PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tap chi KHKT Chan nuoi so thang 10_ok (Trang 96 - 98)

X. (2008) Vaccination of chickens wit ha chimeric DNA

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thu mẫu và xét nghiệm mẫu

Mẫu được thu và xét nghiệm tại Phịng thí nghiệm Bệnh xá thú y thực hành (PTN), Trường Đại học Cần Thơ.

2.2. Phương pháp

2.2.1. Chẩn đoán sàng lọc

Phương pháp mô tả điều tra cắt ngang trên chó được khám và điều trị tại PTN qua 4 bước:

(i) Tìm hiểu lịch sử bệnh; (ii) Khám lâm sàng;

(iii) Test với bộ kit ELISA Anaplasma Ab; (iv) Phết kính máu và nhuộm Diff – Quick, đọc kết quả dưới kính hiển vi quang học, tìm phơi dâu trong tiểu cầu dưới vật kính 100X để xác lập bệnh.

2.2.2. Phác đồ điều trị

a. Chọn liệu pháp điều trị

Nguyên tắc điều trị là duy trì dịch nội mơ

các triệu chứng khác như chảy máu chân răng, niêm mạc tái nhợt, ngứa, rụng lơng, nhiễm ve,... có 15 trong tổng số 19 con chó (78,95%) đã được điều trị thành cơng bằng doxycycline (5 mg/kg khối lượng cơ thể, 2 lần/ngày theo đường uống liên tục trong 28 ngày).

Từ khóa: Anaplasmosis, Anaplasma platys, chó, Thành phố Cần Thơ. Summary

The Anaplasmosis disease in dog at the Veterinary Clinic of Can Tho University

Research on Anaplasmosis in dogs was carried out from January 2021 to June 2021 at the

Veterinary Clinic of Can Tho University, with the goal of surveying the in fection situation evaluating the effectiveness of its treatment; at the same time as a scientific basis for the following studies. Cross-sectional survey of 779 dogs examined and treated at the Veterinary Clinic of Can Tho University. Through the process of questioning and clinical examination, 144 dogs with symptoms of suspected disease were detected (18.1%). From 141 suspected cases were assigned to test for antibodies of Anaplasmaplatys bacteria by rapid Anaplasma test kit from Korea and find mulberry embryos by staining of fresh blood smears. The results recorded that 89/141 samples

were positive for kit Anaplasma Test, accounting for 63.12%. In which, dogs under 6 months of

age have the highest rate of Anaplasmosis with the rate of 70%, dogs from 6 months to 2 years

old is 58.97%, dogs from 2 years to 5 years old have the disease with the rate of 55.88% and dogs over 5 years old have the disease with 66.67%.. Dogs with Anaplasmosis with characteristic clinical symptoms such as fever have the highest frequency (95.51%), followed by anorexia, weight loss, lethargy (93.26%), bleeding under the skin and mucous membranes (89.89%) and other symptoms such as bleeding gums, pale mucous membranes, itching, hair loss, tick infestation,… there are 15 out of 19 dogs (78.95%) were successfully treated with doxycycline (5mg/kg body weight, 2 times/ day by oral continuously for 28 days).

và cân bằng điện giải bằng cách truyền qua tĩnh mạch dung dịch Lactate ringer hoặc dung dịch NaCl 0,9% với 30-50 ml/kg khối lượng cơ thể (KL). Bổ sung vitamin nhóm B với liều 50 mg/kg KL/ngày, cấp bằng đường uống (hoặc tiêm dưới da Hematopan B12 với liều 1 mg/5kg KL/ngày, bổ sung 5-7 ngày). Sử dụng Doxycycline với liều 10 mg/kg KL cho uống 2 lần/ngày, mỗi lần cách nhau từ 6-8 giờ, thời gian điều trị 30 ngày.

b. Đánh giá hiệu quả điều trị

Sau 4 tuần điều trị, lấy máu, nhuộm, kiểm tra phôi dâu trong tiểu cầu để đánh giá hiệu quả điều trị:

Khỏi bệnh: chó khỏe mạnh, khơng cịn các

triệu chứng lâm sàng và phôi dâu trong tiểu cầu.

Thuyên giảm: triệu chứng lâm sàng giảm

rõ rệt hoặc hết, cịn phơi dâu trong tiểu cầu.

Không khỏi: triệu chứng nặng hơn, cịn

phơi dâu trong tiểu cầu hoặc chết trong quá trình điều trị.

