CV 2000 Layer tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, Tạp chí Chăn ni, 105(11b): 16-21.
2. VACCINE CẦU TRÙNG
Vaccine - thực chất là đưa vào vật chủ một liều nhỏ mầm bệnh để chúng nhân lên và tạo thành một quần thể đáp ứng miễn dịch (Blake và Tomley, 2014). Cầu trùng gà vốn là đơn bào có tính sinh miễn dịch cao, vậy nên chỉ cần tiếp
xúc là cơ thể đã tự động sản sinh ra kháng thể đặc hiệu để kháng lại sự xâm nhiễm (Barta vaf ctv, 2017). Nếu vật chủ (đã được tiêm vaccine) tiếp tục bị tấn công, hệ miễn dịch đã làm quen với tính lạ của các tế bào bất thường, sẽ có thể tiêu diệt chúng (Blake và Tomley, 2014). Vào cuối những năm 1960, khi các nhà khoa học phát hiện ra tiềm năng của vaccine (Gadelhaq và ctv, 2015), nó trở thành một trong những phương pháp phòng bệnh cầu trùng hữu hiệu suốt 50 năm qua (Marugan-Hernandez và ctv, 2016).
Vaccine sống được sản xuất từ các tác nhân gây bệnh, có tác dụng hạn chế tối đa số lượng noãn nang cầu trùng thải ra từ gà bệnh (Price và ctv, 2016; Ritzi và ctv, 2016; Jenkins và ctv, 2017; Hoelzer và ctv, 2018). Tuy nhiên, nó gây ảnh hưởng đến sinh sản của gà, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao, vơ hình dung trở thành nhược điểm cần cân nhắc khi quyết định sử dụng loại vaccine này (Tan và ctv, 2017). Từ đó, càng khẳng định thêm tính thiết yếu và tầm quan trọng của vaccine tái tổ đối với chiến dịch phòng chống bệnh cầu trùng (Pastor-Fernández và ctv, 2018).
Vaccine DNA được công nhận là một bước tiến mới của lịch sử bào chế vaccine, không dùng trực tiếp vi sinh vật mà tập trung vào thành phần quan trọng nhất: vật chất di truyền của vi sinh vật, hay cụ thể là gen mã hóa các kháng nguyên quan trọng. Vector plasmid đưa trình tự nucleotide của kháng nguyên đến nơi tiếp nhận, dịch mã và biểu hiện protein mong muốn (Xu và ctv, 2008). Xu và ctv (2013) cho rằng khi sử dụng vaccine vector pcDNA3.1 mã hóa cho protein E.maxima Gam56 thấy rằng tỷ lệ nỗn nang thải ra mơi trường giảm tới 53,7%, đồng thời cải thiện hệ miễn dịch của gà lơng vàng. Nhưng bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại một số hạn chế như vaccine này chỉ giới hạn ở khả năng tạo miễn dịch, có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào và tính ổn định thấp (Patra và ctv, 2017).
Những tiến bộ trong kỹ thuật di truyền, gen, sinh học phân tử và hóa sinh đã trở thành phương tiện hữu hiệu đối với các cơng trình nghiên cứu, hỗ trợ giảm thiểu chi phí sản xuất.
Vaccine tái tổ hợp cùng một số tính năng mới vượt trội như: hạn chế đột biến đoạn, chất nhiễm tạp và hiện tượng tái nhiễm,.. đã phần nào khắc phục được những nhược điểm còn tồn đọng của vaccine sống và vaccine DNA (Xu và ctv, 2008; Clark và ctv, 2017; Patra và ctv, 2017; Barta và ctv, 2018). Hoạt động của vaccine này dựa trên biểu hiện của cơ thể vật chủ khi đưa vào một lượng nhỏ protein hoặc glycoprotein (điều chế bằng công nghệ DNA tái tổ hợp) (Rafiqi và ctv, 2019). Sau đó, lại ra đời thêm vaccine tiểu phần - được xem là ‘’cơn gió’’ mới đầy hứa hẹn của nền khoa học (Pastor-Fernández và ctv 2018), dựa vào thành phần kháng nguyên của tác nhân gây bệnh để tạo miễn dịch đặc hiệu cho cơ thể (Suprihati và Yunus, 2018).