Nghiên cứu cơ chế phát triển sản phẩm mớ

Một phần của tài liệu mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn hà nội (Trang 94 - 95)

3.2.3.Tăng cường thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng

3.2.10.Nghiên cứu cơ chế phát triển sản phẩm mớ

Tiếp tục phát huy các điểm tích cực trong cơng tác phát triển sản phẩm mới, gắn liền công tác phát triển sản phẩm với từng phân khúc khách hàng – công nghệ - Marketing.

Thực hiện khảo sát, thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường/đối thủ cạnh tranh về danh mục sản phẩm, cơ chế sản phẩm, giá bán sản phẩm để có những cập nhật, điều chỉnh phù hợp nhằm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, trong đó, tập trung vào đánh giá sản phẩm của một số đối thủ trên thị trường như: Vietcombank, VietinBank, ACB, Eximbank, Sacombank, Techcombank, HSBC, ANZ, CitiBank, …

Đẩy mạnh công tác nắm bắt thông tin nhu cầu khách hàng qua các kênh thông tin chuyên ngành và khảo sát trực tiếp nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu của từng dòng sản phẩm, dịch vụ.

Đối với các sản phẩm có liên quan tới chương trình cơng nghệ, các bộ phận phát triển sản phẩm và cơng nghệ thơng tin cần có sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ đối với các chương trình cơng nghệ, đảm bảo việc kiểm tra, nghiệm thu, triển khai được thực hiện một cách khoa học, hiệu quả.

Từng bước hồn thiện tiêu chí đánh giá, quản lý sản phẩm nhằm tạo ra kênh phản hồi hiệu quả nhất đối với các sản phẩm bán bn, phát hiện nhanh chóng những điểm yếu, bất cập để tiến hành nâng cấp, cải tiến sản phẩm hoặc ngừng các sản phẩm kém hiệu quả.

Phối hợp các chi nhánh thực hiện các chương trình bán hàng tổng thể theo từng vùng miền khác nhau, từng nhóm khách hàng đặc thù khác nhau, tiếp cận trực tiếp với các phản hồi của khách hàng, kịp thời điều chỉnh các cơ chế/ tính năng sản phẩm; có chính sách phát huy đội ngũ quản lý sản phẩm tại các chi nhánh đã được thành lập.

Định kỳ có đánh giá hiệu quả triển khai của từng sản phẩm, kịp thời điều chỉnh và có chính sách khuyến khích nhằm tăng cường hiệu quả triển khai sản phẩm.

Phân công, phân nhiệm rõ ràng, gắn trách nhiệm phát triển sản phẩm đến từng cán bộ, phù hợp năng lực, trình độ, sở trường và khối lượng cơng việc được giao, kết hợp phân khai kế hoạch thực hiện khoa học và thực tế. Tiếp tục tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý sản phẩm cả về số lượng và chất lượng, tạo điều kiện cho cán bộ QLSP được tiếp cận với các kiến thức chuyên ngành phù hợp và tiên tiến, phục vụ cho hoạch định và thực hiện các kế hoạch sản phẩm bắt kịp xu hướng khu vực và thế giới.

3.3. Kiến nghị

Một phần của tài liệu mở rộng dịch vụ tài trợ nhập khẩu hàng hóa của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn hà nội (Trang 94 - 95)