Nền giáo dục của nước ta là nền giáo dục của dân, do dân và vì dân, nghĩa là giáo dục cho mọi người ở Việt Nam. Mạng lưới giáo dục phải được xây dựng khắp nơi, tạo mọi điều kiện, cơ may cho mọi người đi học, ai cũng được học hành, dần dần phổ cập giáo dục các cấp, phù hợp với sự phát triển kinh tế đất nước, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người và mọi người đều có nghĩa vụ đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cộng đồng.
Tính nhân dân của giáo dục cịn được thể hiện ở việc thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa trong giáo dục bằng cách đa dạng hóa các loại hình trường học: công lập, dân lập, bán công dân lập, trường tư thục, giáo dục ở gia đình... Việc chăm sóc và giáo dục ban đầu cho trẻ em trước tuổi đi học, phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em, xóa mù chữ và giáo dục sau khi biết chữ cho người lớn, giáo dục thường xuyên ưu tiên đối với những vùng khó khăn... ln được đặc biệt chú ý. Dân chủ hóa và xã hội hóa trong giáo dục làm cho giáo dục không phải là cơng việc riêng của Nhà nước, mà có sự kết hợp Nhà nước và nhân dân, huy động mọi lực lượng nhân dân tham gia vào giáo dục, giáo dục là sự nghiệp của quần chúng nhân dân.
Tính nhân dân của nền giáo dục cịn thể hiện trong nội dung giáo dục. Đó là việc giáo dục ý thức quý trọng người lao động, ý thức phục vụ nhân dân, vì mục tiêu lý tưởng chung của nhân dân.
Nền giáo dục có tính dân tộc được biểu hiện ở nội dung chương trình, sách giáo khoa, các hoạt động giáo dục khác của các đồn thể nhà trường, gia đình, sinh hoạt văn hóa. Việc giáo dục những giá trị truyền thống của dân tộc, được thực hiện thông qua các môn khoa học xã hội như lịch sử, văn học, địa lý, giáo dục cơng dân. Ngồi ra, phải dành một số chương trình để tìm hiểu lịch sử địa lý địa phương. Tiếng Việt trong nhà trường được dùng thống nhất trong cả nước. Người dân tộc thiểu số được
tạo mọi điều kiện để học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, làm cho các dân tộc hiểu biết lẫn nhau tạo nên sự bình đẳng, tinh thần đại đoàn kết giữa các dân tộc.