Giáo dục công dâ n con đường chủ đạo để hình thành nhân cách

Một phần của tài liệu kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào t (Trang 117 - 126)

nhân cách

Lênin đã từng căn dặn:

Nhà trường không những phải truyền bá những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản nói chung, mà cịn phải là một cơng cụ truyền bá ảnh hưởng về tư tưởng, về tổ chức và giáo dục của giai cấp vô sản vào những tầng lớp nửa vô sản và không phải vô sản trong quần chúng lao động nhằm đào tạo một thế hệ có khả năng hồn tồn thiết lập chủ nghĩa cộng sản [57, tr. 517].

Trong thư gửi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học Bác Hồ cũng chỉ rõ: "Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chun mơn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng của ta đề ra, và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật" [52, tr. 403].

Đây là nhiệm vụ của mọi thành viên trong nhà trường trong đó giáo viên Mác - Lênin ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và giáo viên giáo dục công dân ở các trường phổ thơng đóng vai trị nịng cốt. Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh. Người giáo viên ngày nay không chỉ truyền đạt kiến thức cho học

sinh mà còn phải dạy cho học sinh xử lý thơng tin, đó là một chức năng mới, có tầm quan trọng bậc nhất. Giáo viên phải được coi là một nhà giáo dục, định hướng cho học sinh nghiên cứu, lựa chọn các tri thức và về sử dụng những tri thức đó. Tuy nhiên, việc đào tạo giáo viên và bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt là giáo viên Giáo dục cơng dân đang có nhiều vấn đề đặt ra.

Hiện nay, một số giáo viên đang giảng dạy môn giáo dục công dân ở các trường phổ thông trung học và trung học cơ sở trước đây, là sinh viên khoa Giáo dục Chính trị ở các trường Đại học Sư phạm có khoa giáo dục chính trị được đào tạo với thời gian bốn năm. Chương trình 3.300 tiết trong suốt cả khóa đào tạo, cũng như ở các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội khác. Nhưng, khác với các môn khoa học khác, khoa học Mác - Lênin trực tiếp cung cấp cho sinh viên những tri thức khoa học lý luận để xây dựng thế giới quan và phương pháp luận, cùng với các mơn khoa học khác và những hoạt động chính trị xã hội bồi dưỡng nhân sinh quan và đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, nhân cách, phẩm chất năng lực, niềm tin cho sinh viên, trong đó khoa học Mác - Lênin là nền tảng, chỉ đạo, định hướng chính trị cho các khoa học khác.

Cả nước hiện có 139 trường đại học và cao đẳng với 30.309 giảng viên. Trong đó giảng viên các mơn lý luận Mác - Lênin chỉ có khoảng 1.500, chiếm 6,25% nhưng phải dạy số giờ chiếm 10% trong tổng số giờ của chương trình. Trong số các trường đại học và cao đẳng chỉ có các trường Đại học Sư phạm thuộc các đại học quốc gia và khu vực, Đại học Sư phạm Vinh, Đại học Quy Nhơn có khoa Giáo dục Chính trị. Các khoa này làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục công dân, triết học cho các trường phổ thông trung học, trung học chuyên ban, trung học cơ sở, trường dạy nghề. Một số sinh viên giỏi được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở các trường Đại học và Cao

đẳng. Cho đến nay chưa có một trường Cao đẳng nào có riêng một Khoa đào tạo giáo viên Giáo dục công dân cho các trường trung học cơ sở.

