1.2.2.1 Chỉ tiêu định tính
Phản ánh phát triển TTQT bằng chỉ tiêu định tính được thể hiện qua nhiều tiêu chí, trong đó phải nói đến các tiêu chí sau:
- Sự hài lòng của KH: Sự hài lòng của KH đối với mỗi sản phẩm, dịch vụ của NH ngày càng được nâng cao, do đó mà uy tín, thương hiệu của NH ngày càng được nâng lên. Việc mang đến cho KH sự hài lòng tuy không thể lượng hoá bằng con số cụ thể nhưng có thể được thể hiện thông qua việc gia tăng số lượng KH đến với NHTM hoặc số lượng giao dịch ngày càng tăng lên của mỗi một KH. Để hài lòng KH và nâng cao uy tín của NHTM trong nước và quốc tế thì trước hết nghiệp vụ TTQT phải đa dạng, phong phú. Bên cạnh đó, cán bộ NHTM còn phải am hiểu sâu về lĩnh vực ngoại thương từ đó tư vấn giúp KH hạn chế được những rủi ro, tổn thất. Nhìn chung, muốn đem đến cho KH sự hài lòng, thoả mãn NH cần phải thực hiện tốt các vấn đề dưới đây:
+ Chính sách chăm sóc KH: Chính sách của NH để phát triển TTQT trong thời kỳ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM như hiện nay phải thực sự hấp dẫn nhằm thu hút KH sử dụng dịch vụ của NH mình. Chính sách TTQT của NH được gọi là hấp dẫn khi nó hội đủ các vấn đề như khả năng cung cấp dịch vụ tín dụng xuất nhập khẩu, khả năng cung ứng nguồn ngoại tệ khi KH cần, phí thực hiện TTQT, mức ký quỹ mở L/C... Thông thường, một DN có nhu cầu TTQT tại một NHTM thì bao giờ cũng có nhu cầu kèm theo là tài trợ vốn. NHTM cung ứng đầy đủ vốn ngoại tệ cho KH khi có yêu cầu, kể cả trong điều kiện thị trường ngoại hối bấp bênh và khan hiếm thì chắc chắn sẽ gây dựng trong lòng KH sự tin tưởng và hài lòng. Hiện nay, do nguồn USD rất khó để mua nên việc nhập hàng của các DN nhập khẩu thực sự rơi vào khó khăn. Trong khi đó DN xuất khẩu lại có động thái “găm” USD chờ giá tăng cao hơn nữa nhằm kiếm lời. Đứng trước tình hình này, NHTM thực sự chờ
đợi ở NHNN sự can thiệp mạnh mẽ hơn nữa để ổn định thị trường ngoại hối, từ đó mới có thể đáp ứng tốt nhu cầu USD của DN nhập khẩu.
Về mức ký quỹ L/C, các NHTM thường có hai tỷ lệ khác nhau, một tỷ lệ thấp dành cho KH truyền thống và tỷ lệ cao áp dụng cho KH vãng lai. Đó cũng là chính sách chăm sóc KH tốt cần phát huy. Vì các KH truyền thống là những KH thường xuyên giao dịch, có quan hệ tín dụng tốt với NH nên nếu thu ký quỹ cao sẽ đọng vốn gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính của KH và kết quả là NH cũng chịu tác động. NHTM nếu đã làm tốt khâu thẩm định, đánh giá, xếp loại KH thì có thể đề xuất Giám đốc cho phép mức ký quỹ của KH bằng 0 hoặc cho phép KH để vào tài khoản tiền gửi kỳ hạn và phong toả tài khoản này lại tránh sự lãng phí nguồn vốn của KH. Như vậy, KH sẽ thấy rằng NH luôn chăm lo cho lợi ích của họ và thực sự hài lòng với chính sách chăm sóc KH mà NH đã thực hiện.
Đối với phí, cũng là vấn đề khiến các DN xuất nhập khẩu quyết lựa chọn NHTM nào khi tham gia thực hiện TTQT. Biểu phí của mỗi NHTM phụ thuộc vào quy định của NHNN và NHTMTW quyết định, do vậy ở mỗi NH có sự khác nhau. Tuy nhiên, ngày nay do sự cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị trường giữa các NHTM nên hầu hết mức phí của các NH đều không khác nhau nhiều.
