Phát huy tính tích cực, tự giác của người học

Một phần của tài liệu kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào t (Trang 130 - 139)

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo muốn phát triển bền vững, lành mạnh và đúng hướng phải được đầu tư bởi hai nguồn lực: nguồn lực vật chất và nguồn lực tinh thần. Nguồn lực vật chất là ngân sách Nhà nước, sự đóng góp cơng sức, tiền của của nhân dân. Nguồn lực tinh thần là những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc tác động trực tiếp tới giáo dục - đào tạo. Đây là điểm tựa, là cơ sở, là giá đỡ vững chắc để xây dựng nền giáo dục Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trải qua quá trình lịch sử, truyền thống hiếu học ở Việt Nam không chỉ đổi mới mà cịn tự bảo tồn thơng qua tác động của những thiết chế giáo dục nhất định của các cơ chế kế thừa. Q trình đó có những yếu tố phát huy lên, bổ sung mới, có phần mai một đi, có phần gạt bỏ. Kế thừa hay gạt bỏ yếu tố nào tùy từng thời đại đều có sự chọn lọc.

Truyền thống hiếu học của dân tộc ta là yếu tố nội lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, nó giúp con người có tư duy độc lập, có đầu óc phê phán, phát hiện mâu thuẫn trong mỗi sự vật hiện tượng, tạo ra một sự năng động hoạt bát, sáng tạo, tự tin ở bản thân mình. Truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam đã nêu nhiều tấm gương sáng. Nhiều người không theo học ở trường, hoặc học ở trường một thời gian ngắn sau đó bằng con đường

tự học ở gia đình, ở bạn bè hoặc ngồi xã hội đã trở thành những lương y, những nhà nghiên cứu văn học, nghệ thuật... Truyền thống hiếu học giúp con người rèn luyện tư duy dựa trên cơ sở khoa học.

Một trong những ưu thế tinh thần của dân tộc Việt Nam để hội nhập với nền giáo dục - đào tạo thế giới trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là truyền thống hiếu học. Nhật Bản được coi là một trong những nước thành công nhất trong việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Ngay từ năm 1872 họ đã có được hệ thống giáo dục - đào tạo rộng khắp trên phạm vi tồn quốc, đã hình thành được truyền thống đề cao học vấn. Là một nước bại trận sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế bị khủng hoảng mất cân đối nghiêm trọng, khoa học kỹ thuật bị tụt hậu so với các nước phương Tây, con đường để khắc phục những hạn chế, để họ tiếp tục khẳng định mình là phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc. Vì vậy, ngày nay giáo dục Nhật Bản đã đạt được thành tựu rực rỡ, chỉ số phát triển nhân lực đứng thứ ba trên thế giới và về số năm đi học. Nhật Bản khác Việt Nam về chế độ chính trị, song Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Chúng ta có thể học hỏi được ở đây nhiều bài học bổ ích về cách tổ chức hệ thống giáo dục, phương pháp quản lý chương trình, nội dung giáo dục... để phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, huy động giá trị truyền thống hiếu học của dân tộc để thực hiện chiến lược "quốc sách hàng đầu" là huy động sức mạnh của mấy chục thế kỷ, của tổ tiên cha ông, tiềm ẩn trong máu thịt, trong tâm hồn của con người Việt Nam.

Bởi vì, truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất, của cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước vì sự tồn tại của con người, vì thế xưa nay việc học hành của nhân dân là một công cụ, cần thiết để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân

tộc. Bỏ qua những hạn chế của quan niệm thi đỗ đạt làm quan trước đây, thì mục đích cơ bản học hành qua thi cử là để chọn người ra làm chính sự, có nghĩa là đào tạo con người quản lý xã hội. Chế độ thi cử được tổ chức nghiêm ngặt để chọn người tài giỏi ra làm quan, cáng đáng việc quản lý ở một địa phương hay một lĩnh vực cơng việc nào đó. Được nhận cơng việc ấy, nếu khơng có học thức thì sẽ khơng đảm đương nổi. Có được học thức mà không gánh lấy một trách nhiệm nào trong xã hội thì học hành cũng vơ ích. Đó là quan niệm đúng đắn về mục đích học tập của cha ông ta ngày trước. Nếu như trong kháng chiến, truyền thống hiếu học và các giá trị truyền thống khác thích ứng nhanh và ứng xử linh hoạt thì những giá trị truyền thống đó lại "chưa được áp dụng thành công trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước cả trong quá khứ lẫn trong hiện đại" [9, tr. 17]. Truyền thống hiếu học hiện nay ở nước ta đang ở dạng tiềm năng lớn như than đỏ vùi tro, như tài nguyên nằm trong lòng đất, "như của quý cất trong rương, trong hịm" cho đến nay, chúng ta chưa có phương thức khai thác tốt để nâng cao hiệu quả của nền giáo dục - đào tạo. Cũng do hạn chế của những điều kiện lịch sử, truyền thống hiếu học của dân tộc mới dừng lại ở nội dung đạo lý làm người, giữ làng, giữ nước. Hướng nội dung, tư duy vào nghiên cứu khoa học tự nhiên, cơng nghệ sản xuất kinh doanh, có chăng cũng mới chỉ dừng lại ở mầm mống tư tưởng, những kiến nghị... những hạt giống đó chưa có mảnh đất màu mỡ để phát sinh. Phát huy truyền thống hiếu học hiện nay nhằm mục đích thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Vì vậy, để phát huy truyền thống hiếu học cần có những giải pháp sau:

Thứ nhất: Nước ta từ một nước có nền kinh tế lạc hậu, quản lý theo

cơ chế bao cấp, kế hoạch hóa tập trung, chuyển sang cơ chế thị trường của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đa dạng hóa hình thức sở hữu. Điều

đó đặt ra những yêu cầu quan trọng nhất, trực tiếp nhất đòi hỏi đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường sức lao động. Chất lượng giáo dục - đào tạo là đơn đặt hàng của nền kinh tế đó. Nói cách khác, giáo dục - đào tạo phải gắn liền nền kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu của nền kinh tế - xã hội.

Thứ hai: Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, các trường đã

quan tâm nhiều đến giáo dục - đào tạo, đến truyền thống hiếu học của nhân dân, đến việc phát hiện, bồi dưỡng nhân tài, mở các lớp mũi nhọn, các trường chuyên văn, chuyên toán... Cho đến nay, chúng ta có khơng ít những học sinh giỏi về văn, tốn, lý, nhạc... Những "thợ" văn, "thợ" nhạc đó rất cần thiết cho đời sống tinh thần của xã hội. Nhưng cơ chế thị trường mở ra lại cần nhiều hơn, cấp bách hơn những nhà khoa học, công nghệ giỏi, những thợ lành nghề, những nhà kinh doanh tài ba. Phải chăng do truyền thống nền kinh tế đất nước khiếm khuyết nghề kinh doanh công nghệ sản xuất, cho nên giáo dục - đào tạo cũng thiếu vắng những trường lớp giáo dục - đào tạo những nhà kinh doanh, nhà quản lý xã hội.

Để bù đắp cho sự khiếm khuyết đó, cơ chế thị trường sẽ tự phát nảy sinh những nhà kinh doanh, nhưng đó là những nhà kinh doanh hoạt động theo kinh nghiệm. Đứng trước những tri thức mới, nhất là sản phẩm của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, trong cơ chế thị trường mở cửa, những nhà sản xuất, kinh doanh ở ta vì khơng có tri thức nên giống như những con thuyền đi trên biển nhiều bão tố và đá ngầm, mà khơng có hải đồ và la bàn. Thành cơng chủ yếu của họ là do cơ may, vì họ khơng nắm được quy luật hoạt động của cơ chế thị trường, họ mò mẫm như người đi trong đêm tối không đèn, dễ sa vào cái bẫy của sự chuyển giao công nghệ lạc hậu.

Những tài năng quản lý, kinh doanh, khơng phải tự nhiên mà có, Nhà nước cần tạo ra những trường lớp chính quy, để đào tạo ra những nhà kinh doanh, nhà quản lý. Đó là yêu cầu của việc phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc trong hoàn cảnh mới và cần được tiến hành một cách khoa học, có kế hoạch.