Các khoa Giáo dục chính trị thuộc các trường đại học Sư phạm trong những năm qua đã đào tạo cho đất nước hàng ngàn giáo viên giáo dục cơng dân có tri thức khoa học, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Lực lượng này đã và đang góp phần khơng nhỏ vào việc duy trì và phát huy những giá trị truyền thống Việt Nam trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay họ có mặt trên khắp mọi miền đất nước, công tác trên nhiều lĩnh vực: Tuyên giáo tỉnh, huyện, các cơ sở văn hóa, trường chính trị tỉnh, trung tâm chính trị huyện, các cấp Đảng, chính quyền, đồn thể... Lực lượng này được các cấp Đảng, chính quyền tin tưởng vì họ được trang bị những kiến thức cơ bản, biết vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào cuộc sống, nhiều người đã được giao trọng trách, giữ những cương vị chủ chốt trong các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, trường học. Đại đa số cán bộ giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin trong các trường đại học, cao đẳng, môn Giáo dục công dân trong các trường phổ thông trung học, trung học cơ sở là những thầy giáo, cô giáo mẫu mực trong việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước. Rất ít những hiện tượng tiêu cực trong giảng dạy, học tập, đặc biệt khơng có hiện tượng dạy thêm, học thêm.

Tuy nhiên, về số lượng và chất lượng, sinh viên do các khoa Giáo dục chính trị đào tạo so với u cầu của ngành giáo dục thì cịn xa mới đáp ứng được. Trong những năm qua, việc tuyển sinh vào các Khoa Giáo dục chính trị thuộc các trường sư phạm vẫn thực hiện nhưng không phát triển lên, do không tuyển sinh được. Ít thí sinh muốn học ngành này, những người thi vào cũng chỉ là những học sinh trung bình, điểm thấp, gia đình

khó khăn về kinh tế, là chỗ trú chân để chuyển sang học môn khác, hoặc với động cơ là sau khi tốt nghiệp sẽ chuyển ngành, dễ xin việc. Nguyên nhân của tình trạng trên là vì từ trước đến nay chúng ta nhận thức chưa đúng vị trí, vai trị của mơn giáo dục cơng dân trong trường phổ thông trung học, trung học cơ sở, coi đây chỉ là mơn học chính trị thuần túy, mơn hỗ trợ, mơn học phụ, không thi tốt nghiệp. Quan niệm này không chỉ tồn tại trong nhân dân, học sinh mà tồn tại khá nặng nề trong các cấp lãnh đạo quản lý của ngành Giáo dục đào tạo. Ngay cả trong báo cáo tổng kết và đánh giá mười năm giáo dục - đào tạo (1986-1996) cũng chưa đề cập đúng mức đến vấn đề này. Vì vậy, giáo viên trong ngành giáo dục cho đến nay đã có khoảng 85 vạn, trong đó giáo viên giáo dục cơng dân chiếm một tỉ lệ rất thấp, lại lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Ở các trường phổ thông trung học, đội ngũ này chủ yếu lấy từ nguồn các khoa giáo dục chính trị của các Trường Đại học Sư phạm đã đạt trình độ chuẩn. Phức tạp nhất, phong phú nhất là giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân ở các trường trung học cơ sở. Ở Nghệ An theo thống kê có 475 trường trung học cơ sở nhưng chỉ có năm giáo viên giáo dục cơng dân đạt chuẩn. Ở Hà Tĩnh có 210 trường thì chỉ có hai giáo viên đạt chuẩn, số còn lại lấy từ giáo viên dạy văn, sử, địa, thể dục, ngoại ngữ, hiệu trưởng, hiệu phó, bí thư chi bộ, giáo viên chủ nhiệm lớp... thuộc biên chế Nhà nước hoặc hợp đồng... Bất cứ giáo viên dạy mơn gì đều được các cấp quản lý bổ sung vào chuyên môn Giáo dục cơng dân. Thậm chí, có nơi quan niệm học sinh tốt nghiệp lớp 12 chỉ cần đi học 6 tháng là dạy được môn giáo dục công dân... Rất nhiều giáo viên dạy môn này ở các trường trung học cơ sở cho đến nay chưa hề biết đến một tác phẩm kinh điển nào của Mác - Ăngghen - Lênin. Thực tế đó cịn có khoảng cách xa so với yêu cầu mà Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) đã đề ra trong định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong những năm qua, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng ngày càng diễn biến phức tạp. Đặc biệt, sau khi Liên Xô cũ tan rã và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch với chủ nghĩa Mác trong và ngồi nước ra sức tấn cơng chủ nghĩa Mác. Một số nhà cải cách tuyên bố "phi hệ tư tưởng hóa" khơng có hệ tư tưởng thống trị. Hậu quả là đẩy các tầng lớp xã hội đến chỗ thối hóa về mặt tinh thần và đạo đức, phân rã về kinh tế và chính trị, phân rã dân tộc thành nhóm các giai cấp, nhóm sắc tộc chống đối lẫn nhau, phá vỡ bản thân các cơ sở xã hội, tạo ra một sự lộn xộn về mặt tư tưởng, làm cho tình hình những nước đó ngày càng tồi tệ hơn. Ở nước ta, với sự ra đời của nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; trong điều kiện mở cửa, các nguồn thông tin phong phú, đa dạng, thanh, thiếu niên có điều kiện tiếp xúc với nhiều luồng tư tưởng, nhiều loại văn hóa, nghệ thuật. Lối sống thực dụng trái với định hướng xã hội chủ nghĩa, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhiều thanh thiếu niên mờ nhạt về lý tưởng, chao đảo về lập trường, quan điểm, mơ hồ về chính trị... Đứng trước tình hình đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên môn Giáo dục công dân trường phổ thông trung học, trung học cơ sở, trung học chuyên ban. Trong chỉ thị có nêu: "Hết sức coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng, nhân cách... giữ vững nội dung xã hội chủ nghĩa và phương pháp giáo dục - đào tạo...". Tuy vậy, cho đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã biết cả nước còn thiếu 20.000 giáo viên tiếng Anh, 10.000 giáo viên thể dục... nhưng chưa thống kê được cả nước còn thiếu bao nhiêu giáo viên Giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở. Nếu cứ theo cách bố trí như trước đây thì khơng thiếu giáo viên giáo dục cơng dân, thậm chí mơn này cịn có một lực lượng dự bị hùng hậu khơng một bộ mơn nào có thể sánh kịp.