Tóm lại, chính sách KH nếu làm tốt có thể thu hút ngày càng đông KH đến với NH và ngược lại, cũng có thể khiến cho KH “bỏ chạy” sang NH khác. Người làm chính sách KH cần chú ý đến yếu tố phản ứng dây truyền theo cấp số nhân, nghĩa là một KH không hài lòng thì sự không hài lòng đó sẽ được tuyên truyền đến rất nhiều KH tiếp sau. Ngày nay, với sự “bùng nổ” các NH trong nước cũng như NH nước ngoài thì việc chăm sóc KH càng cần phải đặc biệt coi trọng.
+ Cán bộ NH: Yếu tố con người là rất quan trọng trong bất kỳ hoạt động nào, đặc biệt đối với hoạt động TTQT của NHTM. Vì TTQT là một hoạt động vượt ra khỏi biên giới quốc gia nên tính phức tạp và rủi ro cao. Vì lẽ đó, NH phải bố trí cán bộ đúng chuyên môn, ngành nghề được đào tạo, tránh việc phân công người không có trình độ ngoại thương làm trong lĩnh vực TTQT. Vì cán bộ tác nghiệp không tinh thông ngoại ngữ và am hiểu nghiệp vụ thì không thể thực hiện tốt hoạt động này dẫn đến sự mất uy tín với KH. Bên cạnh năng lực, trình độ chuyên sâu còn đòi hỏi ở người cán bộ TTQT thái độ phục vụ và khả năng giao tiếp với KH.
+ Thời gian thanh toán: Yếu tố thời gian thực hiện quy trình TTQT rất quan trọng vì nó đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng đã ký kết giữa các bên. Nếu ách tắc ở khâu thanh toán có thể dẫn đến việc KH bị phạt chậm trả (trong thanh toán L/C nhập khẩu, trả chậm) hoặc chậm giao hàng (trong chuyển tiền đặt cọc mua hàng nhập khẩu)... Thời gian thanh toán không đúng như đã thoả thuận giữa các bên sẽ gây thiệt hại về mặt tài chính và lâu dần sẽ làm giảm uy tín đối với KH và trên thị trường NH quốc tế.
+ Khả năng tư vấn cho KH: Với trình độ chuyên sâu trong lĩnh vực TTQT, cán bộ NH không những là người giúp KH thực hiện những yêu cầu của họ mà còn phải là người có khả năng phân tích những mặt lợi, bất lợi cho KH của mình. Trên thị trường quốc tế, các DN Việt Nam luôn bị các DN nước ngoài o ép về giá cả, về điều khoản trả tiền, quyền thuê vận tải... Ví dụ các DN khi xuất khẩu hàng ra nước ngoài không mấy khi giành được quyền thuê tàu mà việc thuê tàu lại thuộc bên nhập khẩu nước ngoài. Đến khi Việt Nam nhập khẩu hàng hoá thì quyền ấy vẫn thuộc về phía đối tác nước ngoài dù lúc này họ ở vị trí nhà cung cấp. Đứng trước thực trạng này, NH nên tư vấn cho KH của mình cố gắng đàm phán, ký kết hợp đồng với điều kiện giành được quyền thuê tàu. Việc này có lợi là chủ động trong việc chọn được tàu
tốt, đảm bảo an toàn cho chuyến hàng và hơn nữa tạo công ăn việc làm, thu về nguồn ngoại tệ cho nước nhà. Tóm lại, khâu tư vấn của cán bộ NH là rất thiết thực, nó giúp cho DN tránh rủi ro, tổn thất khi tham gia TTQT và do đó đem lại lợi ích cho bản thân DN cũng như NH.
- Uy tín, thương hiệu của NHTM được tăng lên: đồng nghĩa với TTQT an toàn, hiệu quả, các điện đi qua mạng SWIFT đúng tiêu chuẩn, không bị sửa chữa hay trả lại, thanh toán tiền đúng thời hạn..v..v... Đặc biệt, đối với việc mở thư tín dụng nhập khẩu các NHTM phục vụ nhà nhập khẩu cần phải làm việc công tâm, cẩn trọng tránh xảy ra việc từ chối thanh toán không cần thiết; nhiều khi giá hàng nhập đột nhiên giảm xuống, nhà nhập khẩu không muốn nhận hàng nên tìm mọi cách kết hợp với NHPH L/C bắt lỗi bộ chứng từ (dù rằng những lỗi này có thể chấp nhận được). Đứng trên góc độ là NHPH nếu cũng a rua theo KH từ chối trả chứng từ và không nhận hàng trong trường hợp này sẽ bị NH đại lý đánh giá thấp, thậm chí sẽ dẫn đến tranh chấp. Do vậy ngoài việc làm hài lòng KH, NHTM cũng phải chú trọng đến uy tín và sự an toàn của bản thân NH từ đó mới có chỗ đứng lâu bền trên thị trường quốc tế.