Thứ ba: Việc dạy nghề phải gắn với giáo dục phổ thơng, nếu khơng

thì khơng thể giải quyết được nạn thất nghiệp (trong số những người thất nghiệp hiện nay có đến 80% khơng được đào tạo nghề nghiệp) vì thế trong hệ thống giáo dục từ phổ thông cơ sở nên mở làm hai hệ: một hệ về trí dục, chủ yếu dạy cơ bản cho những học sinh khá và có điều kiện để học lên nữa, một hệ cho những học sinh trung bình, yếu, hoặc khơng có điều kiện học lên nữa. Đây là hệ giáo dục chuyên nghiệp, kết hợp dạy cơ bản với dạy nghề, mục đích là để các em sau này thơi học, có được trình độ nghề nghiệp thơng thường trong tay, hòa vào cuộc sống của cộng đồng dân tộc.

Truyền thống hiếu học còn thể hiện ở năng lực tự học. Năng lực tự học, sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Đó là truyền thống quý báu, là năng lực nội sinh của dân tộc. Truyền thống đó đã phát huy sức mạnh, đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn lịch sử nhất định:

Năng lực tự học, sáng tạo đặc biệt của dân tộc đã làm nên một Bạch Đằng, một Điện Biên, một chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Năng lực tự học sáng tạo đã làm nên biết bao nhiêu nhà quân sự, chính trị, khoa học, văn hóa lỗi lạc của đất nước từ xưa đến nay, biết bao nhiêu nông dân, công nhân chiến sĩ bình thường tự học trong sản xuất và chiến đấu đã trở thành anh hùng dân tộc trong lịch sử giữ nước và dựng nước [79, tr. 151]..

Ph. Ăngghen mới chỉ học xong trường phổ thơng trung học nhưng bằng hình thức tự học đã trở thành một nhà lý luận thiên tài, một lãnh tụ

của giai cấp vô sản. Người đã tự nghiên cứu khoa học tự nhiên, khái quát tất cả những thành tựu của khoa học từ thời cổ đại đến cuối thế kỷ XIX dưới góc độ triết học và viết nên những tác phẩm nổi tiếng như "Chống Đuy-rinh", "Biện chứng của tự nhiên"...

Xã hội truyền thống chia đời người làm thành ba giai đoạn: giai đoạn đến trường, giai đoạn làm việc và giai đoạn nghỉ hưu. Giáo dục trong xã hội truyền thống quan niệm rằng trong giai đoạn đến trường thời gian chủ yếu là học tập, tri thức tiếp thu được trong giai đoạn này có thể dùng cho suốt đời, những giai đoạn sau con người không cần phải học thêm. Quan niệm này hiện nay khơng cịn phù hợp nữa mà được thay thế bằng quan niệm: giáo dục phải kéo dài suốt cả đời người, học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, cả xã hội tương lai sẽ gánh vác chức năng giáo dục. Ngoài hệ thống nhà trường do Nhà nước đảm nhiệm, xã hội phải lập các loại hình trường, mở rộng ra các cấp, lớp học ngắn ngày, trường hàm thụ, trường ban đêm, trường phường xã, trường gia đình. Tất cả các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị, nhà bảo tàng, nhà văn hóa, rạp hát, câu lạc bộ, thư viện... đều có thể làm cơng tác giáo dục với các hình thức hết sức đa dạng, phong phú, mềm dẻo, có thể học theo thời gian cố định hoặc khơng cố định. Có thể có những trường đào tạo dài hạn hoặc ngắn hạn, trường được Nhà nước thừa nhận hoặc khơng được Nhà nước thừa nhận. Có những lớp khơng lấy bằng cấp chỉ nhằm mục đích nâng cao dân trí, mở rộng tầm mắt, nâng cao sức khỏe và dinh dưỡng, nâng cao cảm thụ văn học, nghệ thuật, giáo dục môi trường sinh thái, tất cả đều là những trường học cho những người tự học.

