hạn chế những truyền thống tiêu cực
Để phát huy những giá trị truyền thống giáo dục của dân tộc, loại bỏ dần những truyền thống tiêu cực, trước hết, cần xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa phản ánh mối quan hệ giữa giáo dục và chính trị, giáo dục là một bộ phận quan trọng của chính trị. Các chính sách, chủ trương, tổ chức, quản lý của giáo dục, phải tạo điều kiện phục vụ cho sự phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền giáo dục Việt Nam phải phát triển theo những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự công bằng xã hội trong giáo dục, tạo mọi điều kiện, cơ may cho mọi người được đi học, nhất là con em những gia đình có cơng với cách mạng, những người nghèo, những người có dị tật bẩm sinh, không chạy theo cơ chế thị trường. Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo
đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những con người Việt Nam được đào tạo mang đầy đủ phẩm chất như trên là lực lượng sản xuất chủ yếu, tạo nên năng lực nội sinh của dân tộc trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nội dung chương trình giáo dục phải bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa "là một diệu kế để tránh mọi nguy cơ bất cứ từ đâu đến, xây dựng xã hội mới, nâng cao đời sống vật chất, nâng cao lối sống, nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng con người mới, xây dựng cộng đồng dân tộc" [22, tr. 3].
Để phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống giáo dục cần phải nâng cao tính khoa học của nền giáo dục, thể hiện ở nội dung, chương trình giảng dạy của tất cả các cấp, ngành học đều được xây dựng có căn cứ khoa học. Trên cơ sở những thành tựu khoa học đã được lồi người tích lũy hình thành cho học sinh khả năng tư duy khoa học chính xác, vận dụng những thành tựu, tri thức đã học được ở nhà trường để phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng mê tín dị đoan, tun truyền tơn giáo trong nhà trường. Xây dựng nền giáo dục mang tính hiện đại làm cho các lĩnh vực của giáo dục phải luôn luôn tiếp cận với những tri thức mới, lọc bỏ những yếu tố đã lạc hậu kìm hãm sự phát triển của giáo dục, nội dung, phương pháp, cách tổ chức quản lý giáo dục, phát huy được những giá trị truyền thống giáo dục - đào tạo của dân tộc, đồng thời phải chứa đựng nội dung những thành tựu mới nhất của khoa học.