a) Khái niệm giáo dục
Thuật ngữ giáo dục và đào tạo được nảy sinh từ trong ngôn ngữ hàng ngày, nó diễn đạt cả những khái niệm thơng thường lẫn những khái niệm khoa học. Giáo dục có thể được tiến hành trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Giáo dục không chỉ hạn chế ở dạy học, mà vượt xa khỏi phạm vi dạy học. Giáo dục có hai nghĩa: thứ nhất là, giáo dục là một hiện tượng khách quan. Thứ hai là, công tác giáo dục được tổ chức theo cách riêng. Mỗi thế hệ mới khi bước vào cuộc sống đều phải tiếp xúc với hệ thống các quan hệ xã hội, tư tưởng và kinh tế nhất định, đang tồn tại sẵn, độc lập với thế hệ đó. Các quan hệ xã hội đó quyết định tính chất và điều kiện chung của sự hoạt động của thế hệ mới, bằng vô số những tác động vơ hình. Tất cả những tác động đó chính là q trình giáo dục đang diễn ra một cách khách quan. Còn giáo dục được tổ chức theo cách riêng là hoạt
động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra. Giáo dục theo nghĩa rộng
rãi nhất của từ đó được hiểu như là tổng thể các nỗ lực nhằm làm cho mỗi thế hệ thích ứng với chế độ xã hội, mà sự vận động tiến lên của loài người đã kêu gọi họ. Tồn bộ q trình học tập, giáo dục có tổ chức, hoạt động của người giáo viên và người được giáo dục, của thầy và trị được gọi là q trình giáo dục.
Giáo dục là một hiện tượng xã hội nảy sinh trong quan hệ giữa người với người, trong việc truyền lại tri thức, kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau, từ người biết truyền lại cho người chưa biết, nhằm thích ứng với mơi trường tự nhiên và xã hội. Mục đích của giáo dục là làm cho các thành viên của xã hội nắm được tri thức, kỹ năng, hình thành được các thái độ để phát triển nhân cách, làm cho con người trở nên có giá trị tích cực đối với xã hội. Những tri thức, kỹ năng, thái độ của các thành viên xã hội được quy định bởi các chế độ kinh tế, xã hội và chính trị, bởi cơ sở vật chất và kỹ thuật của xã hội. Theo Mác và Ăngghen, giáo dục gồm có ba nội dung sau đây:
Một là, trí dục.
Hai là, thể dục: Giống như những điều người ta dạy ở các trường thể dục và trong luyện tập quân sự.
Ba là, dạy kỹ thuật bách khoa. Việc dạy kỹ thuật bách khoa này làm cho các em biết những nguyên tắc cơ bản của tất cả mọi quá trình sản xuất, đồng thời làm cho trẻ em và thiếu niên có được những kỹ năng sử dụng những cơng cụ đơn giản nhất của tất cả các ngành sản xuất [40, tr. 263].
Đào tạo cũng là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến thể chất và tinh thần, làm cho đối tượng được đào tạo trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Như vậy phạm trù giáo dục bao hàm cả phạm trù đào tạo. Ở Việt Nam qua một quá trình tách, nhập giữa các cơ quan: năm 1987 sáp nhập Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp và Tổng cục Dạy nghề thành Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Đến năm 1990 bộ này sáp nhập với Bộ Giáo dục thành Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ đó thuật ngữ giáo dục - đào tạo ra đời. Thuật ngữ này bao quát chức năng, nhiệm vụ của tất cả các cơ quan trên. Tuy nhiên, khi chúng ta nói thuật ngữ giáo dục cũng đã bao hàm cả thuật ngữ giáo dục - đào tạo.
b) Những đặc trưng của giáo dục
Thời đại nào cũng vậy, giáo dục là một hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Giáo dục liên quan đến mọi cộng đồng người, mọi thành viên của xã hội. Xã hội loài người phát triển không phải do ý muốn của cá nhân, cũng không phải do một lực lượng siêu tự nhiên, mà do nhiều yếu tố hợp thành quan hệ hữu cơ với nhau, đặc biệt là quan hệ giữa xã hội - con người - giáo dục, trong đó con người là chủ thể của quá trình vận động phát triển, Mọi sự hoạt động xảy ra trong xã hội đều do con người và vì con người, con người là vấn đề trung tâm của mọi trung tâm.
Xã hội càng văn minh thì tri thức càng phong phú. Con người sinh ra khơng phải có ngay tri thức, muốn có tri thức thì phải có giáo dục, giáo dục chính là phương thức để truyền lại tri thức của người đã biết đến người chưa biết, từ thế hệ trước cho thế hệ sau, là một hiện tượng xã hội phổ biến của loài người. Giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá nền văn minh của một thời đại, của sự tiến bộ xã hội. Con người khơng có giáo dục thì khơng thể trở thành người theo đúng nghĩa của nó.
Trong xã hội có rất nhiều hiện tượng như đạo đức, kinh tế, chính trị, tơn giáo, pháp luật, văn hóa, giáo dục... Nhiều hiện tượng mang tính chất lịch sử, có q trình ra đời, tồn tại, phát triển và tiêu vong (Nhà nước, giai cấp, pháp luật...), nhưng có những hiện tượng tồn tại mãi mãi cùng với sự tồn tại của xã hội lồi người trong đó có giáo dục. Có thể nói "giáo dục là một phạm trù vĩnh hằng" của xã hội loài người.
