Kết hợp truyền thống và hiện đại trong nền giáo dục Việt Nam trước đổi mớ

Một phần của tài liệu kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào t (Trang 92 - 94)

Nam trước đổi mới

Cách mạng tháng Tám thành công, chế độ mới ra đời đã tạo nên môi trường thuận lợi cho việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục đào tạo. Thời kỳ này những giá trị truyền thống giáo dục- đào tạo được phát huy mạnh mẽ và nhiều cái mới được đưa vào phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tổ chức giáo dục thời kỳ này có thể chia làm ba giai đoạn:

- Giai đoạn xây dựng nền giáo dục dân tộc và dân chủ. Giáo dục

phục vụ kháng chiến và kiến quốc (1945 - 1954). Giai đoạn này nhiệm vụ

cấp bách đặt ra là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm. "Lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học" mang tầm thời đại của Hồ Chủ tịch đã làm xúc động lòng dân Việt Nam ủng hộ tổ chức bình dân học vụ, những khẩu hiệu được tuyên truyền rầm rộ và được đông đảo nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng là: "Mỗi lớp học là một tổ tuyên truyền kháng chiến", "mỗi giáo viên bình dân học vụ là một đội viên tuyên truyền kháng chiến", "đi học là kháng chiến", "có học thì kháng chiến mới thắng lợi", "vừa kháng chiến vừa học tập", "tiền tuyến diệt xâm lăng, hậu phương trừ giặc dốt". Nhiều giáo viên đã khơng quản ngại khó khăn gian khổ, hy sinh, khơng tính tốn thiệt hơn, đưa hết sức mình để phục vụ giáo dục. Từ 5% dân số biết chữ tăng lên hàng chục triệu người biết đọc, biết viết. Hồ Chủ

tịch gọi giáo viên bình dân học vụ thời kỳ này là "những người vô danh anh hùng". Cùng với tổ chức bình dân học vụ đang tích cực diệt "giặc dốt" thì các loại hình trường đào tạo cán bộ cho sự nghiệp cách mạng được mở ra, Nhà nước bắt đầu tổ chức gửi học sinh đi học ở nước ngoài. Tháng 7 năm 1950 trung ương Đảng và Chính phủ đã quyết định tiến hành cải cách giáo dục lần thứ nhất. Cơ cấu nhà trường cải cách gồm có hệ phổ thơng 9 năm và hệ thống giáo dục bình dân, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục cao đẳng và đại học.

- Giai đoạn giáo dục phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954 - 1975). Đây là giai

đoạn cả nước thực hiện song song hai nhiệm vụ chiến lược. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, giai đoạn này ở miền Bắc có hai hệ thống giáo dục song song tồn tại, đó là hệ thống giáo dục 12 năm ở vùng giải phóng và hệ thống giáo dục 9 năm ở vùng tự do cũ. Đến tháng 3/1956. Đề án cải cách giáo dục lần thứ hai được ban hành, hai hệ thống giáo dục cũ được sáp nhập thành hệ thống giáo dục 10 năm, đây là mơ hình giáo dục của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, thời kỳ này ở cả hai miền do những điều kiện cách mạng khác nhau, cho nên tổ chức trường học cũng rất đa dạng và phong phú. Miền Bắc qua hai lần chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, cũng là hai lần chuyển hướng cơng tác giáo dục. Ở miền Nam có các vùng giải phóng và khu căn cứ, vùng giáp ranh và khu đô thị tạm thời bị địch chiếm đóng, cho nên mạng lưới và quy mô giáo dục cũng khác nhau, hàng ngàn cán bộ giáo viên miền Bắc được cử vào Nam cùng với cán bộ, giáo chức miền Nam tổ chức nhiều loại hình trường lớp: trường Sư phạm ở các vùng miền, các khóa đào tạo bồi dưỡng cán bộ, trường học sinh miền Nam trên đất Bắc... Trong những năm tháng gian khổ của cuộc kháng chiến ở miền Nam dưới ách kìm kẹp của Mỹ ngụy, trong máu lửa chiến tranh:

"Giặc dành cho ta nhà tù, bom đạn Đồn giặc bủa vây thơn xóm điêu tàn Trường: giặc đốt rồi còn lại ánh trăng"

Nhưng mọi tầng lớp nhân dân vẫn tranh thủ thời gian, tạo mọi điều kiện để học tập:

"Giữa hai trận càn, anh dạy em học chữ

Mẩu than đen vẽ lên tường gạch đỏ" [64, tr. 242].

Đây là thời kỳ gian khổ và khó khăn nhất, nhưng ngành giáo dục đạt được những kỳ tích chưa từng có, "những nét vàng son chói lọi", "tạo nên những kỳ tích hiếm có của nền giáo dục Việt Nam" [4, tr. 23].

- Giai đoạn xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất trong cả nước

đến thời kỳ đổi mới (1975 - 1987). Đây là thời kỳ cả nước tiến lên chủ

nghĩa xã hội, giáo dục ở miền Bắc tổ chức theo mơ hình giáo dục của Liên Xô, giáo dục miền Nam tổ chức theo mơ hình của Pháp và Mỹ, hai mơ hình này đã nhanh chóng thống nhất thành nền giáo dục mới, đặc biệt cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3 năm 1979 đã xây dựng được một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh, thống nhất trong cả nước từ mầm non đến sau đại học.

Một phần của tài liệu kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào t (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w