2.3. Xử lý số liệu

Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2013 và Minitab 16.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tình hình nhiễm Anaplasmosis trên chó Bảng 1. Tỷ lệ nhiễm Anaplasmosis trên chó Bảng 1. Tỷ lệ nhiễm Anaplasmosis trên chó

Chỉ tiêu n (con) Tỷ lệ (%) Chó khảo sát 779 100,00 Chó nghi ngờ nhiễm 141 18,10 Chó nhiễm bệnh/chó nghi ngờ 89 63,12 Chó nhiễm bệnh/chó khảo sát 89 11,42 Bảng 1 thể hiện chó nhiễm bệnh

Anaplasmosis chiếm 11,42% trên tổng số chó

khảo sát và chiếm tỷ lệ 63,12% trên tổng số chó nghi ngờ bệnh. Điều này cho thấy sự hiện diện khá phổ biến của Anaplasmosis trên chó. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn kết quả của Pesapane và ctv (2019) đã sử dụng phương pháp PCR để xác định bệnh trên những con chó ở miền bắc Colombia, với tỷ lệ nhiễm Anaplasma platys là 20,2%. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này cao hơn kết quả của Carvalho và ctv (2017) được thực hiện bằng phương

pháp PCR trên những con chó tại Uruguay với tỷ lệ nhiễm là 4,2%. Sự khác biệt có thể do sự khác nhau về vị trí địa lý, phương thức chăn ni cũng như phương pháp chẩn đoán.

3.2. Nhiễm bệnh Anaplasmosis trên chó theo tuổi tuổi

Bảng 2 cho thấy chó ở tất cả các nhóm tuổi đều có nguy cơ nhiễm bệnh Anaplasmosis. Tỷ

lệ nhiễm bệnh Anaplasmosis cao nhất ở nhóm nhỏ hơn 6 tháng tuổi (70,00%), tiếp đến là nhóm từ 6 tháng đến 2 năm tuổi (58,97%) và nhóm 2-5 năm tuổi (55,88%), nhóm chó lớn hơn 5 năm tuổi là (66,67%). Tuy nhiên, sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (P>0,05), cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh Anaplasmosis ở chó khơng phụ thuộc vào độ tuổi. Điều này phù hợp với nhận định của da Silva và ctv (2012) cho rằng độ tuổi không làm ảnh hưởng nhiễm bệnh Anaplasmosis ở chó.

Bảng 2. Tỷ lệ nhiễm Anaplasmosis theo tuổi Lứa tuổi Nghi nhiễm(con) Bị bệnh(con) Tỷ lệ(%)

<6 tháng tuổi 50 35 70,00 6 tháng-≤2 năm 39 23 58,97

2 năm-≤5 năm 34 19 55,88

>5 năm 18 12 66,67

Tổng 141 89 63,12

3.3. Triệu chứng lâm sàng chó bệnh Anaplasmosis

Các triệu chứng sốt (95,51%), lười ăn, sụt cân, ủ rũ (93,26%) xuất hiện với tần suất cao ở chó nhiễm Anaplasma platys. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Bouzouraa và ctv (2016). Chó khi nhiễm Anaplasma platys

sẽ có biểu hiện triệu chứng khơng đặc trưng, thường bắt đầu bằng những triệu chứng phổ biến như: sốt cao, yếu ớt, bỏ ăn, sụt cân, lông xơ xác, nhợt nhạt, lừ đừ... Tỷ lệ nhiễm ve trên chó nhiễm Anaplasma platys khá cao,

chiếm 76,40%. Theo Snellgrove và ctv (2020),

Rhipicephalus sanguineus (sensu lato) là vector truyền bệnh của Anaplasma platys. Khi ve

ký sinh và hút máu chó, mầm bệnh sẽ được chứa trong nước bọt của ve. Mầm bệnh sẽ vào cơ thể ký chủ thơng qua các vết đốt. Chó bị nhiễm ve sẽ dẫn đến tình trạng ngứa và rụng lông (88,76%).

Bảng 3. Triệu chứng lâm sàng bệnh

Anaplasmosis

Triệu chứng lâm sàng chứng (con)Có triệu Tỷ lệ (%)

