Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu phát triển thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 72)

- Doanh số thanh toán chuyển tiền đ

2.3.2Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

Với kết quả như trên có thể nói TTQT tại chi nhánh vẫn chưa thực sự sơi động và ln bị mất cân đối vì chỉ chuyên về thanh tốn hàng nhập khẩu mà khơng chú trọng khai thác thanh tốn hàng xuất khẩu, do vậy khó khăn trong thu hút ngoại tệ. Sở dĩ như vậy là vì:

- Quy mơ nhỏ: Là nghiệp vụ ra đời sau so với các nghiệp vụ truyền thống khác như huy động vốn hay cho vay nên với thời gian chưa phải là dài TTQT chưa thể phát triển được. Mặt khác, đối tượng phục vụ của NHNo & PTNT chủ yếu là bà con nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp, nơng thơn với những món vay phục vụ sản xuất, kinh doanh trong nước. Khoảng 10 năm trở lại đây, với phương châm trở thành tập đồn tài chính đa năng, NHNo & PTNT mới vươn mìNHPH rộng các sản phẩm, dịch vụ của một NH quốc tế, trong đó có TTQT. Dẫu vậy, so với các NHTM khác như Vietcombank, Eximbank ... thì TTQT của NHNo & PTNT vẫn cịn là non trẻ về tuổi nghề và hạn hẹp trong quy mơ.

- Đối tượng hạn hẹp: KH có quan hệ TTQT tại chi nhánh chưa thực sự đa dạng. Từ khi triển khai nghiệp vụ TTQT số lượng KH không tăng lên, vẫn

tập trung vào các KH truyền thống là Công ty CP Dabaco Việt Nam chuyên nhập khẩu thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm; Cơng ty TNHH Hồng Ngọc và Tập đồn Hanaka nhập khẩu thép, nhôm về sản xuất máy biến áp. Sở dĩ khơng mở rộng được thêm KH là vì tỉnh Bắc Ninh là một tỉnh thuần nông (dân số trong lĩnh vực nơng nghiệp chiếm 80%) nên ít có nhu cầu tham gia vào thị trường quốc tế. Dù rằng vẫn có những làng nghề (đồng Đại Bái, gốm Phù Lãng, gỗ Đồng Kỵ...) có sản phẩm xuất khẩu sang các nước láng riềng nhưng không qua NH mà bằng con đường trực tiếp. Nếu NH biết tận dụng khối lượng KH này thì có thể đa dạng hố hơn các sản phẩm dịch vụ về TTQT và từ đó giúp cho TTQT được phát triển.

-Phương thức TTQT đơn điệu: Hiện nay, TTQT của chi nhánh vẫn chỉ gồm có các phương thức như L/C, T/T và D/P.

Trong phương thức L/C không phát sinh đa dạng các loại L/C điều khoản đỏ, dự phòng, giáp lưng ... mà chỉ đơn điệu ở một vài hình thức lập đi lập lại. Đó là L/C khơng huỷ ngang, có xác nhận hoặc có chuyển nhượng.

Đối với phương thức T/T: Có 2 kênh là chuyển tiền đi và nhận tiền về. Trong chuyển tiền đi chỉ mới phát sinh chuyển đi với mục đích du học hoặc thanh tốn hợp đồng ngoại thương. Những mục đích chuyển tiền khác được NHNN cho phép như chuyển thừa kế, quà tặng, chữa bệnh... khơng phát sinh. Cịn nhận tiền về là những món tiền kiều hối với số tiền trên một món rất ít.

Đối với phương thức nhờ thu: chỉ có nhờ thu hàng nhập khẩu, chưa phát sinh nhờ thu xuất khẩu.

- Chất lượng TTQT mặc dù đã được cải thiện, nhưng so với các NHTM khác trên địa bàn, so với yêu cầu đặt ra ngày càng cao của KH thì vẫn chưa thật sự đáp ứng tốt

2.3.2.2 Nguyên nhân

a/Nguyên nhân khách quan:

- Hoạt động mua bán ngoại thương là hoạt động phức tạp tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi các bên khi tham gia không những phải am hiểu thị trường mà cịn phải am hiểu thơng lệ quốc tế cũng như TTQT. Trên thực tế, sự am hiểu của phần lớn KH khi tham gia TTQT còn hạn chế, vì thế khi giao dịch tại NH đã ảnh hưởng đến TTQT của NH, mặc dù đã có đóng góp của NH trong các hợp đồng ngoại thương nhưng do KH quá tin tưởng đối tác thậm chí có những KH quá tin tưởng vào hợp đồng kinh tế mà khơng có những điều khoản chặt chẽ, khi bị thiệt hại lại đòi hỏi NH từ chối thanh tốn, việc này đã ảnh hưởng đến uy tín của NH.

