CV 2000 Layer tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, Tạp chí Chăn ni, 105(11b): 16-21.
A study of concentrate supplement level in diets on feed intakes and nutrient digestibility of F 1(Charolais x Zebu) cattle at 13-15 months of age in n Giang province
3.3. Tỷ lệ và mức dưỡng chất tiêu thụ Bảng 4 Tỷ lệ dưỡng chất và mức tiêu thụ/khối lượng
Bảng 4. Tỷ lệ dưỡng chất và mức tiêu thụ/khối lượng
Chỉ tiêu C0,0 C0,5 C1,0 C1,5 C2,0 P SE Tỷ lệ dưỡng chất tiêu thụ, % TAHH 0,00e 8,92d 16,54c 24,13b 31,29a 0,000 0,901 NDF 71,2a 68,6b 65,9c 62,7d 59,8e 0,000 0,464 CP 5,82e 6,57d 7,33c 8,17b 8,92a 0,000 0,112 Mức dưỡng chất tiêu thụ/100kg KL, kg DM DM 1,95c 2,28b 2,44ab 2,52a 2,58a 0,000 0,041 OM 1,74c 2,04b 2,19ab 2,27a 2,33a 0,000 0,036 NDF 1,39b 1,56a 1,61a 1,58a 1,55a 0,003 0,032 CP 113e 149d 179c 206b 230a 0,000 3,052
Sự thay đổi về tỷ lệ dưỡng chất khẩu phần và tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất TA trình bày tại bảng 4 cho thấy tỷ lệ dưỡng chất tiêu thụ được tính từ lượng dưỡng chất ăn vào trên tổng chất khô tiêu thụ, tăng dần có ý nghĩa thống kê (P<0,05) qua các chỉ tiêu TAHH, NDF
và CP. Sự gia tăng mức bổ sung TAHH từ 0 đến 2,0 kg/con/ngày đã cải thiện (P<0,05) tỷ lệ TAHH/DM tiêu thụ từ 8,92; 16,5; 24,1 và 31,3% tương ứng với C0,5; C1,0; C1,5 và C2,0. Kết quả tương tự cũng được trình bày bởi Đậu Văn Hải và Nguyễn Thanh Vân (2016), Danh
Mo (2018). Tỷ lệ CP/DMI (%) của nghiệm thức C0,0 là 5,82% thấp có ý nghĩa (P<0,05) đối với C0,5 (6,57%), C1,0 (7,33%), C1,5 (8,17%) và C2,0 (8,92%). Tỷ lệ NDF/DMI (%) thay đổi (P<0,05) từ 71,2% đến 59,8% tương ứng với C0,0 và C2,0. Sự giảm dần này tương ứng với mức bổ sung TAHH là nguồn thực liệu có tỷ lệ NDF thấp so với cỏ và rơm khô (Bảng 2).
Mức dưỡng chất tiêu thụ tính trên 100kg KL bị tăng dần có ý nghĩa thống kê (P<0,05) trên các chỉ tiêu theo dõi. Mức DM tiêu thụ NT C2,0 (2,58kg) cao có ý nghĩa với C0,0 (1,95kg) và C0,5 (2,28kg) nhưng khơng có ý nghĩa (P>0,05) với C1,0 (2,44 kg) và C1,5 (2,52kg). Mức DM tiêu thụ của C2,0 gần với tiêu chuẩn của Kearl (1982) là 2,62-2,67kg với bò thịt 225kg cho tăng khối lượng 0,5-0,75 kg/con/ngày. Theo Văn Tiến Dũng và ctv (2016), lượng dưỡng chất tiêu thụ bị thịt ni tại Việt Nam sẽ thấp hơn tiêu chuẩn của Kearl (1982) khoảng 6-8%. Giá trị DM của nghiên cứu này phù hợp với báo cáo của Danh Mo (2018) về lượng DM/100kg KL sẽ tăng dần tương ứng với tỷ lệ TAHH/ DMI tăng lên trong khẩu phần ăn bò thịt. Mức CP tiêu thụ ở C0,0 là 113g, tăng dần có ý nghĩa (P<0,05) theo các mức bổ sung 0,5; 1,0; 1,5 và 2,0kg TAHH/con/ngày tương ứng là 149, 179, 206 và 230g. Sự gia tăng này ảnh hưởng từ nguồn TAHH bổ sung có giá trị CP cao hơn cỏ Voi và rơm khô. Một số kết quả nghiên cứu trước đây ghi nhận được với mức CP/100kg KL dành cho bò lai địa phương là 210 và bò lai Sind là 230g (Nguyễn Văn Thu, 2010; Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đơng, 2015). Bên cạnh đó, dựa vào điều kiện chăn ni bò lấy thịt tại An Giang bò lai Zebu giai đoạn 12-18 tháng tuổi, người chăn nuôi chỉ sử dụng 196- 194g CP/100kg KL bị (Nguyễn Bình Trường và Nguyễn Văn Thu, 2019). Như vậy, tỷ lệ dưỡng chất tiêu thụ và mức dưỡng chất ăn vào/100kg KL đã cải thiện rõ rệt (P<0,05). Tuy nhiên mức bổ sung 1,0kg TAHH đã thể hiện sự khác biệt khơng có ý nghĩa với 1,5 và 2,0kg.