Sốt 85 95,51

Lười ăn, sụt cân, ủ rủ 83 93,26 Xuất huyết dưới da, niêm mạc 80 89,89

Ngứa, rụng lông 79 88,76

Niêm mạc tái nhợt 78 87,64

Nhiễm ve 68 76,40

Nổi hạch ở cổ, bẹn 41 46,07

Viêm màng bồ đào 39 43,82

Liệt chân, yếu chân 28 31,46

Chảy máu mũi 26 29,21

3.4. Kết quả điều trị ở chó bệnh Anaplasmosis

Kết quả theo dõi hiệu quả điều trị bệnh

Anaplasmosis theo phác đồ điều trị tại PTN

được trình bày tại bảng 4 cho thấy hiệu quả điều trị bệnh Anaplasmosis với phác đồ điều trị tại PTN có tỷ lệ khỏi bệnh là 78,95%, thuyên giảm là 15,79%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Davoust và ctv (2013) và Breitschwerdt và ctv (2014). Các ca bệnh điều trị không thành cơng ngun nhân có thể do chó nhiễm bệnh kế phát hoặc nhiễm ghép bệnh khác hay thú quá yếu không đáp ứng được với thuốc, không đủ sức khỏe để chống lại bệnh. Tỷ lệ điều trị thành công càng cao khi bệnh phát hiện càng sớm và được điều trị kịp thời, đúng phác đồ đưa ra. Điều trị phải kết hợp nhiều liệu pháp: điều trị nguyên nhân, thuốc đặc trị và liệu pháp hỗ trợ.

Bảng 4. Kết quả điều trị bệnh Anaplasmosis Kết quả Số ca (con) Tỷ lệ (%) Khỏi bệnh 15 78,95 Thuyên giảm 3 15,79 Không khỏi bệnh 1 5,26 Tổng 19 100,00 4. KẾT LUẬN

Tỷ lệ chó nhiễm Anaplasmosis tại PTN

là 11.42% trong tổng số chó được đem đến khám, điều trị tại PTN và chiếm tỷ lệ 63.12% trong tổng số ca có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm. Tỷ lệ chó nhiễm bệnh khơng phụ thuộc vào độ tuổi. Chó nhiễm Anaplasmosis có dấu hiệu lâm

sàng phổ biến là sốt (95.51%), lười ăn, sụt cân, ủ rủ (93.26%), xuất huyết dưới da, niêm mạc (89.89%), ngứa và rụng lông (88.76%).

Doxycycline được sử dụng với liều lượng 5 mg/kg khối lượng (2 lần/ngày) bằng đường uống liên tục trong 28 ngày với tỷ lệ khỏi bệnh là 78.95%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bouzouraa T., René-Martellet M., Chêne J., Attipa C., Lebert I., Chalvet- Monfray K., Cadoré J.L., Halos C., Lebert I., Chalvet- Monfray K., Cadoré J.L., Halos L. and Chabanne L. (2016). Clinical and laboratory

features ofcanine Anaplasma platys infection in 32 naturally infected dogs in the Mediterranean basin. Ticks Tick Borne Dis., 7(6): 1256-64.

2. Breitschwerdt E.B., Hegarty B.C., Qurollo B.A., Saito T.B., Maggi R.G., Blanton L.S. and Bouyer D.H. Saito T.B., Maggi R.G., Blanton L.S. and Bouyer D.H.

(2014). Intravascular persistence of Anaplasma platys, Ehrlichia chaffeensis, and Ehrlichia ewingii DNA in the blood of a dog and two family members. Parasit. Vectors, 7: 298.

3. Carvalho L., Armua-Fernandez M.T., Sosa N., Félix M.L. and Venzal J.M. (2017). Anaplasma platys in dogs M.L. and Venzal J.M. (2017). Anaplasma platys in dogs

from Uruguay. Ticks Tick Borne Dis., 8(2): 241-45.

4. Costa-Júnior L.M., Rembeck K., Passos L.M.F. and Ribeiro M.F.B. (2012). Factors associated with and Ribeiro M.F.B. (2012). Factors associated with

epidemiologyof Anaplasma platys in dogs in rural and urban areas of Minas Gerais State Brazil, Preventive Vet. Med., 109: 321-26.

5. Davoust B., Mediannikov O., CheneJ., Massot R..,Tine R., Diarra M., Jean-Paul Demoncheaux, R..,Tine R., Diarra M., Jean-Paul Demoncheaux, Scandola P., Beugnet F. and Chabanne L. (2013). Study

of ehrlichiosis in kennel dogs under treatment and prevention during seven months in Dakar (Senegal). Comp. Imm. Microbiol. Infect. Dis., 36(6): 613-17.

6. De Silva G.C., Benitez Ado N., Girotto A., Taroda A., Vidotto M.C., Garcia J.L., de Freitas J.C., Arlington Vidotto M.C., Garcia J.L., de Freitas J.C., Arlington S.H. and Vidotto O. (2012). Occurrence of Ehrlichia

canis and Anaplasma platysin household dogs from northern Parana. Rev. Bra. Parasitol. Vet., 21(4): 379-85.

Một phần của tài liệu Tap chi KHKT Chan nuoi so thang 10_ok (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)