Giáo dục - đạo đức của gia đình, nhà trường xã hội cũng bị phai mờ, các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả những tờ báo có tên tuổi. Có những sai lầm trong việc đưa tin. Có sự tuyên truyền cho việc tiêu dùng quá mức sản xuất, khuyến khích tiêu xài, lấy cớ tuyên truyền vụ án để miêu tả xã hội đen và các băng tội phạm, mại dâm... Điều đó đã vơ tình kích thích tính tị mò của thanh, thiếu niên, học sinh. Cách tuyên truyền như vậy thực chất là "lợi bất cập hại". Trong khi đó, việc giáo dục đạo đức, giáo dục cơng dân, giáo dục những truyền thống dân tộc bị coi nhẹ. Những điều học sinh tiếp thu được từ môn giáo dục công dân ở bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông chưa đáp ứng được yêu cầu của việc giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, học sinh chưa có đủ sức đề kháng trước những tệ nạn xã hội. Một số nước thuộc thế giới thứ ba, khi tiến hành hiện đại hóa đã quá chú ý đến trang bị tri thức khoa học tự nhiên, kỹ thuật, dạy nghề mà lơ là, sao nhãng giáo dục công dân, giáo dục nhân văn. Họ đã gặp phải những thất bại thảm hại và phải trả giá đắt cho những sai lầm đó. Trong khi đó, một số nước có nền kinh tế phát triển ra sức giáo dục cho thanh niên của họ chủ nghĩa đại dân tộc, chủ nghĩa sô-vanh, ngăn ngừa thanh niên tham gia hoạt động cách mạng.

Vài năm gần đây trong khi sinh viên một số ngành ra trường khó tìm kiếm việc làm do mâu thuẫn giữa "đầu vào" và "đầu ra", thì sinh viên Khoa Giáo dục chính trị ở các trường đại học sư phạm tốt nghiệp ra trường phần lớn được xã hội tiếp nhận ngay. Vì vậy, kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng năm 1999 - 2000 số lượng thí sinh thi vào các khoa giáo dục chính trị tăng đột biến. Trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu cho khoa giáo dục chính trị, Trường Đại học Sư phạm Vinh tuyển sinh 60 sinh viên thì số thí sinh đăng ký dự thi vào khoa là 3.780 chiếm tỉ lệ 1/63.

