Tăng cường đáp ứng miễn dịch và giảm stress oxy hóa trên vật nuô

Một phần của tài liệu Tap chi KHKT Chan nuoi so thang 10_ok (Trang 36)

3. CHITOSAN ỨNG DỤNG TRONG CHĂN NUÔ

3.3. Tăng cường đáp ứng miễn dịch và giảm stress oxy hóa trên vật nuô

stress oxy hóa trên vật ni

Hệ thống miễn dịch của vật ni có thể nhận biết sự có mặt của nhóm amino trong

phân tử chitosan, từ đó kích hoạt đáp ứng miễn dịch thông qua miễn dịch niêm mạc ruột và miễn dịch dịch thể/trung gian tế bào. Bổ sung chitosan vào chế độ ăn của vật nuôi cho thấy hiệu quả trong việc tăng nồng độ huyết thanh sIgA trong màng nhầy ruột non. Bên cạnh đó chitosan thúc đẩy mức độ biểu hiện gen của protein ở mối nối chặt ở ruột và đảm bảo chức năng hàng rào của niêm mạc ruột để ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật có hại và độc tố vào đường ruột. Ngồi ra, chitosan cịn kích hoạt hệ thống miễn dịch dịch thể và trung gian tế bào, và đóng vai trị như tác nhân điều hòa miễn dịch giúp điều chỉnh sản xuất kháng thể và các cytokines là các protein điều chỉnh miễn dịch tiết ra khi vật chủ bị bệnh, giúp cơ thể vật chủ tăng cường khả năng chống lại viêm nhiễm (Wan và ctv, 2017).

Stress oxy hóa là một trong các vấn đề thường gặp và gây hậu quả nghiêm trọng trong chăn ni. Stress oxy hóa làm xáo trộn chức năng hàng rào ruột, giảm mức độ biểu hiện các protein ở mối nối chặt, đồng thời làm giảm hấp thụ dinh dưỡng và trao đổi chất từ đó dẫn đến giảm tăng trưởng. Một mặt, chitosan nhờ sự có mặt của nhóm amino sẽ thu gom các gốc tự do hoặc góp phần tăng cường hàm lượng các chất chống oxy hóa để làm gián đoạn chuỗi phản ứng oxy hóa do gốc tự do tạo ra. Mặt khác, chitosan góp phần gia tăng hoạt lực của các enzyme chống oxy hóa (POD, CAT, SOD) giúp chuyển hóa các hợp chất oxy hoạt động (ROS, Reactive oxygen species) thành các hợp chất vơ hại, giúp trung hịa các hợp chất ROS (Osho và Adeola, 2020).

Một phần của tài liệu Tap chi KHKT Chan nuoi so thang 10_ok (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)