Mức phí dịch vụ tài trợ nhập khẩu

Một phần của tài liệu mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn hà nội (Trang 49 - 59)

TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘ

2.2.2. Mức phí dịch vụ tài trợ nhập khẩu

Mức phí tài trợ thương mại của các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội có sự thay đổi giữa các năm. Năm 2009, mức phí đạt 77.91 tỷ đồng. Năm 2010, mức phí giảm nhẹ 12,07% xuống cịn 68.54 tỷ đồng do những bất ổn khó khăn của nền kinh tế. Trước sự nỗ lực, cố gắng của tồn bộ các chi nhánh, mức phí tăng 11,08% lên 77.08 tỷ đồng vào năm 2011, và tính cho đến 8 tháng đầu năm 2012, mức phí tài trợ thương mại của địa bàn Hà Nội đạt 42.10 tỷ đồng.

Đây là con số khá ấn tượng trước bối cảnh nền kinh tế năm 2012 đầy biến động: lạm phát cao, thị trường tài chính ngân hàng bất ổn. Theo dự tính, đến cuối năm 2012, mức phí dịch vụ tài trợ nhập khẩu sẽ ước đạt khoảng 68,05 tỷ đồng. Mức phí này giảm nhẹ xuống 9,03 tỷ đồng.

Tuy nhiên, xét trong bối cảnh kinh tế như trong năm 2012, mức tăng này là hợp lý, phù hợp với xu thế tăng trưởng của doanh số tài trợ nhập khẩu.

Hình 2.3. Kết quả thu phí dịch vụ tài trợ nhập khẩu giai đoạn 2009- 2012

Nguồn: Báo cáo đánh giá sản phẩm dịch vụ BIDV HO

2.2.3. Mở rộng khối khách hàng cả về số lượng và chất lượng

Với mục tiêu mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa, các chi nhánh BIDV trên địa bàn Hà Nội đã thực thi nhiều biện pháp nhằm mở rộng khối khách hàng cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm khai thác một cách tối đa tiềm năng phát triển của khách hàng, nâng cao mức phí dịch vụ tài trợ thương mại như:

a. Dành nguồn vốn lớn với lãi suất ưu đãi hỗ trợ hoạt động nhập khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn

Trong năm 2012, các chi nhánh trên địa bàn đã sử dụng một khoản tín dụng lớn, 10.000 tỉ đồng, với lãi suất 9%/năm được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) bắt đầu giải ngân từ ngày 22-3. Đây là một trong những khoản tín dụng lớn nhất của ngân hàng hiện nay dành cho các hợp đồng vay ngắn hạn, hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Đối tượng được vay vốn là các khoản vay phát sinh mới của khách hàng được định hạng tín dụng theo tiêu chí đánh giá của BIDV từ hạng A trở lên. Khoản tín dụng trên khơng áp dụng đối với cho vay chứng khoán và bất động sản.

Lãi suất cho vay ngắn hạn được áp dụng mức lãi suất sàn 9%/năm kể từ ngày giải ngân của khoản vay đến hết ngày 31/12/2012. Sau thời hạn trên, lãi suất áp dụng đối với khoản vay theo cơ chế lãi suất thơng thường tại thời điểm đó.

b. Hơn thế nữa, để kích thích nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài trợ nhập khẩu của các doanh nghiệp, ngày 25/5/2012, các chi nhánh BIDV trên địa bàn Hà Nội tiếp tục đưa ra gói hỗ trợ nhập khẩu lần thứ hai trong năm dành cho các doanh nghiệp với tên gọi “chương trình cho vay ưu đãi nhập khẩu 2012”, quy mô tài trợ đạt 5000 tỷ đồng. Mục đích của chương trình nhằm: “Thu hút, mở rộng quan hệ tín dụng với các khách hàng là doanh nghiệp nhập khẩu có hoạt động kinh doanh tốt, ổn định, có nhiều tiềm năng sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của BIDV; cung cấp cho khách hàng lãi suất cho vay cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo tổng hịa lợi ích thơng qua tăng cường thu về bán chéo sản phẩm dịch vụ thu từ mua bán ngoại tệ”.

Theo chương trình này, đối tượng cho vay là các doanh nghiệp nhập khẩu kinh doanh các mặt hàng thiết yếu như: thuốc chữa bệnh, phân bón, xăng dầu, các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, các nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, chế biến. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện về xếp hạng tín dụng nội bộ như:

Xếp hạng tín dụng nội bộ từ loại A trở lên.

Trường hợp khách hàng chưa đủ điều kiện xếp hạng nhưng đáp ứng đủ nhu cầu 100% dư nợ vay có tài sản đảm bảo.