1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng.
Khác với các chỉ tiêu định tính, chỉ tiêu định lượng là những chỉ tiêu đo lường bằng con số cụ thể được. Những chỉ tiêu định lượng phản ánh phát triển TTQT được biểu hiện ở sự gia tăng về quy mô và chất lượng.
- Sự gia tăng trong quy mô TTQT: Quy mô TTQT tăng lên đồng nghĩa với việc doanh số TTQT, số món thực hiện, số lượng KH và thị phần TTQT được tăng lên năm sau cao hơn năm trước.
+ Sự gia tăng doanh số TTQT:
Doanh số TTQT là toàn bộ số tiền tham gia thực hiện hoạt động này. Nó bao gồm tổng số tiền thanh toán của các phương thức TTQT như chuyển tiền, tín dụng chứng từ, nhờ thu...
Đo lường sự gia tăng doanh số TTQT theo thời gian bằng hai cách: Thứ nhất, tính thành số tuyệt đối trong thời gian này rồi đem so với thời gian trước. Theo cách này không nói lên được tốc độ tăng trưởng thực tế. Khắc phục hạn chế này có cách thứ hai, tính mức gia tăng theo tỷ lệ phần trăm. Công thức tính: H1 = 1 1 − − − t t t H H H x 100%
Với H1 là sự gia tăng doanh số TTQT của năm t Ht: Doanh số TTQT của năm t
Ht-1: Doanh số TTQT của năm t-1
Mức gia tăng theo tỷ lệ % phản ánh chính xác nhất doanh số mà TTQT đem lại tăng hay giảm và tốc độ tăng, giảm là nhanh hay chậm.
Để biết được hoạt động TTQT có phát triển hay không phải xem xét chỉ tiêu H1 trong một giai đoạn nhất định. Nếu H1 tăng trưởng liên tục chứng tỏ hoạt động TTQT của NH ngày càng phát triển.
Các NHTM ngày nay ngoài chức năng đi vay để cho vay còn quan tâm đến mở rộng các hoạt động dịch vụ. Chính những hoạt động dịch vụ đem lại nguồn thu lớn cho NH. Các NHTM cạnh tranh nhau bằng cách đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, NH nào cung cấp được nhiều dịch vụ với chất lượng tốt hơn sẽ là NH giành được nhiều thị phần hơn. Như đã biết TTQT là hoạt động dịch vụ mang lại nguồn thu lớn cho NH nên các NHTM luôn hoàn thiện sản phẩm dịch vụ này để đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng đa dạng của KH. Khoa học công nghệ phát triển cũng là điều kiện tốt giúp NH nâng cao khả năng hiện đại hoá TTQT. Nếu như trước đây việc truyền một bức điện từ hệ thống NHTM trong nước ra nước ngoài phải bằng con đường thư tín (thời gian tính bằng ngày) thì ngày nay mạng SWIFT cho phép chuyển điện từ quốc gia này sang quốc gia khác với tốc độ rất nhanh chóng (tính bằng phút).
Khi có sự trợ giúp của CNTT rõ ràng là độ an toàn, chính xác sẽ cao hơn và bên cạnh đó sẽ tiết kiệm thời gian hơn. Tiết kiệm thời gian chính là tiết kiệm chi phí, sức lực con người. Và đó cũng chính là những yếu tố tạo nên doanh số TTQT gia tăng.
+ Số món thực hiện hoạt động TTQT tăng lên: Doanh số TTQT năm sau cao hơn năm trước cũng không thể khẳng định số món thực hiện gia tăng. Bởi vì có thể trong mỗi món số lượng tiền nhiều, ít khác nhau. Vì vậy phản ánh sự phát triển TTQT bên cạnh mức gia tăng về doanh số còn phải đề cập đến việc tăng lên của số món thực hiện.
+ Số lượng KH tham gia hoạt động TTQT tăng lên: Đối với mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thì KH là một yếu tố cực kỳ quan trọng, đặc biệt trong cơ chế thị trường, mở của như ngày nay. Các NHTM luôn cạnh tranh gay gắt nhằm thu hút các “thượng đế” đến với NH của mình. KH quyết định khối lượng và quy mô hoạt động của mỗi một NH.