- Hoạt động xuất nhập khẩu chưa tương xứng với tiềm năng: mặc dù trên địa bàn Bắc Ninh có nhiều khu cơng nghiệp, có nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất đầu tư nhưng chủ yếu là mới đi vào sản xuất, chưa ổn định đầu ra, sản phẩm chủ yếu là tiêu thụ trong nước, các doanh nghiệp thanh toán qua NH chủ yếu là thanh toán hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu ít.

- Luật các TCTD đã được ban hành nhưng chưa có một văn bản pháp lý mang tính hệ thống hướng dẫn TTQT, các NH thương mại nói chung và NHNo và PTNT Việt Nam nói riêng cũng như NHNo và PTNT tỉnh Bắc Ninh đều thực hiện nghiệp vụ TTQT dựa trên cơ sở các thông lệ quốc tế như UCP500, UCP600, URC 522, URR 525...nên trong hoạt động thương mại quốc tế NH rất thiệt thịi khi có tranh chấp.

- Chính sách quản lý kinh tế đối ngoại của Việt Nam ngày càng mở rộng tạo điều kiện cho hội nhập kinh tế quốc tế song các văn bản qui định về hoạt động xuất nhập khẩu, thuế quan, hải quan chưa ổn định cịn có nhiều thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương. Bên cạnh đó, biểu thuế

xuất nhập khẩu luôn làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và NH sẽ là người bị thiệt hại sau cùng.

b/Nguyên nhân chủ quan

- Dịch vụ thanh toán chưa đa dạng: trong TTQT, NHNo và PTNT Bắc Ninh mới chỉ cung ứng một số phương thức thanh toán truyền thống như nhờ thu, thanh toán L/C, dịch vụ chuyển tiền, còn các phương thức khác như bao thanh tốn ngồi nước, hoặc dạng đặc biệt trong thanh toán L/C chưa được đa dạng như thanh toán đối ứng, thanh tốn hàng đổi hàng, L/C tuần hồn, giáp lưng hay thư tín dụng dự phịng. Các sản phẩm phái sinh cũng chưa được triển khai như quyền chọn, hợp đồng tương lai... dẫn tới sự lựa chọn sản phẩm dịch vụ của KH bị thu hẹp, làm tăng rủi ro cũng như giảm cơ hội kinh doanh của KH.

Thứ nhất là: Hạ tầng cơng nghệ nói chung, hạ tầng CNTT-TT quốc gia còn nhiều bất cập, phân tán, nhỏ lẻ và thiếu đồng bộ:

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật thơng tin truyền thơng cịn yếu, dung lượng đường truyền thấp, giá thành đắt, chất lượng dịch vụ khơng ổn định do đó đã khơng hỗ trợ tốt cho q trình phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.

Hiện nay, Việt Nam có 10 doanh nghiệp hạ tầng viễn thông, hơn 60 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet, hàng trăm doanh nghiệp cung cấp hạ tầng viễn thông thụ động, cung cấp nội dung thông tin… Tuy nhiên, việc phát triển hạ tầng CNTT-TT lại trở nên cực kỳ khó khăn từ nhiều phía: nhà quản lý, doanh nghiệp, các tỉnh, thành.

Thứ hai là: Khuôn khổ thể chế liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng cịn bất cập, chưa hồn chỉnh và đồng bộ:

Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ ngân hàng nhưng hệ thống pháp luật ngân hàng hiện nay chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, chưa đủ khả năng bao

quát hết các vấn đề và phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, ngân hàng điện tử …Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật Lao động, Luật Phá sản,… còn nhiều điểm bất cập, chưa tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho hoạt động của NHNN và các TCTD trong cơ chế thị trường. Một số dịch vụ ngân hàng phổ biến trên thị trường quốc tế dự kiến sẽ được phát triển ở Việt Nam theo Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và sau khi gia nhập WTO (các công cụ phái sinh; cơng cụ về tỷ giá, lãi suất; thanh tốn quốc tế; bao tiêu; mơi giới tiền tệ,…) chưa được thể chế hố phù hợp, đồng bộ.

