NAM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn hà nội (Trang 80 - 83)

3.1. Định hướng tiếp tục mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa của ngân hàng TMCP BIDV trên địa bàn Hà Nội ngân hàng TMCP BIDV trên địa bàn Hà Nội

3.1.1. Định hướng về công tác phát triển sản phẩm mới

Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện để triển khai các sản phẩm mới dành cho các doanh nghiệp nhập khẩu với nhiều tính năng hấp dẫn, thiết kế sản phẩm đáp ứng nhu cầu chuyên biệt của từng đối tượng khách hàng cụ thể, trong đó chú trọng việc thiết kế sản phẩm mới gắn liền với các chương trình marketing phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng.

Tiếp tục rà sốt, chuẩn hóa sản phẩm tài trợ theo ngành nhằm vừa gia tăng hiệu quả vừa kiểm soát tốt rủi ro, ưu tiên các ngành sản xuất xương sống hoặc sản xuất sản phẩm tiêu dùng thiết yếu.

Tăng cường phát triển sản phẩm theo gói, gắn với nhu cầu cần đơn giản hóa thủ tục, gia tăng giá trị và sự thuận tiện cho khách hàng song vẫn đảm bảo yêu cầu quản trị rủi ro.

Tập trung phát triển sản phẩm tài trợ theo chuỗi và sản phẩm chuyên biệt theo nhóm khách hàng mục tiêu (khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng VIP có đóng góp lớn vào thu nhập của BIDV), sản phẩm bảo hiểm - chứng khoán, ưu tiên các sản phẩm tín dụng hỗ trợ xuất khẩu

3.1.2. Định hướng về đối tượng khách hàng

Nghiên cứu nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán của các khách hàng lớn, đặc thù (gồm các định chế tài chính, các Tổng cơng ty, Doanh nghiệp lớn), trên cơ sở đó bổ sung các tính năng tiện ích mới của chương trình phần mềm, xây dựng cơ chế khuyến khích, các gói sản phẩm kết hợp nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ.

3.1.3. Định hướng về lĩnh vực tài trợ nhập khẩu

Tiếp tục xu hướng chuyên biệt hóa theo ngành hàng/nhóm khách hàng hoặc phân đoạn thị trường mục tiêu (cho vay tài trợ xuất nhập khẩu mặt hàng gạo, gỗ, cà phê, cao su, thủy sản) và theo đối tượng khách hàng đặc thù (doanh nghiệp khu chế

xuất); phát triển các gói sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu toàn diện của khách hàng trong hoạt động xuất nhập khẩu, các sản phẩm ngân hàng hiện đại gắn với các phương thức thương mại quốc tế mới (thương mại điện tử, tài trợ cơ cấu); đồng thời xây dựng cơ chế và cách thức xác định giá bán riêng đối với từng sản phẩm nhằm tăng cường sự linh hoạt trong cạnh tranh

3.1.4. Định hướng về thị phần

Phấn đầu phát triển để đáp ứng các chỉ tiêu là ngân hàng hàng đầu Việt Nam về mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực tài trợ nhập khẩu hàng hóa với mạng lưới kênh phân phối rộng khắp, mở rộng mạng lưới hoạt động, danh mục sản phẩm phong phú, với muc tiêu không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về dịch vụ ngân hàng và tài chính của khách hàng thông qua đội ngũ cán bộ giỏi nghiệp vụ, năng động, sáng tạo, luôn hướng về khách hàng và trên cơ sở tối ưu hóa nguồn lực của mình

3.1.5. Định hướng về doanh thu, phí dịch vụ

Chiến lược tăng trưởng dịch vụ nhanh, tăng nguồn phí dịch vụ thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, áp dụng mọi biện pháp nhằm khai thác cơ hội kinh doanh, thay đổi linh hoạt để tìm ra sự khác biệt hóa, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng

3.1.6. Định hướng khác

Từng bước hiện đại hóa quy trình, nghiệp vụ tài trợ nhập khẩu, trên cơ sở đổi mới công nghệ ngân hàng, tạo tiền đề đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế với chất lượng ngày càng cao, qua đó góp phần đắc lực cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước quốc tế hóa hoạt động ngân hàng, hội nhập với cộng đồng và hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế.

Thực hiện kế hoạch đào tạo nâng cao kiến thức và tác phong làm việc chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ nhân viên, tạo hình ảnh đẹp, ấn tượng đối với khách hàng giao dịch.

Một phần của tài liệu mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn hà nội (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w