Sở dĩ sức hấp dẫn của khoa giáo dục chính trị ở các trường Đại học sư phạm tăng lên là vì: sinh viên ra trường dễ tìm kiếm việc làm, đồng lương ổn định, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được khẳng định. Tính khoa học của các mơn chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng có sức thuyết phục. Vị thế khoa giáo dục chính trị ở các trường đại học sư phạm ngày càng được củng cố, do sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước, do đội ngũ các nhà khoa học có học hàm, học vị càng ngày càng đông đảo. Do yêu cầu của chất lượng giảng dạy nên phong trào tự học tập, bồi dưỡng đổi mới phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên Mác - Lênin ngày càng cao. Điều đó làm cho chất lượng bài giảng ngày càng hấp dẫn, sinh động. Sinh viên phấn khởi yên tâm học tập. Đây là những dấu hiệu tốt lành báo trước sự thành cơng của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Để phát huy đúng vai trị của mơn Giáo dục cơng dân trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, các trường đại học phải khắc phục những yếu kém do đầu vào, do nội dung, phương pháp giảng dạy... bổ sung kịp thời những tri thức lý luận, thực tiễn mới. Nhà nước, các cấp giáo dục nhất thiết phải có những giải pháp đồng bộ để bồi dưỡng giáo viên, nói như Lênin là cần phải tăng cường sự "tưới thấm" nhiều hơn nữa. Xuất phát từ những yêu cầu đó, chúng tơi đề nghị một số giải pháp đào tạo và bồi dưỡng sau:

1. Quán triệt cho các cấp quản lý giáo dục đào tạo, nhận thức đúng đắn vai trị, vị trí, mục tiêu đào tạo của bộ môn giáo dục công dân ở bậc trung học phổ thơng, trung học cơ sở, từ đó có giải pháp tích cực bồi dưỡng giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy, tránh vì sức ép của biên chế mà kéo dài tình trạng dạy trái chun mơn.

2. Khảo sát số lượng, phân loại chất lượng đội ngũ giáo viên giáo dục công dân ở các trường trung học cơ sở, phổ thơng trung học, từ đó xây dựng kế hoạch, quy hoạch cụ thể về đào tạo lại, đào tạo mới, đào tạo có địa chỉ.

3. Phân cơng quản lý công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên Giáo dục công dân cho các cấp theo hướng tăng cường trách nhiệm, quyền hạn cho các Sở giáo dục, Phòng giáo dục... nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả các khóa học theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên bảo đảm nghiêm túc, khách quan, công bằng trong thi cử, kiểm tra, đánh giá đúng chất lượng bồi dưỡng.

4. Đa dạng hóa các loại hình bồi dưỡng giáo viên Giáo dục cơng dân theo nhiều loại hình: ngắn hạn, dài hạn, chuyên đề, hội thảo, tổ chức đi thực tế, tự học có hướng dẫn, trang bị cơ sở vật chất, báo, đài, tivi, nghe báo cáo thời sự, chính sách, tạo điều kiện cho giáo viên thường xuyên cập nhật kiến thức, những thông tin mới nâng cao năng lực chuyên môn sư phạm, tránh làm hình thức, chiếu lệ.

5. Tăng cường năng lực tự nghiên cứu, tự đào tạo của đội ngũ giáo viên Giáo dục công dân bằng cách trang bị tri thức và phương pháp nghiên cứu khoa học, chú trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, đặt các danh hiệu cao quý và các loại khen thưởng cho giáo viên giáo dục cơng dân.

6. Từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên giáo dục công dân, xây

Một phần của tài liệu kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào t (Trang 117 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w