- Doanh số thanh toán chuyển tiền đ
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT TỈNH BẮC NINH
3.3.2 Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam
Để thực hiện tốt các mục tiêu và giải pháp đề ra NHNo và PTNT Việt Nam cần hỗ trợ một số điểm sau:
3.3.2.1 Cần kịp thời chỉnh sửa, bổ sung văn bản chế độ phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
Trong những năm qua cùng với sự tăng trưởng và phát triển của toàn hệ thống NHNo và PTNT Việt Nam đã nghiên cứu được hệ thống các cơ chế, chính sách, văn bản chỉ đạo điều hành các hoạt động kinh doanh đối ngoại như: Quyết định số 388/QĐ-HĐQT-NHNo ngày 05/09/2005 Ban hành qui định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống NHNo và PTNT Việt Nam; quyết định 1998/QĐ-NHNo-QHQT ngày 15/12/2005 ban hành quy định về quy trình nghiệp vụ TTQT trong hệ thống NHNo và PTNT Việt Nam; quyết định 2008/NHNo-QHQT ngày 16/12/2008 ban hành quy định về quy trình nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trong hệ thống NHNo và PTNT Việt Nam.
Các văn bản này đã thực sự tạo động lực thúc đẩy các hoạt động về ngoại tệ phát triển, tạo ra sức mạnh tập trung của toàn hệ thống trên các mặt hoạt động quản lý huy động vốn ngoại tệ, TTQT, mua bán ngoại tệ, tạo chủ động cho các chi nhánh với cơ chế quản lý linh hoạt hơn.
Tuy nhiên, so với thực tế có sự thay đổi rất nhanh, theo quy định khi phát hành L/C các chi nhánh không được chọn NH đại lý, hoặc khi thanh toán L/C, chi nhánh không được chọn NH giữ tài khoản Nostro, điều này gây chậm trễ trong quá trìNHPH, thanh toán L/C. Hoặc phát hành L/C xác nhận, hoặc cho phép tự động ghi nợ... cần có ý kiến của NHNo Việt Nam, nếu đợi ý kiến trả lời của NHNo Việt Nam có thể làm lỡ mất cơ hội kinh doanh của KH. Do vậy cơ chế chính sách, cũng như các văn bản chế độ cần cập nhật, bổ xung một cách kịp thời, theo hướng mở thêm quyền hạn cho chi nhánh (ví dụ mở L/C trị giá dưới 1.000.000USD cần có sự xác nhận hoặc uỷ quyền ghi nợ không cần trình NHNo Việt Nam).
3.3.2.2 Cần phải xây dựng và phát triển thương hiệu Agribank xứng tầm quốc tế.
Có chiến lược lâu dài và đúng đắn trong việc xây dựng thương hiệu AGRIBANK cả trong nước và trên tầm quốc tế. Những năm trước đây nói tới NHNo, người ta thường nghĩ đó là NH chuyên phục vụ cho nông nghiệp nông thôn, là NH tài chính yếu kém, con người không qua đào tạo, bộ máy cồng kềnh... Qua một thời gian không phải là dài, đã từng bước xây dựng được một thương hiệu AGRIBANK, không những vẫn phát huy được thế mạnh đó là NHTM hàng đầu trong việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn mà đã từng bước trở thành một NH đa năng, với nhiều sản phẩm dịch vụ tiên tiến, đến nay, chúng ta đã thực sự khẳng định được vị thế của mình đối với các KH, được mọi người biết đến là một doanh nghiệp lớn nhất trong Top 200
doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu ở trong nước, NHNo Việt Nam cần tích cực, có biện pháp cụ thể, đúng đắn trong việc nâng cao vị thế của NHNo Việt Nam với các NH trên thế giới. Có thể bằng nhiều cách: Ký các thoả thuận hợp tác toàn diện với các định chế tài chính có uy tín trên thế giới: Citi bank, Visa card, Master card..., mở rộng hơn nữa mạng lưới NH đại lý.
- NHNo & PTNT Việt Nam cần có qui chế bổ xung và hoàn thiện hoạt động kinh doanh đối ngoại theo hướng: phát huy tối đa tiềm năng của hệ thống về đầu tư cho hàng xuất khẩu, kiểm soát ngoại tệ tạo nguồn ngoại tệ khép kín cho NH nhập khẩu. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính, cải tiến phương thức điều hành nhằm khai thác tối đa tiềm năng của các chi nhánh NH cơ sở.
