NỘI DUNG MỞ RỘNG DỊCH VỤ TÀI TRỢ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ KINH NGHIỆM
1.1.2.3. Đối với nền kinh tế
với hoạt động thương mại quốc tế. Hoạt động thương mại quốc tế phát triển kéo theo sự phát triển của nghiệp vụ tài trợ nhập khẩu,và ngược lại khi các hoạt động tài trợ nhập khẩu phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho q trình trao đổi, bn bán quốc tế. Như vậy vừa để đáp ứng cho nhu cầu của nền kinh tế vừa là mở rộng hoạt động kinh doanh, các ngân hàng hơn bao giờ hết phải mở rộng hoạt động tài trợ nhập khẩu của mình.
Việc mở rộng hoạt động tài trợ nhập khẩu của các ngân hàng góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Hoạt động này tạo điều kiện cho hàng hóa được lưu thơng thuận lợi, góp phần tăng tính năng động của nền kinh tế, ổn định thị trường. Khi dịch vụ tài trợ nhập khẩu phát triển kéo theo sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế khác. Từ đó các ngành nghề, lĩnh vực trong nền kinh tế có thể được đáp ứng nhu cầu về các loại hàng hóa hay nguyên vật liệu. Nền kinh tế của một quốc gia sẽ không thể phát triển một cách tối ưu khi mà thiếu quan hệ mua bán hàng hóa giữa các quốc gia, bởi mỗi quốc gia đều có lợi thế so sánh về một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định. Sự giao thương mua bán này sẽ giúp mỗi nền kinh tế tận dụng được lợi thế so sánh từ các nước khác. Các ngân hàng là chủ thể không thể thiếu được trong hoạt động tài trợ nhập khẩu, thúc đẩy nền kinh tế phát triển toàn diện.
Mở rộng hoạt động tài trợ nhập khẩu đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế. Để thực hiện hoạt động tài trợ, các ngân hàng phải trang bị một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ. Hoạt động tài trợ nhập khẩu giúp đưa tiến bộ khoa học công nghệ đi đến từng nền kinh tế tạo nên một nền kinh tế có cơ sở hạ tầng tiên tiến, bắt kịp tiến độ khoa học công nghệ của thời đại.
Μở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu của ngân hàng góp phần gắn kết thị trường quốc gia với thị trường quốc tế. Trong xu thế tồn cầu hóa khơng có sự tồn tại khép kín của một quốc gia. Mọi ranh giới trong thương mại sẽ được xóa bỏ, các quốc gia sẽ gắn kết với nhau tạo thành một thị trường quốc tế. Mỗi nền kinh tế phải hội nhập với kinh tế thế giới. Mở rộng hoạt động tài trợ nhập khẩu là giải pháp thực sự tiềm năng.
1.1.3. Đặc trưng
a. Gắn với hoạt động nhập khẩu hàng hóa.
khẩu bổ sung và thay thế hàng hóa trong nước khơng sản xuất được đồng thời đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng, tạo sự ổn định cung cầu. Dịch vụ tài trợ nhập khẩu càng phát triển càng tạo điều kiện cho nhập khẩu tăng trưởng nhanh.
b. Có tính cạnh tranh cao.
Khi nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa sâu rộng, nhu cầu giao thương, hợp tác giữa các quốc gia ngày càng phát triển thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thơng suốt trên khắp tồn cầu. Đây thực sự là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường nhập khẩu, đa dạng hóa mặt hàng nhập khẩu, gia tăng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài trợ nhập khẩu của các doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách toàn diện và sâu sắc, đồng thời gia tăng nguồn phí dịch vụ thanh tốn quốc tế, hiện nay các ngân hàng đã và đang cung cấp rất nhiều sản phẩm dịch vụ tài trợ nhập khẩu mang tính chun biệt hóa, vượt trội nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ của mình và thu hút khách hàng về dụng dịch vụ.
c. Có độ rủi ro rất cao
Thứ nhất, nhập khẩu là giao dịch kinh doanh có phạm vi quốc tế. Người bán và người mua ở khoảng cách rất xa. Nhà xuất khẩu không đủ thông tin về năng lực kinh doanh và khả năng tài chính của nhà nhập khẩu. Tương tự, nhà nhập khẩu lo ngại thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu nhưng khơng nhận được đầy đủ hàng hóa như thỏa thuận, chất lượng hàng hóa kém, thậm chí nhiều trường hợp nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ giả mạo để lừa đảo nhà nhập khẩu. Những vấn đề này nằm ngồi tầm kiểm sốt của ngân hàng bởi ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm về tính pháp lý trên bề mặt chứng từ theo các quy tắc như: UCP 600, ISBP, URR,…Chính vì thế dịch vụ tài trợ nhập khẩu tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi xảy ra thì hậu quả khó lường, khơng chỉ đối với người nhập khẩu mà cịn với uy tín của ngân hàng
Thứ hai, rủi ro khi khách hàng nhập khẩu mất khả năng thanh toán nợ đúng hạn do nguyên nhân khách quan như biến động chính trị, biến động tỷ giá, lạm phát, thị trường bất động sản đóng băng,…làm cho các nhà nhập khẩu bị mất khả năng
thanh toán cho đối tác nước ngồi. Với phương thức thanh tốn LC, nếu nhà xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng thì ngân hàng phát hành có trách nhiệm phải thanh toán. Như vậy, trong trường hợp này, rủi ro thuộc về phía ngân hàng mở thư tín dụng. Ngân hàng phải thực hiện phát vay bắt buộc để thanh toán cho dù khách hàng nhập khẩu có khả năng về tài chính hay khơng.
