Con đường phát triển kinh tế của thời đại chúng ta đang chuyển từ việc chủ yếu dựa vào khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên và sức lao động chân tay sang việc sử dụng trí tuệ của con người. Kiến thức là nhân tố quan trọng nhất tạo ra giá trị của sản phẩm và quyết định sự thành bại trên thị trường. Ngày nay, con người đã có thể tạo ra được các vật liệu theo nhu cầu. Chất cách điện có thể trở thành chất dẫn điện, kim loại có thể trở thành thủy tinh. Máy tính điện tử trở thành cơng cụ lao động quan trọng nhất, là biểu tượng của thời đại mới. Tri thức chiếm khoảng 80% giá trị sản phẩm của nhiều ngành công nghiệp. Trong công nghiệp vi điện tử, nguyên liệu chỉ chiếm 1-3% giá thành sản phẩm, sức lao động chiếm 12%, còn lại khoảng 85% giá thành của sản phẩm là tri thức, gồm chi phí cho nghiên cứu bí quyết cơng nghệ, triển khai chế thử. Xu thế tồn cầu hóa làm cho kinh tế, chính trị tư tưởng văn hóa, giáo dục của các nước xâm nhập vào nhau, tạo ra những cơ hội và thách thức cho các quốc gia lựa chọn con đường phát triển của dân tộc mình.
Sự biến đổi cơ cấu của nền kinh tế thế giới dẫn đến những đảo lộn lớn về ngôi thứ quyền lực của các nước. Nhiều cường quốc lớn và tiên tiến hàng chục năm về trước, nay đã bị tụt hậu, thậm chí có nước cịn sa vào vũng lầy đói nghèo, lạc hậu. Cũng trong thời gian đó, nhiều nước cịn trong tình trạng nghèo và chậm phát triển, đã cất cánh trở thành những quốc gia phát triển giàu mạnh, đạt trình độ tiên tiến của thế giới trong nhiều lĩnh vực. Ngày nay, sức mạnh của một nước chủ yếu không phải ở tài nguyên khoáng sản, đất đai hay dân số mà là nguồn lực chất xám của họ. Giáo dục
chính là chiếc chìa khóa mở ra kho vàng vô tận này. Dân tộc nào được giáo dục - đào tạo tốt nhất sẽ có cơ hội phát triển trong cuộc cạnh tranh.
Ở những nước kinh tế phát triển, người ta coi giáo dục - đào tạo là một ngành kinh tế sản xuất, chẳng hạn ở Nhật, ngay cả những lúc chiến tranh tàn phá làm cho nền kinh tế kiệt quệ, người ta có thể cắt giảm khẩu phần ăn hàng ngày và những nhu cầu thiết yếu khác, nhưng chi phí cho giáo dục - đào tạo luôn luôn được giữ vững ở tỉ lệ cao của ngân sách Nhà nước. Năm 1998 ngân sách Giáo dục chiếm 18,7%. Nền giáo dục Nhật coi trọng mẫu người xuất sắc vượt bậc trong ngành nghề của mình dù đó là ngành vi điện tử, kỹ thuật trồng trọt hay chăn ni bị. Giáo dục - đào tạo gắn chặt với sự phát triển kinh tế xã hội. Cốt làm sao có thật nhiều sinh viên đạt được những kiến thức thực tế, những kỹ xảo, kỹ thuật và bí quyết sản xuất. Ngày nay Nhật có 523 trường đại học, 500 trường cao đẳng với tổng số 2.293.000 sinh viên. Ngồi ra, Chính phủ Nhật cịn coi trọng phổ cập giáo dục ở những vùng xa xơi hẻo lánh, nếu có trẻ con là có lớp học. Nhiều khi thầy chỉ dạy vài trị nhưng khơng ai trách cứ là lãng phí tiền của của xã hội. Giáo dục cưỡng bức 9 năm miễn phí, từ phổ thơng cơ sở lên phổ thơng trung học 92%, vì cả nước đã đồng tâm nhất trí là mọi người có quyền học hành và Chính phủ cũng như tồn xã hội có trách nhiệm thực hiện mục tiêu đó. Thầy giáo ở Nhật được đặc biệt coi trọng. Lương giáo viên Nhật cao hơn lương của viên chức nhà nước cùng trình độ đào tạo từ 13-15% cùng nhiều khoản phụ cấp khác (3 lần 1 năm, gấp 5 lần lương tháng). Tốt nghiệp đại học sư phạm đi dạy lương khởi điểm 1.300 đô la/tháng [71, tr. 90].