- NHNo và PTNT Việt Nam cần có cơ chế điều hoà, xuất nhập khẩu ngoại tệ linh hoạt hơn để các chi nhánh đẩy mạnh thực hiện thu chi tiền mặt ngoại tệ qua đó có thể mở rộng và phát triển các hoạt động thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, nhận tiền gửi tiết kiệm…nhằm tăng nguồn thu cho NH.
- Theo mô hình của các NH lớn trên thế giới, họ thường xây dựng những trung tâm xử lý chứng từ liên quan đến TTQT đặc biệt là L/C, bộ phận này có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý chứng từ của tất cả các chi nhánh trong một nước hoặc một khu vực, nơi đó tập trung nhiều chuyên gia giỏi chuyên nhận nhiệm vụ kiểm tra, xử lý chứng từ đòi tiền..., các chi nhánh chỉ có nhiệm vụ tập hợp chứng từ từ phía KH chuyển tiếp đến trung tâm để xử lý nghiệp vụ tiếp theo. Nên chăng NHNo Việt Nam có thể xây dựng một ban (phòng) tại trụ sở chính, tập hợp một đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ làm nhiệm vụ xử lý, giải quyết các tranh chấp (nếu có) với NH nước ngoài liên quan đến TTQT, đảm bảo xử lý chứng từ nhanh chóng, chính xác, giữ gìn và nâng cao
uy tín của NHNo với các NH trên thế giới.
- Thiết lập rộng rãi các chi nhánh và NH đại lý: TTQT rất phức tạp và đa dạng, đòi hỏi sự tham gia của nhiều NH, đại lý, chi nhánh NH. Như trong thanh toán L/C có sự tham gia của các NH như: NHPH, NH thông báo, ngoài ra còn có thể có các NH xác nhận nếu người bán yêu cầu. Vì thế việc liên lạc khá tốn kém và không được thuận tiện nếu như không cùng hệ thống NH. Ngoài ra, chất lượng thanh toán L/C có thể bị ảnh hưởng néu đối tác là những NH ít hợp tác hoặc hợp tác lần đầu.
Nhưng nếu NH có chi nhánh, đại lý ở một nước khác điều đó có nghĩa là quy mô hoạt động của NH được mở rộng, đồng thời uy tín của NH cũng được nâng cao. Đây là việc làm khá khó khăn, để thực hiện cần nhiều giải pháp khác, nhằm mục tiêu chủ đạo là nâng cao uy tín và xác lập vị thế của NHNo và PTNT Việt Nam đối với các đối tác NH trong nước, khu vực và trên thế giới.
- Mở thêm nhiều tài khoản Nostro bằng nhiều đồng ngoại tệ mạnh tại các NH đại lý, hiện nay NHNo & PTNT Việt Nam mới có 47 tài khoản Nostro tại nước ngoài, với nhu cầu phát triển thương mại của Việt Nam trong thời gian gần đây, và đặc biệt trong thời gian tới, khi Việt Nam thực sự hoà nhập sâu với nền kinh tế thế giới, cần phải có thêm nhiều tài khoản Nostro tại các NH nước ngoài để phục vụ nhu cầu của KH.
- Tăng biên chế đủ theo nhu cầu sử dụng lao động của chi nhánh, bởi vì ngoài số lao động hiện có là 05 cán bộ, chi nhánh cần tuyển dụng thêm một số cán bộ có trình độ chuyên môn cao, sử dụng thành thạo vốn ngoại ngữ cho nghiệp vụ TTQT.
Hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực ngành tài chính NH đang tăng mạnh, hàng loạt các NHTM cổ phần ra đời, nhân lực có kinh nghiệm, có trình độ ngày càng khan hiếm, đã có hiện tượng một bộ phận cán bộ có trình độ,
đặc biệt là ở nghiệp vụ TTQT ở các NHTM nhà nước chuyển sang làm việc cho các NHTMCP do chế độ đãi ngộ về tiền lương, thưởng, đào tạo... ở các NH này hơn hẳn các NHTM nhà nước. Vì vậy để giữ chân những cán bộ có năng lực, thu hút những sinh viên giỏi vào làm việc, đề nghị NHNo Việt Nam có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với những cán bộ làm công tác TTQT, ví dụ như có cơ chế lương, thưởng riêng, chính sách đào tạo...
- Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ đang nằm trong qui hoạch. Đồng thời, NHNo Việt Nam cần đào tạo một đội ngũ chuyên gia lĩnh vực đầu ngành về TTQT bằng nhiều biện pháp: tuyển dụng những chuyên gia ở các NH khác, cử những cán bộ nghiệp vụ giỏi đi đào tạo, tập huấn ở nước ngoài.
