1.3.2.1 Môi trường kinh tế.
Môi trường kinh tế tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của từng DN, cá nhân. Vì vậy nó sẽ tác động đến hoạt động TTQT. Ví dụ như khủng hoảng tài chính bắt đầu từ năm 2008, xuất phát từ khủng hoảng tài chính nhà đất ở Mỹ đã làm cho hoạt động kinh doanh của các Dn khó khăn, thất nghiệp gia tăng nhanh chóng. Đến “gã khổng lồ” General Motor hay NH đầu tư lớn nhất của Mỹ Lemon Brather cũng phải phá sản làm cho hàng ngàn người thất nghiệp.
Trong giai đoạn hiện nay, khủng hoảng tài chính tác động đến tồn bộ nền kinh tế các nước trên thế giới, gây khó khăn cho các DN hoạt động và có thể dẫn đến phá sản. Đây là khó khăn chung của tồn bộ nền kinh tế thế giới, vì vậy nó sẽ ảnh hưởng đến mơi trường kinh doanh của các DN Việt Nam. Đó là việc xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, các đơn đặt hàng bị cắt giảm, vốn đầu tư nước ngồi giảm.... Chính những điều này tác động đến việc duy trì và phát triển TTQT của các NHTM.
1.3.2.2 Mơi trường chính trị:
Liên quan đến chiến tranh, bạo động, khủng bố, xung đột tơn giáo, đảo chính, biểu tình... Mơi trường chính trị rất quan trọng đối với hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và TTQT nói riêng, nó đảm bảo mơi trường an tồn hay khơng để các hoạt động kinh tế có thể diễn ra một cách sn sẻ. Các nước bị Mỹ cấm vận như Cuba, Triều Tiên rõ ràng sẽ bị hạn chế phát triển kinh tế, khơng thơng thương với các nước khác bình thường được. Lý do là vì hoạt động thanh tốn trên thế giới chủ yếu bằng đồng đơla Mỹ thì phải qua thị trường Mỹ. Mặt khác Mỹ có vai trị quyết định trong các vấn đề kinh tế lớn trên tồn cầu. Những quốc gia có sự nhạy cảm chính trị như vậy thường gặp khó khăn trong quan hệ kinh tế thế giới.
1.3.2.3 Môi trường pháp lý:
Trong kinh doanh các yếu tố pháp lý có tác động đến hoạt động kinh doanh bao gồm hệ thống luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm cho pháp luật được thực thi và sự chấp hành pháp luật.
Đối với TTQT ở đây liên quan đến các đạo luật và tập quán quốc tế, những hạn chế và kẽ hở của chúng cũng như các mâu thuẫn giữa luật quốc gia và luật pháp, tập quán quốc tế. Khi áp dụng các quy tắc, tập quán trong TTQT như URC 522, UCP 600... thì cần chú ý tính chất tuỳ ý của chúng; nghĩa là nếu muốn áp dụng thì phải dẫn chiếu cụ thể. Các quy tắc, tập quán trên nếu có mâu thuẫn với luật quốc gia thì phải áp dụng theo luật quốc gia đó. Do đó, khi tham gia vào hoạt động ngoại thương không chỉ KH mà các NH cần tìm hiểu luật pháp của đối tác nhằm tránh tổn thất, rủi ro. Đây cũng là điều giải thích tại sao các NHTM Việt Nam phải thiết lập quan hệ đại lý với các NH trên hầu khắp thế giới. Các NH đại lý sẽ hiểu rõ hơn về luật pháp tại nước họ hoạt động và sẽ giúp NHTM Việt Nam tránh được những rủi ro khơng đáng có.
CHƯƠNG 2