Nguyễn Nhật Thanh (2019) Khảo sát các trường hợp

Một phần của tài liệu Tap chi KHKT Chan nuoi so thang 10_ok (Trang 98 - 99)

X. (2008) Vaccination of chickens wit ha chimeric DNA

11. Nguyễn Nhật Thanh (2019) Khảo sát các trường hợp

nhiễm Ehrlichia canis và Anaplasma platys trên chó và hiệu quả điều trị tại phòng khám thú y Thanh Tuyền. Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Lương Thế Vinh, Việt Nam.

Theo nguồn tin từ Paul Sundberg, Trung tâm thông tin sức khỏe đàn lợn ngày 20 tháng 7 năm 2021 cho biết: Trung tâm dịch vụ nông nghiệp

nước ngồi, Bộ nơng nghiệp Mỹ đã tài trợ Dự án nghiên cứu khác về dịch tả lợn Châu Phi (ASF) tại Việt Nam. Dự án này được thực hiện bởi Trung tâm thông tin sức khỏe đàn lợn (SHIC) với sự hỗ trợ của Hội các nhà sản xuất thịt lợn quốc gia. Dự án này đã tiến hành kiểm tra độ tin cậy của một biện pháp kiểm soát ASF bằng quy trình “chỉ loại bỏ lợn nhiễm bệnh” hay cịn gọi là quy trình “kiểm tra và loại bỏ tại chỗ”. Quy trình “kiểm tra và loại bỏ tại chỗ” là việc loại bỏ bất kỳ con lợn nái nào có dấu hiệu lâm sàng của ASF (nái tham chiếu) cùng với hai con lợn nái trong chuồng ở hai bên của con nái có dấu hiệu nhiễm bệnh (con nái tiếp xúc trực tiếp với nái tham chiếu). Kết quả của nghiên cứu cho thấy quy trình “kiểm tra và loại bỏ tại chỗ” không phải là biện pháp đáng tin cậy để loại bỏ ASF ra khỏi trang trại.

Tại Việt Nam, quy trình “kiểm tra và loại bỏ tại chỗ” cũng là một trong các biện pháp được sử dụng nhằm kiểm soát ASF. Trong nghiên cứu này, những con nái bị sốt hoặc có biểu hiện các tập tính bất thường được phát hiện bởi người chăn nuôi được gọi là con “nái tham chiếu”. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành lấy máu của các con nái tham chiếu và 14 con nái ở các chuồng nái mang thai tiếp xúc trực tiếp với chuồng nuôi con nái tham chiếu. Mặc dù giả thuyết nghiên cứu ban đầu là sẽ lấy mẫu từ những con nái sử dụng chung máng cung cấp nước do các trang trại tham gia trong nghiên cứu này đều sử dụng hệ thống máng

uống nước tương tự như hệ thống được sử dụng ở Mỹ. ADN của ASF trong các mẫu máu của các con nái này sẽ được định lượng bằng phương pháp RT- PCR trong vịng 24 giờ sau khi được chuyển đến phịng thí nghiệm.

Nghiên cứu thu thập 766 mẫu máu từ 52 con nái nghi nhiễm ASF và DNA của ASF trong các mẫu này sẽ được xác định bằng phương pháp PCR. Kết quả cho thấy, 85 mẫu máu dương tính với ASF. Trong đó, tỷ lệ âm tính với ASF của các con nái tham chiếu và 14 lợn nái tiếp xúc trực tiếp với con nái tham chiếu là 33%. Tỷ lệ dương tính với ASF của các con nái tham chiếu là 67%.

Trong số tất cả những con lợn nái được phát hiện dương tính với ASF, 39 con (78%) được nuôi ở các chuồng nằm cách xa con nái tham chiếu và những con nái tiếp xúc trực tiếp với con nái tham chiếu. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, DNA của ASF đã được phát hiện trong máu của những con nái khơng có dấu hiệu lâm sàng. Trên thực tế, khi loại bỏ các con nái tham chiếu và hai con nái tiếp xúc trực tiếp với con nái tham chiếu, xác xuất khoảng 50% những con nái dương tính với ASF khơng bị phát hiện.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng quy trình “kiểm tra và loại bỏ tại chỗ” không đủ độ tin cậy để ngăn chăn sự lây lan và loại bỏ ASF ra khỏi trang trại. Bản báo cáo đầy đủ của dự án sẽ được xuất bản sau khi nhận được phản biện từ các nhà khoa học.

Nguồn: sưu tầm và dịch từ https://www. nationalhogfarmer.com/news.

Một phần của tài liệu Tap chi KHKT Chan nuoi so thang 10_ok (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)