Các điều kiện khác theo quy định về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng do NHNN ban hành và các văn bản hướng dẫn của BIDV.

Theo chương trình ưu đãi xuất nhập khẩu 2012, doanh nghiệp cần cam kết: chuyển doanh thu của phương án vay vốn qua tài khoản mở tại BIDV, phải mua ngoại tệ để thanh toán hợp đồng nhập khẩu theo tỷ giá BIDV chào bán đề xuất, không mua ngoại tệ từ ngân hàng khác có mức chào bán tương đương hoặc thấp hơn. Lãi suất vay, khách hàng có thể được hưởng ưu đãi lãi suất VNĐ lên đến 4.5%/năm tùy theo từng sản phẩm. Đặc biệt, các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội còn

thực hiện các dịch vụ ưu đãi đi kèm khác như: miễn phí tiếp nhận và xử lý đề nghị cung cấp dịch vụ và phí xử lý chứng từ, phí hủy giao dịch trong giao dịch CAD nhập khẩu; giảm 20% phí thanh tốn bộ chứng từ.

Gói hỗ trợ xuất nhập khẩu 2012 của BIDV trên địa bàn Hà Nội không chỉ tác động trực tiếp đến hoạt động mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa, mà cịn góp phần tăng doanh số cho các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng như: dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, thanh tốn trong nước. Với quy mơ tài trợ lớn cùng thời hạn tài trợ đến cuối năm 2012, đây được xem như một lời tri ân cảm ơn của BIDV đến các doanh nghiệp nhập khẩu trong giai đoạn kinh tế đầy biến động, khó khăn như hiện nay.

Từ năm 2009 ước tính đến năm 2012, với sự phát triển mạnh mẽ của các sản phẩm dịch vụ mới cùng những tiện ích vượt trội, có tính cạnh tranh cao trên thị trường tài chính ngân hàng, số lượng doanh nghiệp nhập khẩu tìm đến sử dụng dịch vụ của BIDV trên địa bàn Hà Nội có sự tăng trưởng mạnh mẽ và liên tục.

Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tài trợ nhập khẩu của BIDV địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2012

Đơn vị: doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp Số lượng doanh nghiệp

2009 2010 2011 2012

Doanh nghiệp nhà nước 512 500 520 543

Doanh nghiệp tư nhân 278 303 412 535

Tổng cộng 790 803 932 1078

Nguồn: Báo cáo hoạt động tài trợ nhập khẩu BIDV HO

Nhìn trên bảng số liệu trên, có thể thấy số lượng doanh nghiệp sử dụng sản phẩm dịch vụ tài trợ nhập khẩu của BIDV địa bàn Hà Nội có sự tăng trưởng khá đều qua các năm từ 2009 và ước tính đến năm 2012. Đặc biệt có sự khác nhau về tỷ

trọng loại hình doanh nghiệp sử dụng dịch vụ. Nếu trong những năm 2009, 2010 khi BIDV vẫn còn là NHTM nhà nước, chưa tiến hành cổ phần hóa, rõ ràng số lượng các doanh nghiệp nhà nước là đối tượng phục vụ chính của BIDV địa bàn Hà Nội, chiếm đến hơn 70% trong tổng số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ. Kể từ năm 2011, khi BIDV bắt đầu thực hiện tiến trình cổ phần hóa, xu hướng mở rộng khách hàng hướng tới nhiều đối tượng hơn trong đó có các doanh nghiệp tư nhân. Nếu năm 2009, số lượng doanh nghiệp tư nhân sử dụng dịch vụ chỉ gồm 278 doanh nghiệp, thì sang năm 2010 số lượng doanh nghiệp tăng thêm 25 doanh nghiệp đạt con số 303 doanh nghiệp. Đặc biệt vào năm 2011, số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng 26,4% lên 412 doanh nghiệp, và năm 2012, với những chương trình ưu đãi lớn như: hỗ trợ lãi suất cũng như dành nguồn vốn lớn ưu tiên hướng tới doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng doanh nghiệp tư nhân sử dụng dịch vụ tài trợ nhập khẩu của BIDV trên địa bàn Hà Nội ước tính sẽ đạt con số 535 doanh nghiệp. Điều này cũng đúng theo chiến lược phát triển dài hạn của BIDV trong việc mở rộng đối tượng khách hàng để mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu.

c. Ngoài ra, các chi nhánh cịn thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng với quy mơ lớn

Đối với các khách hàng VIP, có số lượng giao dịch nhiều, mang lại nguồn thu phí dịch vụ lớn, ngân hàng sẽ chấp nhận các hình thức như: hạch tốn các hợp đồng mua bán ngoại tệ, lệnh chuyển tiền qua bản fax cho Tập đồn viễn thơng qn đội Viettel, Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp 1 của chi nhánh SGD1; Công ty May Mười của chi nhánh Bắc Hà nội; Cty TNHH MTV Thép Hòa Phát của chi nhánh Hà Thành; cùng các dịch vụ hỗ trợ đi kèm như: tư vấn hỗ trợ hoàn thiện bộ chứng từ miễn phí, khơng thu điện phí, phí ký hậu vận đơn, ưu tiên thực hiện mọi yêu cầu của khách hàng quan trọng (VIP) đầu tiên,…giảm 40% phí chuyển tiền quốc tế, phí mở thư tín dụng, đến cơng ty trực tiếp lấy chứng từ.

Bảng 2.3: Danh sách khách hàng VIP tại chi nhánh sở giao dịch 1

STT Tên doanh nghiệp

1 Tập đồn dầu khí quốc gia Việt Nam 2 Tập đồn viễn thơng qn đội Viettel 3 Tập đoàn xăng dầu Petrolimex

4 Công ty CP Xây dựng số 2 5 Công ty CP Sông Đà 5

6 Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam 7 Tập đồn Điện lực

8 Cơng ty TNHH Nhật Huy và các CN

9 Cơng ty CP Khí hóa lỏng miền Bắc (PVGas) 10 Công ty CP Truyền thông VTC trực tuyến

Nguồn: Báo cáo đánh giá khách hàng BIDV-chi nhánh SGD1

Cơ chế giao dịch khách hàng VIP của chi nhánh Sở giao dịch 1:

Tại mọi thời điểm, ngay khi nhận được yêu cầu phát sinh sử dụng dịch vụ của khách hàng VIP đều phải được ưu tiên xử lý trước với thời gian nhanh nhất có thể hoặc tối đa trong ngày nhưng vẫn đảm bảo tính an tồn, linh hoạt, hài hịa trong quá trình xử lý giao dịch với các khách hàng khác. Chính vì thế mà lượng phí dịch vụ khách hàng VIP mang lại cho BIDV CN SGD1 chiếm tỷ trọng rất cao.

Hình 2.4. Tỷ trọng phí dịch vụ thanh tốn quốc tế của các khách hàng VIP

Nguồn: Báo cáo khách hàng BIDV Sở giao dịch 1

Mặt khác, các khách hàng nhập khẩu còn được khai thác theo ưu thế, thế mạnh của khách hàng về mặt hàng nhập khẩu, thị trường nhập khẩu trên thế giới.

tế, nhiều chi nhánh chủ động tiếp cận các thị trường mới, cung cấp cho khách hàng các thơng tin về tình hình kinh tế, pháp luật, bảng xếp hạng mới nhất của các ngân hàng thơng báo thư tín dụng để khách hàng ln chủ động trong công việc kinh doanh của mình, giảm bớt các loại chi phí khơng cần thiết.

Ví dụ như: đối với thị trường Trung Quốc, một thị trường nhập khẩu quen thuộc đối với các doanh nghiệp Việt Nam. BIDV- chi nhánh Hà Thành đã tổ chức các buổi hội thảo chuyên sâu cho thị trường này nhằm cung cấp các thông tin về pháp luật quản lý ngoại hối của Trung Quốc cho các doanh nghiệp Việt Nam được biết.

Khi một doanh nghiệp Việt Nam ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa với một doanh nghiệp ở Trung Quốc bằng loại tiền tệ là CNY, mà điều kiện giao hàng ở tại địa điểm các cảng nội địa như: cảng Hải Phịng, cảng Cái Lân,…thì BIDV sẽ cung cấp cho doanh nghiệp dịch vụ thanh toán đa tệ bằng đồng CNY. Tuy nhiên, có một số đặc điểm riêng của thị trường Trung Quốc về quản lý ngoại hối mà các doanh nghiệp Việt Nam cần biết như:

Nếu người nhận tiền trong hợp đồng chỉ dẫn là tên một cá nhân thì tương ứng với mỗi lần rút tiền, sẽ không được rút quá số tiền quy đổi tương ứng với 50,000.00USD/lần

Nếu người nhận tiền là doanh nghiệp thì khơng giới hạn về số tiền quy đổi, tuy nhiên doanh nghiệp đó phải xuất trình được giấy tờ quy định của pháp luật Trung Quốc quy định mới được phép nhập khẩu