- Cần có chính sách thiết thực để thu hút KH, phát triển kinh doanh đối ngoại. Các chính sách này cần phù hợp với từng thời kỳ, từng loại KH cụ thể, không nên cứng nhắc, nên chăng giao quyền tự chủ hơn nữa cho các chi nhánh trong việc thu hút KH: giảm phí, ưu đãi lãi suất...
- Các văn bản hiện nay của NHNo và PTNT Việt Nam mới chỉ hướng dẫn các nghiệp vụ về L/C, nhờ thu, chuyển tiền, chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn triển khai các nghiệp vụ sản phẩm mới liên quan đến nghiệp vụ TTQT, tài trợ thương mại như: L/C dự phòng, bao thanh toán ngoài nước..., trong khi thực tế đã phát sinh những nghiệp vụ này, nhưng không có văn bản hướng dẫn, vì vậy chi nhánh không thể triển khai được. Vì vậy đề nghị NHNo Việt Nam sớm có các văn bản hướng dẫn triển khai các sản phẩm nghiệp vụ mới
- TTQT liên quan đến đồng tiền ngoại tệ, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ thường xuyên biến động. Các doanh nghiệp khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, mong muốn giảm thiểu nhưng rủi ro có thể xảy ra, trong đó có rủi ro về tỷ giá, họ mong muốn được bảo hiểm rủi ro về tỷ giá thông qua các công cụ phái sinh: quyền chọn mua, quyền chọn bán, giao dịch kỳ hạn, hợp đồng
tương lai. Đây là nhu cầu, hơn nữa lại là nghiệp vụ sinh lời của NH, các NH thương mại cổ phần đã từng bước triển khai các sản phẩm nghiệp vụ này, trong khi NHNo hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, có chăng chỉ là nghiệp vụ mua bán kỳ hạn, là nghiệp vụ các doanh nghiệp ít khi sử dụng do nhược điểm của nghiệp vụ này. Do vậy, đề nghị NHNo Việt Nam sớm có quy trình , nghiệp vụ để các chi nhánh triển khai đáp ứng nhu cầu của KH.
- Cho thêm các chi nhánh quyền tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh đối ngoại, theo quy định hiện hành, chỉ những chi nhánh loại I mới được thực hiện nghiệp vụ TTQT. Nhưng với xu thế phát triển như hiện nay, với ưu thế mạng lưới rộng khắp, đề nghị NHNo Việt Nam cho phép nhưng chi nhánh loại III có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, con người... được phép triển khai nghiệp vụ TTQT; hoặc cho phép các chi nhánh loại III triển khai một số nghiệp vụ đơn giản hơn: chấp nhận thẻ quốc tế, chuyển tiền phi mậu dịch...
KẾT LUẬN
Nghiệp vụ TTQT là một trong những nghiệp vụ mới của NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và đặc biệt là với NHNo & PTNT tỉnh Bắc Ninh nói riêng, đây là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận đáng kể cho NH. Với hàng loạt các chính sách mở cửa của nhiều quốc gia thì TTQT ngày càng được NH chú trọng và mở rộng, các mối quan hệ kinh tế - xã hội đan xen nhau ngày càng trở nên đa dạng phong phú, nhưng cũng kéo theo không ít những phức tạp trong quá trình luân chuyển vốn trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia. Trong thời gian qua chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Bắc Ninh không ngừng đổi mới, hoàn thiện hơn nữa nghiệp vụ TTQT để vươn lên khẳng định vị thế cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn trong hiện tại và tương lai.
Trên cơ sở thực tiễn tại NHNo & PTNT tỉnh Bắc Ninh, vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu và phương pháp nghiên cứu đã học, luận văn tốt nghiệp đã được hoàn thành với các nội dung cơ bản sau:
- Luận văn đã trình bày được những lý luận cơ bản về TTQT, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến TTQT.
- Phân tích thực trạng TTQT tại NHNo &PTNT tỉnh Bắc Ninh đồng thời tìm ra những tồn tại và nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển TTQT tại NHNo & PTNT tỉnh Bắc Ninh, đồng thời nêu một số kiến nghị với Chínnh phủ, NHNN và NHNo & PTNT Việt Nam.
Tuy nhiên, với đề tài này luận văn chỉ tiếp cận với những vấn đề mang tính cơ bản và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp với hy vọng sẽ góp phần phát triển TTQT. Đề tài chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong Thấy Cô và những người quan tâm đóng góp để hoàn thiện trong tương lai.