bảo sự kết hợp truyền thống và hiện đại của nền giáo dục Việt Nam trong quá trình đổi mới
Để đảm bảo giáo dục - đào tạo phát triển đúng hướng, thực hiện sự công bằng trong xã hội, phải khơng ngừng hồn thiện Luật Giáo dục. Trong tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" C.Mác - Ph.Ăngghen đã khẳng định: "Giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả các trẻ em. xóa bỏ việc sử dụng trẻ em làm cơng trong các công xưởng như hiện nay. Kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất" [35, tr. 628]. Trong xã hội có giai cấp, muốn quan điểm trên trở thành hiện thực, cần phải thể chế hóa thành những đạo luật chung do chính quyền nhà nước thi hành. Tư tưởng này được C.Mác và Ph.Ăngghen viết tháng 12.1847. Từ đó đến nay, đã hơn 150 năm, chủ nghĩa tư bản đã có những bước phát triển mới. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo ra một xu hướng phổ biến là đánh giá cao vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Luật Giáo dục được nhiều quốc gia ban hành sớm và được thi hành một cách nghiêm túc.
Người dân Việt Nam sống theo lệ làng, theo tục lệ, lề thói truyền thống lâu đời, chưa được trang bị những tinh thần cơ bản về pháp luật, thậm chí cịn coi thường pháp luật: "phép vua thua lệ làng", "vua thua thằng liều". Tuy nhiên, trong đời sống thường ngày ở Việt Nam, hương ước được coi là "bộ luật" của từng làng, xã và được thực hiện một cách nghiêm túc, tự giác. Đặc biệt hương ước quy định các chế độ của làng đối với người học rất cụ thể, rõ ràng. Chẳng hạn, có làng quy định: người đi học được miễn lao dịch, miễn lực dịch binh phần, nhưng học đến 26 tuổi mà chẳng có giấy gọi đi thi thì phải gánh vác như người bình thường. Ai ni được 2-3 người con chăm chỉ học hành, thơng về văn ký thì được ngồi cùng hàng thơn trưởng. Nếu có con đỗ tiến sĩ thì cho vào hàng tư văn. Đối với người đỗ đạt
có nơi quy định: ai đỗ tiến sĩ, tạo sĩ làng mừng ba quan tiền cũ, ai đỗ tứ trường làng mừng ba sào ruộng...
Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta, đến năm 1917, họ ban bố luật giáo dục "học chính tổng quy". Theo luật này, hệ thống giáo dục cũ bị bãi bỏ. Hệ thống giáo dục mới được sao chép theo hệ thống giáo dục ở Pháp, chủ yếu đào tạo một số ít người phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị. Đại đa số nhân dân chưa biết đến luật giáo dục. Pháp thi hành chính sách "Phát triển giáo dục theo chiều nằm không theo chiều đứng". Họ giới hạn việc học tập của nhân dân Việt Nam đến mức thấp nhất. Hậu quả là 95% nhân dân mù chữ.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tuy giáo dục chưa được biểu hiện thành những điều luật, nhưng giáo dục luôn luôn được quan tâm. Để giáo dục phát triển đúng tính chất, mục tiêu, Nhà nước đã tăng cường quản lý hoạt động giáo dục, bằng cách ban hành các văn bản, quy phạm pháp luật, khơng ngừng thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về giáo dục. Từ năm 1945 đến khi luật giáo dục ra đời, Nhà nước đã ban hành 756 văn bản, quy phạm pháp luật về giáo dục dưới dạng các thông tư, chỉ thị, nghị định, quyết định. Những văn bản này đã xác định phạm vi điều chỉnh rõ ràng, nội dung chính xác, giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong giáo dục, bám sát thực tiễn kinh tế - xã hội.
Về mặt lý luận, chúng ta đã khẳng định đúng đắn tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng các nghị quyết, chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt được thể chế hóa bằng các điều luật. Tuy nhiên, hiện nay nhận thức về vị trí, vai trị của giáo dục trong xã hội ta vẫn song song tồn tại hai quan niệm. Một quan niệm phù hợp với tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) và Trung ương 2 (khóa VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo khoa học và cơng nghệ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Quan niệm này tồn tại chủ yếu ở các vùng thành thị, đồng bằng, kinh tế phát triển, giao thơng thuận tiện, nơi có điều kiện tiếp xúc với nhiều luồng thơng tin. Vì vậy phong trào học tập giảng dạy văn hóa ở đây phát triển. Giáo dục đã nâng cao mặt bằng dân trí. Nhiều nơi đạt chuẩn quốc gia và phổ cập trung học cơ sở, xuất hiện nhiều nhân tố mới, cách làm mới, tạo thế phát triển mới cho giáo dục. Mạng lưới trường lớp rộng khắp, có tiến bộ về chất lượng giáo dục trên một số mặt. Số lượng học sinh giỏi về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học... ngày càng nhiều. Nhân dân đã phát huy được truyền thống hiếu học, đào tạo nên những con người có năng lực đóng góp vào sự tiến bộ xã hội và phát triển kinh tế, nhân dân có điều kiện tiếp nhận được những giá trị mà xã hội mới đem lại.