Trong lịch sử giáo dục nước Nhật, chính quyền Minh trị đã có cơng lớn phá vỡ quốc sách bế quan tỏa cảng của các triều đại phong kiến cũ kéo dài trên 200 năm, mở rộng cửa để tiếp thu cái mới từ bên ngồi, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển giáo dục, kinh tế. Nhờ thế, ngày nay người Nhật có khả năng tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật mới rất cao, trung
bình 8/10 học sinh đã biết sử dụng thành tạo rađiô casset, máy quan phim viđieo. Nhật Bản còn là quốc gia châu Á đầu tiên cử sinh viên sang phương Tây học tập, giờ đây người Nhật đang mua nhiều trường đại học trên đất nước Mỹ, chất xám trên thế giới đang chảy dần về phía Nhật. Do có sự chuẩn bị tốt về nguồn nhân lực nên trong những thập kỷ 70, 80 nước Nhật đã có những bước thần kỳ về phát triển kinh tế. Đã có bao nhiêu cơng trình đồ sộ lý giải về sự vượt trội của Nhật so với Mỹ và Thế giới trong cuộc cạnh tranh khoa học kỹ thuật, nhưng tựu trung lại các nhà khoa học, lý luận đều có những kết luận chung là: Một trong những lý do chính là Nhật Bản có chính sách dài hạn về giáo dục nhằm nâng cao dân trí. Nhật Bản đã phổ cập trung học, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học vào các trường cao đẳng và đại học lên tới 40%.
Nước Mỹ, sau khi bị mất vị trí dẫn đầu ở một số ngành kinh tế mũi nhọn đã rút ra kết luận: Vào những năm 90 và đầu thế kỷ tới thách thức trung tâm đối với Mỹ là kinh tế chứ không phải là quân sự. Thử thách lớn nhất sức mạnh của Mỹ là tại các lớp học, không phải là tại các bãi phóng tên lửa. Do nhận thức được vai trị của giáo dục, nên họ khơng ngừng hiện đại hóa giáo dục cả về quy mơ lẫn chất lượng, đặc biệt là ở bậc giáo dục đại học. Họ thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo đại học, trong đó có nhiều trường nhằm mục đích lợi nhuận. Năm học 1998 - 1999 nước Mỹ có 13,5 triệu sinh viên đang theo học tại 3.300 trường đại học trong đó có 500.000 sinh viên nước ngồi (Việt Nam có 160 sinh viên).
"Trung Quốc sẽ thực hiện phổ cập giáo dục 9 năm vào năm 2000. Hiện nay Trung Quốc có 1,7 triệu sinh viên được học chính quy, 1,7 triệu sinh viên đại học tại chức với 1000 trường đại học" [27, tr. 19].
Trong chương trình cải cách giáo dục năm 1995 của Hàn Quốc, họ đã đưa ra một kế hoạch đa dạng hóa và chun mơn hóa các trường đại học, hình thành cộng đồng tự quản nhà trường, chương trình giảng dạy mới về nhân
cách và tính sáng tạo, hình thành hệ thống giáo dục đáp ứng đa dạng yêu cầu của ngành học, đào tạo trình độ chun mơn và tôn vinh nghề dạy học. "Tăng ngân sách giành cho giáo dục lên 5% tổng sản phẩm quốc dân" [65, tr. 101] cải thiện điều kiện làm việc cho giáo viên, xây dựng nhà trường Hàn Quốc tốt hơn, có lợi đối với các ngành cơng nghiệp. Cải cách giáo dục năm 1996 bổ sung thêm phần: xây dựng hệ thống giáo dục dạy nghề mới, hệ thống các trường chuyên nghiệp, cải cách tồn diện các luật có liên quan đến giáo dục, có một phó thủ tướng đặc trách quản lý Nhà nước đối với chính sách nguồn nhân lực.