Mỗi xã hội đều có một truyền thống giáo dục và những phương thức, nội dung giáo dục khác nhau do yêu cầu của xã hội, do mục đích chính trị đặt ra. Giáo dục liên quan chặt chẽ với văn hóa. Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần của các cá nhân, cộng đồng sáng tạo ra trong quá khứ và hiện tại. Trải qua hàng nghìn năm hoạt động sáng tạo, con người đã tạo nên một hệ thống các giá trị truyền thống, thị hiếu, tập quán -
những yếu tố xác định đặc tính của mỗi dân tộc. Văn hóa bao gồm nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội như: tư tưởng, đạo đức, lối sống, giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật, thơng tin đại chúng, giao lưu văn hóa với nước ngồi, hệ thống thể chế văn hóa... trong đó lĩnh vực tư tưởng, đạo đức và lối sống là những lĩnh vực then chốt của văn hóa. Văn hóa được duy trì và phát triển bằng con đường giáo dục, tự giáo dục. Văn hóa là một nội dung cơ bản của giáo dục, là mục tiêu của giáo dục; giáo dục là một trong những phương thức truyền tải văn hóa của thế hệ trước cho thế hệ sau. Giáo dục là nền tảng của văn hóa. Giáo dục là nơi giữ gìn, truyền thụ và phát huy hệ thống giá trị chung của loài người. Từ khi có văn hóa, lồi người bắt đầu có giáo dục. Thơng qua giáo dục mà tri thức loài người được sáng tạo, con người thích nghi nhanh với cuộc sống, cá tính sáng tạo phát triển nhanh góp phần thúc đẩy văn hóa phát triển. Văn hóa phát triển tạo điều kiện cho giáo dục thực hiện được mục tiêu, cải tiến nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng của giáo dục. Vì vậy, nói tới văn hóa tức là phải nói tới giáo dục. Con người khi sinh ra chưa có văn hóa, muốn có văn hóa con người phải được sống, giáo dục trong môi trường xã hội, nhà trường, để lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội - lịch sử... "có thể nói văn hóa và giáo dục gắn bó với nhau như hình với bóng" [60, tr. 340].
c) Truyền thống giáo dục và giáo dục truyền thống
Truyền thống giáo dục và giáo dục truyền thống là hai phạm trù không đồng nhất, nội hàm có phần khác nhau, và ngoại diên có phần trùng nhau. Vì truyền thống giáo dục cũng là một nội dung tạo nên vốn văn hóa dân tộc, là một trong những giá trị tinh thần của truyền thống dân tộc, cần phải đem vào nội dung giáo dục truyền thống. Truyền thống giáo dục là
khái niệm chỉ những hoạt động giáo dục tồn tại trong lịch sử, truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau thông qua các hoạt động giáo dục như: hệ thống giáo dục, nội dung, phương pháp, mục tiêu giáo dục... mà hình thành nên truyền
thống giáo dục: hiếu học, tôn sư trọng đạo, nhân đạo, coi trọng giáo dục con người... Còn giáo dục truyền thống, là giáo dục cái vốn văn hóa dân
tộc, cái bản sắc dân tộc trong nhân cách xã hội, qua những biểu hiện sáng tạo của mọi người trong lao động, trong chiến đấu, cũng như cuộc sống bình thường.
Qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã hình thành nên những truyền thống tốt đẹp như truyền thống yêu nước, cần cù, hiếu học, đoàn kết, thương người như thể thương thân, truyền thống anh dũng chống ngoại xâm... Những truyền thống này đã được phát huy mạnh mẽ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, được bổ sung thêm và nâng lên một tầm cao mới trong thời đại mới. Trong thời kỳ đổi mới, truyền thống yêu nước được nâng lên thành truyền thống yêu nước xã hội chủ nghĩa, biến thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa... Như vậy, giáo dục truyền thống tức là biến truyền thống thành phẩm chất của con người mới trong sự nghiệp xây dựng, sáng tạo xã hội mới.
Xã hội càng phát triển, giao lưu giáo dục - đào tạo càng mở rộng, con người càng có điều kiện để hiểu sâu hơn và thấy rõ hơn những giá trị truyền thống giáo dục - đào tạo của dân tộc mình. Từ xa xưa, người nước ngồi đã khẳng định "đất Giao Chỉ là đất văn hiến, núi sông tươi đẹp, nhân vật lỗi lạc" [13, tr. 34]. Trong lịch sử phát triển giáo dục của dân tộc, chúng ta có nhiều nhà giáo dục lớn, trong đó nổi bật là: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp. Đó là những nhân vật lịch sử trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Họ đã để lại cho chúng ta nhiều di sản quý giá mà thế hệ người Việt Nam hơm nay phải tìm tịi khám phá và nhân lên trong điều kiện mới. Khi nghiên cứu nền giáo dục Việt Nam trước năm 1945, Vũ Ngọc Khánh viết: "Chúng ta có một truyền thống giáo dục quý báu. Truyền thống ấy, hơn nhiều lĩnh vực khác, trùng hợp với truyền thống của dân tộc" [29, tr. 220].
Nền giáo dục cổ truyền Việt Nam đã tạo nên một nội dung thống nhất: làm người, dựng làng, giữ nước. Những nội dung này đã chứa đựng trong đó bốn nguyên lý của nền giáo dục tương lai của nhân loại là: học để biết, học để làm, học để chung sống, và học để làm người, để tự khẳng định mình. Với bề dày truyền thống giáo dục đó, Việt Nam đã khẳng định được bản sắc của nền giáo dục dân tộc. Vì vậy, khi mở cửa để hiện đại hóa nền giáo dục nước nhà, chúng ta càng được quốc tế coi trọng. Khi giao lưu qua lại tìm hiểu giá trị nền giáo dục của nhau, chúng ta cũng trân trọng nền giáo dục mà nhân loại đã đạt được, tiếp thu những gì có ích cho nền giáo dục của dân tộc mình. Đó là một trong những nội dung của giáo dục truyền thống.