Giáo dục - đào tạo phải đóng vai trị then chốt trong tồn bộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đây là một động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Vì vậy phải coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, phương hướng này thể hiện ở những nội dung sau:
- Các mục tiêu của giáo dục - đào tạo phải được coi trọng và ưu tiên hàng đầu trong những mục tiêu chiến lược của mỗi quốc gia. Đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư cơ bản, đầu tư cho phát triển, có hiệu quả lâu dài, tạo động lực và địn bẩy thúc đẩy nền kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục phải được ưu tiên trong tỷ trọng ngân sách của Nhà nước và các nguồn đầu tư nước ngồi.
- Những chính sách về giáo dục - đào tạo phải được Nhà nước thể chế hóa trong hệ thống pháp luật, ăn khớp và đồng bộ với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, phải huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước.
- Hiện đại hóa giáo dục - đào tạo phải theo hướng: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nhằm mục tiêu phát triển những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động, tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lịng nhân ái, u nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh. Mục tiêu đó đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước
những năm trước mắt, và chuẩn bị cho tương lai lâu dài của đất nước, của thế kỷ XXI. Mục tiêu này đòi hỏi giáo dục - đào tạo phải mở rộng quy mô, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục với phương châm "gắn học với hành, tài với đức" trong việc hình thành con người mới ở Việt Nam.
- Hiện đại hóa giáo dục - đào tạo phải thực hiện theo phương châm "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng". Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường làm tăng nhu cầu đa dạng đối với giáo dục - đào tạo về quy mô, chất lượng, về năng lực và phẩm chất người lao động, đồng thời nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thúc đẩy việc mở rộng, đa dạng hóa các loại hình trường lớp, các hình thức giáo dục - đào tạo trong xã hội. Thực hiện công bằng trong giáo dục - đào tạo, trong nền kinh tế thị trường địi hỏi người đi học phải đóng học phí, người sử dụng lao động đã qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo để tăng nguồn lực cho đào tạo. Tuy nhiên sự cơng bằng trong giáo dục cịn địi hỏi Nhà nước phải tăng thêm tỷ lệ ngân sách của Nhà nước cho giáo dục, có chính sách đảm bảo cho người nghèo, các đối tượng chính sách đều được đi học.
- Nâng cao chất lượng và số lượng giáo viên các cấp, tăng cường bổ sung và thay thế trang thiết bị trường học. Trong chuỗi nhân tố tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội, nguồn lực con người giữ vị trí trung tâm quyết định đối với tồn bộ hệ thống nguồn lực khác, trí tuệ và phẩm chất con người có quyền lực cao hơn mọi quyền lực, là thước đo mọi giá trị. Nguồn lực con người phải do chính con người tạo nên thơng qua giáo dục bằng nhiều hình thức: tự giáo dục, giáo dục nhà trường và giáo dục ngồi nhà trường, chính quy và khơng chính quy, giáo dục thường xuyên và giáo dục suốt đời, giáo dục bằng hoạt động giao lưu, thông qua các lễ hội, các phong trào,... Sự phát triển con người đã trở thành tiêu chí ngày càng quan trọng trong việc xếp hạng các nước trên thế giới, nguồn lực con người sinh ra các
nguồn lực khác (vật lực, tài lực), nguồn lực con người là một thứ vốn cùng với vốn tài chính tạo nên một trong những động lực phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy, phải coi: giáo dục là nền tảng văn hóa của xã hội. Đồng chí Đỗ Mười trong lời khai mạc hội nghị Trung ương IV đã nói: "Cùng với việc tạo ra nguồn lực vật chất và nguồn lực tài chính, và để phát huy nguồn lực đó, thì điều quan trọng nhất hiện nay cần tăng trưởng nguồn lực con người Việt Nam, tạo ra khả năng lao động ở một trình độ mới cao hơn nhiều so với trước đây" [55], phát triển giáo dục - đào tạo trên cơ sở những giá trị truyền thống giáo dục - đạo tạo, không cứng nhắc lắp lại bất cứ một mơ hình nào đã định sẵn là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển con người.