D. (2014) Feed enzymes, probiotic, or chitosan can
1 TT NC&PT Chăn nuôi Gia cầm VIGOVA
2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu
thu thập số liệu
Các chỉ tiêu năng suất, chất lượng trứng được theo dõi, tính tốn theo phương pháp thường quy trong chăn nuôi gia cầm cụ thể như sau:
- Khối lượng vịt (KL) lúc 16 tuần tuổi: Tất cả vịt được cân vào 7.00am bằng cân đồng hồ 5kg.
- Tuổi đẻ xác định tại thời điểm đàn vịt đẻ trứng đầu tiên.
- Năng suất trứng bình quân (NST) từ khi đẻ đến 42 tuần tuổi: Tổng số trứng đẻ ra chia cho số mái có mặt bình qn từ khi đàn vịt đẻ trứng đến hết 42 tuần tuổi.
- Khối lượng trứng bình quân (KLT): Cân 30 quả/lần bằng cân điện tử, bắt đầu từ tuần đẻ thứ 2, sau đó 4 tuần 1 lần.
- Hệ số chuyển hóa TA (HSCHTA): Tổng lượng TA tiêu thụ từ khi đẻ đến 42 tuần tuổi chia cho tổng số trứng đẻ ra giai đoạn này rồi nhân 10.
- Chi phí TA cho 10 quả trứng: HSCHTA nhân với giá TA.
- Khảo sát trứng bằng máy DET-6000 của Nhật ở thời điểm 38 tuần tuổi, mỗi lô 30 quả, các chỉ tiêu bao gồm: KLT, tỷ lệ lòng đỏ, tỷ lệ lòng trắng, tỷ lệ vỏ, đơn vị Haugh (HU), chỉ số lòng đỏ (YI), màu lòng đỏ, dày vỏ, độ chịu lực của vỏ trứng.
2.3. Xử lý số liệu
Số liệu TN được xử lý trên phần mềm Minitab 16.2.0, các giá trị trung bình được phân tích theo phương pháp ANOVA. So sánh sự sai khác bằng trắc nghiệm Turkey theo mơ hình thống kê: Yijk = µ + ai + βj+ (aβ)
ij + eijk. Trong đó: Yijk = số liệu quan sát; µ = trung bình tổng quát; ai = ảnh hưởng của mật độ CP, i = 3: thấp, trung bình, cao; βj = ảnh hưởng của mật
độ ME, j = 3: thấp, trung bình, cao; (aβ)ij = tương tác giữa CP và ME; k = 9: TH*th, TH*tb, …, C*c; eijk = sai số thực nghiệm.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN