tỵ Công ty cần phải có nhiều hơn những chính sách hợp lý hóa chi phí và giảm chi phí nhiều hơn nữa để có được lợi nhuận cao hơn và cũng làm tiền đề để tăng lợi nhuận trong những kỳ saụ

+ Tỷ số khả năng sinh lợi

Trong năm 2008 Công ty đã sử dụng tài sản của mình để hoạt động sản xuất kinh doanh và đã thu lại được nhiều kết quả khả quan:

- Nhìn chung doanh lợi tổng vốn (ROA) của công ty năm 2009 so với năm 2008 có tăng 0.0083 tức là 83,84%. Và năm 2010 tăng 0,0068 so với năm 2009 tức là tăng 37,36%.

- Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2009 tăng 0,0070 so với năm 2008 tức là tăng 78,65%. Năm 2010 tăng 0,0053 tức là 33,33% so với năm 2009.

- Doanh lợi doanh thu (ROS) năm 2009 tăng so với năm 2008 là 0,0008 tức là tăng 30,76%. Năm 2010 tăng 0,0007 tức là 20,58% so với năm 2009.

Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh ta nhận thấy rằng các tỷ số về khả năng sinh lời đang có xu hướng gia tăng qua các năm. Điều này cho thấy công ty làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính của công ty lành mạnh.

1.5. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển chung của công ty 1.5.1. Thuận lợi 1.5.1. Thuận lợi

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người trong xây dựng nhà ở, ăn mặc, đi lại ngày càng cao cho nên đây là cơ hội cho Công ty nói riêng và hoạt

động kinh doanh thương mại nói chung, kinh doanh nhiều mặt hàng, chủng loại sản phẩm đa dạng về mẫu mã, công dụng, tiện lợi và vượt trội về công nghệ có giá cả hợp lý,…mà còn phải dễ dàng đưa đến tay người tiêu dùng.

Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam là 1.160 USD. Như vậy, trong 5 năm 2006 – 2010, tổng thu nhập tính bình quân đầu người của Việt Nam tăng 1,6 lần tương đương tăng 438 USD. Tính theo Việt Nam đồng, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt gần 2 lần so với năm 2006. Ngoài ra, Tổng cục thống kê đưa thêm, CPI bình quân 2010 tăng 9,19% so với bình quân năm 2009. Nếu so với chỉ số giá tiêu dùng năm này tăng 17,78%. Đây là cơ hội cho Công ty khai thác thị trường trong nước, thu nhập tăng dẫn đến việc chi tiêu mua sắm, đi lại, ăn ở tăng lên Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm cho các sản phẩm kinh doanh của Công ty ngày càng đa dạng và phù hợp với thị hiếu của khách hàng.

Có đội ngũ công nhân viên làm việc nhiệt tình, có chất lượng caọ Ban lãnh đạo ở các phòng ban là những người trẻ, có trình độ, có năng lực và đang được

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH SX TM tuấn hậu (Trang 42 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)