0
Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH (Trang 33 -33 )

TTQT là lĩnh vực đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM và cũng là hoạt động đem lại rủi ro lớn. Các nhà quản lý phải đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Trong thực tế, có thể khẳng định rằng: nhân tố tác động đến TTQT xuất phát chủ yếu từ phía bản thân mỗi NH. Các nhân tố đó bao gồm:

- Quy mô hoạt động của NH. Một NH có quy mô lớn sẽ có lượng KH lớn và sẽ có cơ hội, khả năng phát triển các hoạt động dịch vụ (trong đó có TTQT). Phát triển TTQT hay thu hẹp đều liên quan rất mật thiết với quy mô hoạt động của NH.

- Chiến lược kinh doanh của NH: TTQT là một lĩnh vực chứa nhiều yếu tố rủi ro hơn các hoạt động trong nước vì yếu tố khoảng cách địa lý, luật lệ điều

chỉnh mua bán ngoại thương không đồng nhất vì không tồn tại một bộ luật thương mại quốc tế, ngôn ngữ bất đồng, hệ thống chính trị....nên không phải NHTM nào cũng được phép thực hiện hoạt động này. Khi NH hội đủ điều kiện về nguồn lực và nhân lực để được phép kinh doanh trong lĩnh vực này thì cũng phải có chiến lược phát triển TTQT cụ thể để hoạt động này ngày càng có hiệu quả hơn.

- Nhân tố con người, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác TTQT phải là những người có trình độ ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ. Cán bộ NH phải là người tư vấn cho KH nhằm tránh xảy ra những điều bất lợi cho họ. Ví dụ khi KH phát hành L/C hàng nhập mà có điều khoản đòi tiền bằng điện (T/T remittance allowed) thì NH nên tư vấn để họ bỏ điều khoản này. Bởi nếu đòi tiền bằng điện thì khi NHPH chưa nhận được bộ chứng từ gốc mà nhận được điện đòi tiền sẽ phải thanh toán ngay.

Cán bộ có trình độ giỏi là yếu tố rất quan trọng vì TTQT có tính rủi ro cao, nếu không tinh thông nghiệp vụ rất dễ dẫn đến tổn thất cho NH. Nếu không giỏi ngoại ngữ, không thể hiểu đúng những giao dịch được gửi từ nước ngoài đến và hậu quả là hai bên không hiểu nhau, gây tranh chấp.

- Nền tảng CNTT: Cùng với nhân tố con người thì CNTT là một trong những nhân tố thiết yếu, hàng đầu quyết định sự thành công của TTQT. CNTT giúp các NH thực hiện giao dịch an toàn, chính xác và nhanh chóng hơn. Với TTQT sự ra đời của mạng SWIFT kết nối toàn cầu cho phép tiết kiệm thời gian chuyển một bức điện nhanh hơn trước rất nhiều. Hay sự ra đời của hệ thống thẻ Visa card, Master card cho phép con người rút tiền, thanh toán tiền vượt ra khỏi biên giới một quốc gia... Qua một vài ví dụ điển hình như trên để thấy tầm quan trọng của CNTT ngày nay là rất lớn mạnh.

Ngày nay, có thể nói CNTT là một trong những yếu tố sống còn quyết định sự thành công của mỗi NHTM. Bởi CNTT giúp cho con người giải phóng sức lao

động, cho phép kết nối trong hệ thống để thực hiện việc gửi rút nhiều nơi của KH và đặc biệt nhờ có CNTT với những máy móc thiết bị hiện đại thì việc giao dịch của con người với nhau trên toàn cầu sẽ không mất thời gian, công sức. Điều đó sẽ giúp NHTM giảm thiểu chi phí và tối đa hoá lợi nhuận kinh doanh của mình.

- Chính sách KH: Kinh doanh NH là ngành đem lại siêu lợi nhuận, thế nên ngày càng có nhiều NH ra đời. Không có chính sách thu hút KH thì không thể cạnh tranh với các NH khác do đó lượng KH sẽ ít dần, lượng tiền gửi và các dịch vụ NH khác từ đó giảm sút. Kết quả là lợi nhuận NH cũng giảm theo.

Trong mỗi thời kỳ chính sách của các NHTM là khác nhau, điều đó còn tuỳ thuộc vào mục tiêu mà nó cần đạt đến. Chính sách KH cũng có thể thúc đẩy hoạt động NH phát triển, nếu chính sách đó là để khuyến khích. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng không phải lúc cũng như vậy. Hiện nay, do nguồn ngoại tệ USD khan hiếm nên các NHTM không thể bán USD giao ngay cho KH nhập khẩu mà chỉ bán kỳ hạn. Chính sách này đã kìm chế sự phát triển của hoạt động TTQT, cụ thể là việc mở L/C, chuyển tiền thanh toán hàng nhập khẩu của KH không được thực hiện.

- Các nghiệp vụ hỗ trợ khác: Các nghiệp vụ NH liên quan chặt chẽ với nhau. Để TTQT hoạt động tốt thì cần có sự hỗ trợ từ các nghiệp vụ khác như nghiệp vụ tín dụng, kế toán. Thông thường, KH vay vốn ở NH nào thì sẽ thực hiện TTQT tại NH đó. NH cho vay ngoại tệ để DN nhập khẩu hàng hoá, ngược lại hoạt động xuất nhập khẩu của DN phát triển sẽ duy trì và thúc đẩy hoạt động tín dụng.

Bên cạnh đó nghiệp vụ kế toán cũng giúp NHTM theo dõi, hạch toán có khoa học nghiệp vụ TTQT.

Tóm lại, ngày nay các NHTM luôn coi trọng phát triển sản phẩm dịch vụ cùng với các nghiệp vụ truyền thống (như nghiệp vụ cho vay, huy động vốn) nên TTQT luôn được chú trọng. Vì vậy, phát triển TTQT gặp nhiều thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH (Trang 33 -33 )

×