Muốn có số lượng KH tham gia hoạt động TTQT tăng lên trước hết NH phải có chính sách KH hợp lý, đa dạng hoá các sản phẩm TTQT, có đầy đủ nguồn lực ngoại tệ đáp ứng các nhu cầu của KH... Nếu không làm tốt khâu quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ đến với KH thì các NHTM cũng không thể mở rộng thêm lượng KH.
KH có ý nghĩa sống còn đối với NH vì chính họ mới là người đem lại lợi nhuận cho NH. Cần thay đổi tư duy cho rằng NH là người mang đến cho KH nguồn vốn và các dịch vụ nên KH là người cần NH. Đổi mới cách nghĩ và cách làm sẽ mang lại cho NH cơ hội mở rộng quy mô do sự gia tăng số lượng các “thượng đế”.
+ Mức gia tăng của thị phần: Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà DN chiếm lĩnh. Vậy, có thể hiểu thị phần TTQT của NH chính là phần thị trường của hoạt động TTQT mà NH đã thực hiện. Động cơ nào khiến
các NH phải mở rộng thị phần của mình. Đó là vì NH có khả năng sinh lời cao bằng cách mở rộng thị phần cho dù quy mô thị trường không thay đổi. Tuy nhiên các NH cần hiểu rõ không phải cứ tăng được thị phần trên thị trường mà mình phục vụ là mặc nhiên sẽ tăng được khả năng sinh lời. Điều này còn phụ thuộc nhiều vào chiến lược tăng thị phần của NH, chi phí cho việc tạo ra một thị phần và giá trị thu nhập của nó. Thị phần càng lớn sẽ có xu hướng tạo ra càng nhiều lợi nhuận trong hai trường hợp:
Giá cả đầu vào giảm khi thị phần tăng: Giá cả đầu vào của NH được hiểu là lãi suất cho vay, là phí dịch vụ... giảm. Như vậy, khi thị phần tăng lên với mức lớn hơn phần mất đi do sự giảm giá cả đầu vào sẽ làm tăng lợi nhuận NH và kết quả là phát triển các hoạt động NH, trong đó có TTQT.
Sản phẩm dịch vụ có chất lượng cực tốt và định giá cao hơn để trang trải chi phí cho việc tạo ra chất lượng cao hơn.
Tóm lại, chỉ tiêu gia tăng thị phần TTQT là một trong các chỉ tiêu đo lường sự lớn mạnh về quy mô của hoạt động này. Thị phần gia tăng sẽ đem lại cho NH nhiều lợi ích, mà trước hết là lợi nhuận tăng, cải thiện nguồn thu nhập cho người lao động. Do tầm quan trọng như vậy nên cần phải có chiến lược để gia tăng thị phần NH trong thị trường NH trong nước và quốc tế.
- Chất lượng hoạt động TTQT: Biểu hiện của chất lượng hoạt động TTQT chính là mức độ gia tăng của thu nhập và mức độ rủi ro.
+ Mức gia tăng của thu nhập trước thuế: Thu nhập trước thuế là phần doanh thu sau khi trừ đi chi phí.
Gọi TN là thu nhập trước thuế từ hoạt động TTQT năm t DT là doanh thu từ hoạt động TTQT năm t
CP là chi phí hoạt động TTQT năm t Có công thức sau: TN = DT – CP
Tuy nhiên, để biết tốc độ gia tăng của thu nhập trước thuế từ TTQT trong một giai đoạn nhất định, người ta cần phải tính mức gia tăng của nó với công thức sau: H2 = 1 1 − − − t t t TN TN TN x 100%
Trong đó, H2 mức gia tăng của thu nhập TTQT năm t TNt: Thu nhập từ TTQT năm t
TNt-1: Thu nhập từ TTQT năm t-1
H2 tăng lên theo thời gian cho thấy TTQT đã đem lại nguồn thu dồi dào cho NH. Trong H2 đã khấu trừ chi phí TTQT nên nếu H2 gia tăng sẽ phản ánh chất lượng hoạt động TTQT là tốt và do đó TTQT ngày càng phát triển hơn.
+ Hạn chế mức độ rủi ro trong TTQT: Trong lĩnh vực kinh doanh luôn tiềm ẩn yếu tố rủi ro. TTQT càng không thể tránh khỏi vì đặc thù riêng với yếu tố địa lý, văn hoá và luật pháp của các bên tham gia khác biệt nhau. Chia rủi ro TTQT thành hai loại: rủi ro đối với hàng nhập khẩu và rủi ro đối với hàng xuất khẩu. Trong TTQT hàng nhập khẩu, rủi ro thường xảy ra là việc bên bán giao hàng không đúng về số lượng và chất lượng như thoả thuận hoặc