Nhiều nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã đạt được những thắng lợi về giáo dục. Nhà nước đã huy động được phong trào mạnh và rộng khắp, nhằm xóa nạn mù chữ, thực hiện quyền được học của mọi công dân. Tuy nhiên về mặt lý luận, người ta vẫn hiểu hoạt động của các nhà giáo là: "Phi hoạt động thực tiễn" tương tự như các nhà y tế, văn hóa. Giáo dục - đào tạo được coi như thứ phúc lợi xã hội, không mất tiền và luôn phải thắt lưng buộc bụng tập trung cho cơng nghiệp hóa. Kinh phí giành cho giáo dục rất thấp. Cơ sở giáo dục - đào tạo yếu kém, lạc hậu. Những nguồn lực có thể phát triển con người bị ưu tiên cho đầu tư mua sắm máy móc. Trong nội dung đào tạo, có xu hướng quá nhấn mạnh tới sự đối lập giữa hai hệ thống xã hội, khiến việc tiếp cận tri thức khoa học tiên tiến, khó khăn, hậu quả là chất lượng đào tạo thấp, hơn nữa việc tiếp nhận sinh viên ra trường thiếu tuyển chọn dẫn đến các nước xã hội chủ nghĩa có đội ngũ khoa học kỹ thuật đông nhưng không mạnh. "Liên Xô vốn được coi là một siêu cường khoa học - kỹ thuật, có số nhà khoa học gấp 2 lần Mỹ, nhưng số người được nhận giải Nôben chỉ bằng 1/16 so với của Mỹ. Trong số 57.889 bằng phát minh được cấp ở Mỹ năm 1982, Liên Xơ chỉ có 299 bằng, so với 5309 bằng của Cộng hòa Liên bang Đức và 8149 bằng của Nhật [74].
Quan niệm giáo dục là một ngành sản xuất quan trọng nhất đã trở thành chủ đạo ở các nước phát triển, thậm chí người ta cịn khẳng định: đào tạo quyết định sản xuất. Trước đây việc đào tạo qua lao động sản xuất là một phụ phẩm của lao động. Ngày nay, lao động ngày càng trở thành một phụ phẩm của đào tạo, vì vậy sứ mạng thời đại của giáo dục trong thế kỷ là phải đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Bài học thành công ở nhiều nước phát triển là đầu tư cho đào tạo phải ưu tiên hơn mua sắm thiết bị máy móc. Lâu nay, các nước thế giới thứ ba chỉ xem giáo dục là phụ phẩm của sản xuất, thi hành chính sách "thắt lưng buộc bụng" với giáo dục để cơng nghiệp hóa, người ta hy vọng sẽ tạo ra sự tăng tốc nền kinh tế sau đó kéo theo sự phát triển của giáo dục và các lĩnh vực văn hóa - xã hội khác. Đó là một sai lầm.