Cơ chế quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng chưa theo kịp tiến trình hiện đại hố ngân hàng và chưa phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế: NHNN đã từng bước hình thành mơi trường chính sách thơng thống cho hoạt động ngân hàng, nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tế đặt ra, nhất là về tiếp cận cung cấp dịch vụ ngân hàng, bao gồm cả điều kiện, thủ tục cấp phép đối với cung cấp dịch vụ mới và thành lập tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng. Chính sách quản lý dịch vụ ngân hàng chưa thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của dịch vụ ngân hàng mới (chính sách phí dịch vụ ngân hàng khơng có sự phân biệt giữa dịch vụ ngân hàng truyền thống dựa trên chứng từ giấy và dịch vụ ngân hàng mới dựa trên chứng từ điện tử; thiếu cơ chế xử lý rủi ro dịch vụ ngân hàng trên nền tảng cơng nghệ mới). NHNN cịn hạn chế về khả năng giám sát cung ứng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là chưa có khả năng cảnh báo sớm về những rủi ro trong hoạt động ngân hàng và chưa thiết lập được hệ thống giám sát hữu hiệu.

- NHNo Việt Nam mới thực sự chuyển mình trong thời gian gần đây, do vậy việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới còn lúng túng, bất cập, chưa theo kịp với tình hình thực tế và thơng lệ quốc tế. Mà chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Bắc Ninh là đơn vị trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam nên phải tuân thủ mọi

chế độ, quy định của cấp trên. Ví dụ tại chi nhánh khi KH có nhu cầu chuyển tiền thanh tốn hàng nhập khẩu nhưng do khơng mua được ngoại tệ của NHNo & PTNT Việt Nam nên KH sẽ tìm đến các NHTM khác. Tóm lại, vì là chi nhánh nên NHNo & PTNT tỉnh Bắc Ninh hoạt động cịn chịu phụ thuộc do vậy tính chủ động trong kinh doanh không cao, không hiệu quả.

- Thủ tục hành chính trong quản lý kinh tế đối ngoại của NH còn nhiều rườm rà nhiều khi làm lỡ cơ hộ kinh doanh của các DN. Đây cũng là một trở ngại đối với TTQT. Theo quy định của NHNN thì các trường hợp mang tiền mặt ngoại tệ quá mức khai báo hải quan (7.000 USD/ một lần) thì phải xin giấy phép của NHNN, khi đó NHTM mới được phép bán cho KH. Việc xin NHNN cấp giấy phép khơng thể tránh khỏi mất thời gian, chi phí của KH và do đó hạn chế việc phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM.

- Cán cân TTQT thường xuyên trong tình trạng nhập siêu dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu của ngoại tệ ảnh hưởng đến khả năng mua bán ngoại tệ của NH. Hiện nay, kinh tế nước ta đã vượt thốt suy thối, bắt đầu có tín hiệu phục hồi mạnh mẽ. Nhưng khơng thể chủ quan vì theo ADB, thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam năm 2009 có thể lên tới 7% GDP. Cán cân thanh toán chung cũng được dự đốn là thâm hụt tổng thể của Việt Nam có thể lên đến 3 tỷ USD. Khan hiếm USD buộc NHTM không thể hoạt động TTQT vì khơng đáp ứng được nguồn vốn khi thanh tốn đi nước ngồi.

- Cán bộ làm công tác TTQT ít có cơ hội co xát thực tế và các nghiệp vụ TTQT còn đơn điệu, lập đi lập lại nên khả năng xử lý các tình huống khó cịn hạn chế.

Tuy nhiên, cần khẳng định một lần nữa rằng TTQT của NHNo và PTNT tỉnh Bắc Ninh đang ngày càng được mở rộng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của KH, mở rộng được thị phần. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần phát huy hơn nữa tiềm năng của mình để đa dạng hố sản phẩm nhằm nâng cao TTQT, từ đó đưa vị thế lên một tầm mới trong tiến trình hội nhập nền kinh tế quốc tế.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu phát triển thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 72)