Trong thời đại ngày nay, năng lực tự học của người học là mục tiêu của dạy học. Phương pháp dạy học mới là "dạy cách học, cách tự học" biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Cách học này khác với cách học truyền thống: thầy truyền

thụ, trị tiếp thu một cách thụ động, đó là cách dạy độc thoại, áp đặt, kìm hãm năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh.

Trong bài sửa đổi lề lối làm việc, Hồ Chí Minh đã nêu ra tư tưởng tự học là "việc học phải lấy tự học làm cốt". Tự học đã trở thành truyền thống quý báu của mỗi người Việt Nam và cả dân tộc Việt Nam và ngày nay tự học, tự đào tạo phải trở thành phong trào rộng khắp trong tồn quốc.

Q trình dạy học - tự học là một q trình biện chứng, đó là biến q trình dạy của thầy thành q trình tự học của học trị, học trị tự nghiên cứu, tự thể hiện, tự kiểm tra điều chỉnh, thầy đóng vai trị hướng dẫn, trọng tài, cố vấn, tổ chức kiểm tra và kết luận. Đổi mới phương pháp dạy học theo cách học đối thoại, tự học là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất giúp nhà trường Việt Nam đào tạo được những con người có "tính tự chủ, tính độc lập sáng tạo, có năng lực hoạt động trong thực tiễn và phát triển kinh tế - xã hội, có thói quen biết cách tự học, cách tự nâng cao trình độ suốt cả đời, biết thích ứng một cách thơng minh, có trí tuệ" [82, tr. 10]. Trong quan hệ giữa dạy học - tự học thì thầy dạy học đóng vai trị ngoại lực, trị đóng vai trị nội lực, trong đó nội lực có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng học tập. Dạy học - tự học quan hệ biện chứng, hữu cơ với nhau. Tự học khơng có nghĩa là học một mình mà là học trong mơi trường nhà trường, xã hội, gia đình... Mơi trường này hết sức quan trọng. Tự học sẽ khó phát triển nếu thiếu sự hướng dẫn của thầy, của bạn bè và môi trường xã hội.

Truyền thống tự học không những là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam mà các dân tộc khác trong quá trình phát triển và hội nhập với thế giới, họ phải hết sức trân trọng, giữ gìn và phát huy để tăng thêm nội lực của quốc gia. Khi nghiên cứu về sự phát triển kinh tế từ xa xưa tới nay, người ta thấy dân tộc Nhật có nhiều truyền thống tốt đẹp, được vận dụng vào mọi giáo trình, để giáo dục học sinh, đó là lịng ham học hỏi

những cái hay, cái đẹp, cái văn minh của thế giới bên ngoài, nhưng vẫn giữ được bản sắc của dân tộc và vẫn giữ được truyền thống của cha ông. Tinh thần tự học, cần cù, chịu thương, chịu khó, ngay cả khi trở thành siêu cường kinh tế, tinh thần ngẩng cao đầu dám chấp nhận mọi thách thức của lịch sử, đó là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế "thần kỳ" của Nhật Bản trong thời gian qua, và cũng là bài học tốt cho chúng ta hôm nay.

Tuy nhiên, để khai thác nguồn lực truyền thống, chúng ta không thể để giá trị truyền thống tự phát phát huy tác dụng, mà cần phải tạo ra một "bầu nhân quyển", đó là lĩnh vực đời sống văn hóa, là mơi trường đạo đức con người, là khơng khí thi đua học tập trong nhà trường, ở gia đình và ngồi xã hội.

1. Nhân văn hóa nhà trường là tạo ra cơ chế để phát huy sức mạnh của văn hóa Việt Nam. Đó là hệ giá trị nổi bật tạo ra năng lượng tinh thần to lớn của dân tộc. Nhằm đưa học sinh về cội nguồn văn hóa của dân tộc, tơn trọng và kế thừa những giá trị truyền thống của dân tộc, hình thành phương pháp tư duy lịch sử, một trong những yếu tố nền tảng của sự phát

Một phần của tài liệu kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào t (Trang 130 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w