Quan niệm thứ hai, xuất hiện ở một số nơi nhân dân vẫn chưa nhận thức được nguyên nhân của sự đói nghèo là do khơng được học hành, không hiểu biết tự nhiên, xã hội. Họ cho sự đói nghèo, lạc hậu là do số phận, do trời, hay một lực lượng siêu tự nhiên sinh ra. Do không được học đến nơi đến chốn, khơng có sách vở tham khảo, tri thức học chưa đủ để nhận thức và cải tạo thực tiễn, xã hội, nên ở đây chưa tạo ra được môi trường để người học phát huy khả năng của mình. Hơn nữa, thị trường ở những vùng này nhỏ bé, công việc nghèo nàn, đơn điệu "học cũng lên nương, khơng học cũng lên nương", "đói cái cơm vào bụng thì mới chết chứ đói cái chữ cũng chẳng chết được". Ở những vùng này sản xuất chủ yếu là hái lượm, tự cung tự cấp, phương thức sản xuất đó đã tạo ra tác phong tùy tiện, vơ tổ chức, vơ kỷ luật, thói quen tâm lý sống theo tục lệ, tập quán, luật rừng, coi thường pháp luật "phép vua thua lệ làng". Trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tồn tại song song hai quan niệm như vậy sẽ tạo ra những sự bất công trong xã hội. Nhà nước đã ban hành Luật Giáo dục, tạo ra được sự cơng bằng, bình đẳng thực hiện nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học và hiện đại. Tuy nhiên, để Luật Giáo
dục đi vào cuộc sống, Nhà nước cần có những văn bản dưới luật, tổ chức học tập Luật Giáo dục, để thống nhất nhận thức và hành động, tránh việc thực hiện tùy tiện, có chính sách "phổ biến rộng rãi tiếng Việt trong tất cả 54 sắc tộc của dân tộc Việt Nam đang sinh sống trên quốc gia Việt Nam" [72, tr. 261]. giảm học phí cho sinh viên những vùng khó khăn đang học ở các trường đại học, dùng mọi biện pháp hành chính bắt buộc mọi trẻ em đến tuổi phải đi học. Đặc biệt đối với những tỉnh cịn khó khăn, Nhà nước cần có chính sách đặc biệt đối với giáo viên, học sinh, bằng cách tăng ngân sách, tăng cường cán bộ giáo viên có phẩm chất đạo đức, năng lực, có kinh nghiệm, mặc dù giáo viên ở vùng này đã có những cố gắng rất lớn, nhiều giáo viên đã dành toàn bộ những năm tháng của tuổi trẻ để xây dựng giáo dục ở miền núi, nhưng số này chưa nhiều, cần phải có chính sách cho giáo viên luân phiên nhau đi làm nghĩa vụ giáo dục đối với đồng bào vùng sâu vùng xa. Cơ sở vật chất, thư viện, phịng thí nghiệm, các phương tiện nghe nhìn... Cần được trang bị dần dần, rút ngắn khoảng cách về dân trí giữa nơng thôn và thành thị, miền xuôi với miền núi. Mặc dù Đại hội VI của Đảng đã nhấn mạnh "coi trọng cơng tác giáo dục, tun truyền, giải thích pháp luật", phải "xây dựng nếp sống và làm theo pháp luật, khôi phục trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của Nhà nước và sinh hoạt xã hội" [15, tr. 89] nhưng những năm qua trong việc quản lý xã hội có nhiều lỏng lẻo. Pháp luật Nhà nước, kỷ cương xã hội bị vi phạm trầm trọng, phổ biến và kéo dài. Một số thanh niên tỏ ra non nớt trong nhận thức về pháp luật. Chính sự ngây thơ này đã làm cho xã hội gánh chịu nhiều hậu quả, cho nên tạo ra môi trường pháp luật tốt là một vấn đề khó khăn và lâu dài, đòi hỏi các cấp các ngành phải nỗ lực phấn đấu, đặc biệt là ngành giáo dục. Do tính ổn định của nhiều văn bản, quy chế không cao tạo ra những kẽ hở cho các hoạt động tiêu cực. Vì vậy, cần làm cho Luật Giáo dục nói riêng và các ngành luật khác nói chung trở thành mơn học chính trong nhà trường phổ
thơng, xây dựng cho thế hệ trẻ ý thức chấp hành Luật Giáo dục tốt, từ đó tạo ra thói quen, tập quán "sống và làm việc theo pháp luật" để rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn.
Việc tuyên truyền pháp luật nói chung và Luật Giáo dục nói riêng làm cho học sinh và nhân dân nhận thức được và tự giác tuân theo các điều luật là một việc làm cấp bách để từng bước hiện đại hóa truyền thống giáo dục - đào tạo.