Nếu các doanh nghiệp Việt Nam khơng tìm hiểu kỹ những vấn đề trên trước khi thanh tốn tiền hàng cho đối tác thì sẽ rất dễ bị trả lại tiền, có khi phải mất đến nửa tháng mới nhận được tiền về tài khoản. Trong khi đó, số tiền trả lại còn bị trừ rất nhiều loại phí như: phí tra sốt, phí hồn trả,…từ ngân hàng nước ngoài, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong thực tế đã xảy ra trường hợp của Cơng ty TNHH Thương Mại Hồng Huy của chi nhánh Hà Thành.

chuyển tiền quốc tế đa tệ sang thị trường Trung Quốc, thanh toán bằng đồng CNY, nhập khẩu các thiết bị âm thanh nghe nhìn. Trị giá hợp đồng khoảng 115,000 CNY. Theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng thực hiện giao dịch thanh toán đa tệ chuyển tiền cho người thụ hưởng bên Trung Quốc theo hợp đồng ngoại thương quy định là một cá nhân có tên là LI HAI BO. Tuy nhiên, sau khoảng 3 ngày, khách hàng đến ngân hàng phàn nàn là công ty bên Trung Quốc không nhận được tiền, và đơng thời trong ngày thì chi nhánh Sở giao dịch 1 nhận được điện tra soát từ ngân hàng Nông Nghiệp Phát triển Trung Quốc- Swift code: ABBOCNBJ130 với nội dung: trả lại tiền do người thụ hưởng khơng xuất trình được đầy đủ thơng tin, giấy tờ cần thiết. Tuy nhiên phải đến cuối tháng 5, khoản tiền này mới được trả lại, tuy nhiên sau khi bị trừ quá nhiều loại phí từ ngân hàng nước ngồi như: phí tra sốt, phí hồn trả, phí thối hối, số tiền về đến BIDV chỉ còn tương ứng với 97,450 CNY. Đây thực sự là thiệt hại rất lớn cho các công ty Việt Nam khi ký kết hợp đồng nhập khẩu với các doanh nghiệp Trung Quốc mà đồng tiền thanh toán là CNY.

Trong trường hợp, nếu doanh nghiệp Việt Nam ký kết các hợp đồng nhập khẩu qua biên giới, cửa khẩu như: Hữu Nghị, Cầu Treo, … thì BIDV sẽ cung cấp dịch vụ thanh tốn biên mậu. Khi nhận tiền bằng hình thức này thì các doanh nghiệp Trung Quốc khơng bị những giới hạn như quy định ở trên khi nhận tiền bằng hình thức đa tệ.

Bên cạnh chi nhánh Hà Thành, chi nhánh Bắc Hà Nội cũng tổ chức buổi hội thảo tư vấn cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Châu phi như: Cameroon, Angola, Ghana, Togo, Nigeria. Đây là hai thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên nhập gỗ nhất vì giá cả hợp lý, rẻ hơn so với các thị trường khác trên thế giới. Tuy nhiên, nếu không cảnh giác, thì các doanh nghiệp nhập khẩu rất dễ bị lừa đảo. Thủ đoạn ở đây bao gồm: yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam đặt cọc, trả trước các khoản chi phí trong nhập khẩu, phí giao dịch, phí bảo lãnh hợp đồng… qua mạng và tài khoản. Sau khi doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền thực hiện hợp đồng, đối tượng chấm dứt mọi giao dịch, không thực hiện việc giao hàng như hợp đồng đã ký. Hay, đa phần các nước ở Châu Phi đều nói tiếng Pháp, tuy nhiên đối tác lại cung cấp chứng từ giao dịch bằng tiếng Anh thì các doanh nghiệp Việt Nam

cũng nên cẩn thận, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ký kết hợp đồng ngoại thương. Do thị trường châu Phi là thị trường kém phát triển, luật pháp ở các quốc gia này vẫn còn chưa minh bạch, rõ ràng đã tạo ra cơ hội cho những tội phạm quốc tế lừa đảo, chiếm dụng tiền của các doanh nghiệp cịn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm hoạt động trên thị trường. Vì vậy, buổi hội thảo của chi nhánh Bắc Hà Nội đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp đến tham dự.

d. Xây dựng chiến lược thu hút khách hàng

Nhằm khảo sát, dự báo toàn diện nhu cầu thị trường, khách hàng và thu thập đầy đủ thông tin về đối thủ cạnh tranh làm cơ sở hoạch định chiến lược phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng sức cạnh tranh của BIDV trên địa bàn, ngân hàng

Một phần của tài liệu mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn hà nội (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w