Thứ ba, đối với các món vay cung cấp cho khách hàng mở thư tín dụng nhập khẩu các mặt hàng nhạy cảm về giá như xăng dầu, phân bón, sắt thép thường rủi ro cao do dễ bị thay đổi chất lượng, hư hỏng, xuống cấp, khách hàng nhập khẩu thường khơng muốn thanh tốn.
Thứ tư, rủi ro thế chấp, cầm cố tài sản đảm bảo: đối với một số khách hàng nhập khẩu, ngân hàng chỉ cung ứng vốn vay khi khách hàng có các hình thức đảm bảo nợ vay như có tài sản thế chấp, cầm cố, có sự bảo lãnh của ngân hàng khác, có tài khoản tiền gửi đối ứng, đảm bảo bằng tiền thu bán hàng, cầm cố bằng chính lơ hàng nhập khẩu…Đối với hình thức đảm bảo bằng tiền như tiền gửi và tiền thu bán hàng, ngân hàng có thể trực tiếp theo dõi và hạch toán trực tiếp. Tuy nhiên vấn đề phát sinh rủi ro tín dụng lại nằm ở các tài sản thế chấp cầm cố như bất động sản. Nếu thị trường bất động sản đóng trầm trọng cũng kéo theo rủi ro cho ngân hàng.
Ví dụ năm 2002, khi thị trường bất động sản đóng băng, rất nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong việc xử lý tài sản thế chấp là nhà cửa, đất đai vì khách hàng vay nhập khẩu hàng hóa mất khả năng thanh tốn. Điển hình nhất là vụ EPCO Minh Phụng của ngân hàng EXIMBANK, công ty này phá sản kéo theo nguy cơ phá sản theo của EXIMBANK. Sau vụ đó, ngân hàng này phải chịu sự giám sát đặc biệt của ngân hàng nhà nước cho đến năm 2005.
Hay cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn Mỹ diển ra vào cuối năm 2007, đầu năm 2008 dẫn tới sự phá sản và tổn thất khổng lồ của nhiều ngân hàng lớn tại phố Wall cũng bắt nguồn từ bất động sản. Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế nước Mỹ và hệ thống tài chính tồn cầu. Nó xảy ra khi thị trường nhà đất Mỹ bị đóng băng từ khoảng tháng 7/2007 sau khi lãi suất cho vay thế chấp bị điều chỉnh tăng hàng loạt làm hàng triệu người vay tiền mua nhà đầu cơ không thể trả
nợ. Thị trường chứng khoán phái sinh từ nợ vay thế chấp dưới chuẩn mất khả năng thanh khoản gây ra khủng hoảng tín dụng và thiệt hại khơng nhỏ cho các ngân hàng lớn không chỉ bên trong nước Mỹ. Nhiều nhà kinh tế đánh giá cuộc khủng hoảng này được xem là tồi tệ nhất trong lịch sử kinh tế thế giới kể từ cuộc khủng hoảng diễn ra vào năm 1929 - 1933.
Ngồi ra, các NHTM cịn gặp nhiều rủi ro về pháp lý, chính sách của nhà nước, hệ thống pháp luật, chính sách thương mại thay đổi sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng.
d. Mang tính đa dạng hóa cao
Bên cạnh các sản phẩm tài trợ nhập khẩu truyền thống trên thị trường trong nước và quốc tế như: phát hành thư tín dụng LC, nhờ thu, phát hành bảo lãnh nhận hàng, ký hậu vận đơn, các ngân hàng đã phát triển thêm nhiều dịch vụ gia tăng như: hình thức CAD, tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập, hay tài trợ nhập khẩu bằng vốn vay nước ngoài theo hợp đồng khung, tài trợ nhập khẩu theo từng mặt hàng chuyên biệt như: nông sản, thủy sản, cao su… nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Hơn thế nữa, đi kèm cùng dịch vụ tài trợ nhập khẩu, ngân hàng còn phát triển được rất nhiều loại hình dịch vụ đi kèm như: kinh doanh ngoại tệ, bảo hiểm, vận tải, kho vận nếu khách hàng sử dụng trọn gói (package).
e. Có sự tham gia của nhiều bên
Theo thơng lệ quốc tế, nhập khẩu hàng hóa thường gồm có 4 bên cơ bản là: người nhập khẩu, người xuất khẩu, ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, ngân hàng phục vụ người nhập khẩu. Ngồi ra trên thực tế, cịn có sự xuất hiện của ngân hàng xác nhận, ngân hàng trung gian, ngân hàng chiết khấu, ngân hàng hồn trả,….tùy theo tính chất của từng nghiệp vụ phát sinh trong thực tế (Chi tiết xem tại phụ lục 1)
f. Có tính pháp lý rất chặt chẽ
Các sản phẩm dịch vu tài trợ nhập khẩu thường được điều chỉnh bởi các nguồn luật đã theo thông lệ quốc tế như: Incoterms, UCP, ISBP đối với phương thức tín dụng chứng từ, ISP đối với thư tín dụng dự phịng, URC đối với phương thức nhờ thu, ngoài
ra các dịch vụ tài trợ nhập khẩu còn được điều chỉnh bởi các nguồn luật của mỗi quốc gia khi tham gia vào thương mại quốc tế.