Trong cuộc chạy đua gay gắt về kinh tế, về kỹ thuật công nghệ hiện đại, các nước Thế giới thứ 3 càng ngày càng thấy sự hẫng hụt vì chưa chuẩn bị được một mặt bằng giáo dục - đào tạo đủ mạnh, nhất là phổ cấp giáo dục và lựa chọn mũi nhọn để nắm bắt tri thức hiện đại của nhân loại. Càng ngày họ càng phụ thuộc và sa vào vũng lầy nợ chồng chất. Con đường để thốt khỏi sự nghèo đói và nợ nần đó càng ngày càng bế tắc. Sự cần thiết phải nâng cao trình độ của nhân dân bằng con đường giáo dục - đào tạo là một đòi hỏi khách quan, bức thiết và là hướng đi đúng đắn nhất. Qua tổng kết thực tiễn ở châu Phi, người ta thấy rằng những người nơng dân học hết lớp 4 có sản lượng thu hoạch trung bình cao hơn 8% so với nông dân không được học hành. Ở Pêru, đối với phụ nữ bán vải lẻ, cứ học thêm một năm phổ thơng cơ sở là có thể tăng thu nhập 33%. Họ bắt đầu có chính sách thu hút các chuyên gia giáo dục nhằm lấp được một phần nào lỗ hổng của giáo dục - đào tạo.
Vì vậy, ngày nay, "sự cất cánh của một nước gắn chặt với chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là phát triển giáo
dục" [77, tr. 36] làm nâng cao trình độ dân trí, phát triển của văn hóa, khoa học, sự chuẩn bị về số lượng, chất lượng, nhân lực lao động của cộng đồng. Vì một nước có truyền thống và có sự chuẩn bị tốt về mặt trí tuệ và nhân lực lao động, thì dù kinh tế lạc hậu, tài ngun có hạn... vẫn có thể vươn nhanh, vì có khả năng tiếp thu nắm bắt và vận dụng có hiệu quả những thành tựu mới nhất của nhân loại về khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất và nghệ thuật quản lý. Truyền thống văn hóa tốt đẹp và dân trí càng cao thì cộng đồng trong khi học tập các nước phát triển càng có khả năng giữ bản sắc văn hóa riêng, hấp thụ tốt các tinh hoa của nhân loại. Cho nên những thành tựu rực rỡ trong những thập kỷ qua, máy tính tự hành nhanh nhạy hơn con người hàng triệu lần, những máy giao nhận tiền tại ngân hàng khơng cần nhân viên kế tốn và kiểm ngân, những máy truyền hình màu, nổi, những rôbốt hội thoại được với người bằng ngôn ngữ thơng thường... đều nhanh chóng đưa vào nhà trường để giáo viên và học sinh tiếp cận. Như vậy hầu như tất cả các nước trên thế giới kể cả các nước phát triển và các nước đang phát triển đều nhận thức được vai trò của giáo dục là nhân tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững, vì vậy khi tìm nguyên nhân của những thành tựu về khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội, văn hóa... người ta đều tìm nguyên nhân ở giáo dục, nhất là ở phương thức kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục - đào tạo, thể hiện ở những xu thế chung là:
1. Phổ cập trung học phổ thông, phát triển mạnh giáo dục nghề nghiệp đại học, nhằm đào tạo những con người có năng lực đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội và vào phát triển kinh tế.
2. Làm cho giáo dục thích ứng được những thay đổi của thời đại (xu thế quốc tế hóa, cơng nghệ thơng tin, hướng tới xã hội thơng tin).
3. Tích cực chuyển sang hệ thống học tập suốt đời bằng hệ thống giáo dục đa dạng và mềm dẻo, cá biệt hóa cao độ, làm cho con người thích ứng với sự phát triển nhanh của cách mạng khoa học công nghệ [27, tr. 19].
Thời đại chúng ta và xu thế hiện nay của giáo dục - đào tạo đang đặt ra những thách thức cực kỳ gay gắt cho nền giáo dục - đào tạo của nước ta. Đảng ta đã kịp thời nắm bắt được xu thế của thời đại về tính tất yếu phải hiện đại hóa nền giáo dục - đào tạo nên đã coi giáo dục - đào tạo là điểm nút, là khâu đột phá trong sự phát triển kinh tế - xã hội và đã đề ra tư tưởng "giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu". Tuy nhiên, trong những năm đổi mới giáo dục - đào tạo, nhận thức đó đưa vào cuộc sống cịn nảy sinh nhiều mâu thuẫn.