Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang phát triển như vũ bão, đồng thời để thích ứng với q trình đổi mới ở nước ta thì đặc trưng nổi bật của con người mới trước hết phải là con người có tri thức khoa học.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta "trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa". Những con người giác ngộ xã hội chủ nghĩa phải giàu tri thức, vì tri thức là đặc trưng cơ bản chi phối tất cả những đặc trưng còn lại. Muốn có năng lực làm chủ, lao động giỏi, lao động có năng suất cao, con người phải sử dụng và cải tiến cơng cụ máy móc hiện đại, phải có kiến thức khoa học kỹ thuật. Khơng có tri thức khơng thể nói đến đời sống có văn hóa tốt đẹp. Như vậy, bất cứ ở đâu, trong lĩnh vực nào của cuộc sống, tri thức cũng rất cần thiết cho con người.
Cả thế giới ngày nay đang cạnh tranh trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Nhiều quốc gia huy động tổng hợp sức mạnh của đất nước, áp dụng nhiều biện pháp để đẩy nhanh khoa học và cơng nghệ phát triển. Trong đó, yếu tố con người được hết sức coi trọng. Con người được coi là "công nghệ cao nhất". Năng lực tư duy, tri thức của con người ngày càng được chuẩn hóa, nâng cao. Giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học ngày càng được
đầu tư mạnh mẽ, con người có tri thức là nguồn lực quan trọng nhất của mỗi quốc gia.
Trong bối cảnh đó, nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về nhiều mặt còn mang dấu vết của xã hội cũ, kém phát triển, tự cung tự cấp, ít giao dịch với bên ngồi. Con người Việt Nam, trong đó nơng dân chiếm số đơng, chịu sự quy định của nền văn hóa cổ truyền, của phương thức sản xuất Châu Á. Họ sống trong cộng đồng làng xã là chủ yếu. Với nền sản xuất nhỏ, tiểu nông, tản mạn, họ tư duy theo đường mịn, ít tìm tịi sáng tạo. Trong cuộc sống, nhiều người Việt Nam thích nhàn nhã, chỉ dám tiêu dùng, trang trải trong khuôn khổ những cái đã có theo nếp nghĩ "bn tàu khơng giàu bằng tiết kiệm". Hơn nữa, con người Việt Nam rất coi trọng đời sống tinh thần, đạo đức. Con người có khi bị hòa tan trong cộng đồng, cá nhân bị lãng qn, vì thế hạn chế sự phát triển vai trị của từng cá nhân trong xã hội. Với những hạn chế đó, bước vào xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, con người Việt Nam hiện nay khơng tránh khỏi có nhiều lúng túng.
Do vậy, việc xây dựng con người có tri thức phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, phù hợp với bản sắc nền văn hóa Việt Nam đang đứng trước những mâu thuẫn giữa tư duy cổ truyền với tư duy mới, giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa với chuyên quyền, độc đoán, gia trưởng, giữa nền kinh tế hàng hóa với kinh tế tự cung, tự cấp, giữa đổi mới với bảo thủ, giữa tư duy kinh nghiệm với tư duy khoa học, giữa tầm nhìn xa trơng rộng với tầm nhìn hạn hẹp sau lũy tre làng.
Xây dựng con người có tri thức hiện nay phải từng bước khắc phục những hạn chế vốn có của con người Việt Nam, đồng thời phải phát huy những cốt cách tốt đẹp trong tâm hồn Việt Nam đã được hun đúc trong suốt chiều dài lịch sử. Con người Việt Nam bao giờ cũng gắn liền với cộng đồng dân tộc. Dân tộc là cội nguồn, là cái gốc, là chỗ dựa cơ bản, nhân tố
quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Truyền thống đó phải có vị trí xứng đáng trong cuộc sống của ngày hôm nay, phải được thức dậy, thổi bùng lên, biến thành hành động, trước hết là ở tinh thần, thái độ học tập, vươn lên nắm được những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, phát huy mọi tiềm năng vật chất và trí tuệ để vượt qua thử thách, rút ngắn khoảng cách giữa ta và các nước khác, nhanh chóng xóa nghèo nàn lạc hậu làm cho dân giàu nước mạnh.
Trong thực tế, có những người ham học nhưng chưa gắn học với hành, chưa thiết thực cụ thể. Có người học để lấy danh, để "trang sức". Hơn nữa, cơ chế quản lý, đãi ngộ của ta đã tạo điều kiện khách quan để những con người có bằng cấp khơng muốn làm khoa học, mà chạy sang con đường quan chức ở đó lương ít mà bổng nhiều. Tư duy đó thật là nguy hiểm cho sự phát triển tri thức của con người.
Để từng bước tạo ra được con người Việt Nam có tri thức gắn với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, theo chúng tơi cần chú ý mấy khía cạnh sau đây:
1- Kết hợp chặt chẽ cách mạng khoa học và công nghệ của đất nước với giáo dục - đào tạo "khơng ngừng nâng cao tiềm lực trí tuệ của dân tộc, xây dựng nền văn hóa, con người mới" như Đại hội VII yêu cầu. Tiềm lực trí tuệ của dân tộc phải được xem như nguồn lực quan trọng nhất trong sự phát triển đất nước.
2- Tuyển chọn, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài, có chính sách cụ thể phát triển tài năng hướng vào xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
3- Đại hội VII đã chỉ rõ mục tiêu, động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đặt con người vào vị trí trung tâm, giải phóng sức sản xuất. Khơi dậy mọi tiềm
năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể lao động và của các cộng đồng dân tộc. Như vậy, việc xây dựng con người có tri thức phải được xem là chiến lược quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới giáo dục - đào tạo.