Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Một phần của tài liệu phát triển thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 48)

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH 2.1 Khái quát về chi nhánh NHNo và PTNT tỉnh Bắc Ninh

2.1.2Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh

2.1.2.1 Huy động vốn

Hoạt động huy động vốn trong giai đoạn 2006 - 2008 gặp rất nhiều khó khăn do các NHTM trên địa bàn đua nhau tăng lãi suất, nhất là các NHCP. Mặc dù NHNN khống chế về mức lãi suất trần nhưng NHTM khác đưa ra các hình thức khuyến mại bằng tiền hoặc bằng hiện vật có giá trị như tiền, vàng, phiếu mua hàng giảm giá... để thu hút KH. Do đầu ra của NHTMCP cao, cụ thể là lãi suất cho vay thường cao hơn các NHTM quốc doanh, nên họ sẵn sàng tăng chi phí cho đầu vào. Chính vì vậy việc huy động vốn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh với hơn 20 TCTD là hết sức quyết liệt. Dưới đây là Bảng tổng hợp nguồn vốn huy động tại chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Bắc Ninh trong 3 năm qua:

Bảng 2.1: Tổng hợp nguồn vốn huy động

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền 06/05 % ± Số tiền 07/06 % ± Số tiền 08/07 % ± Tổng nguồn vốn 1.641 23,5 2.120 29,2 2.466 16,3 Tỷ trọng (%) 100 100 100

Tiền gửi không kỳ hạn 286 52,1 314 9,8 395 29,9

Tỷ trọng (%) 17,4 14,8 16,2

TGCKH dưới 12 tháng 450 35,1 305 -32,2 1.585 416,7

Tỷ trọng (%) 27,4 14,4 64,9

TGCKH từ 12 tháng 905 12,3 1,262 39,4 459 -82,9

Tỷ trọng (%) 55,2 70,8 18,8

Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo tỉnh Bắc Ninh năm 2006, 2007, 2008

Nguồn vốn huy động đã bao gồm các loại ngoại tệ quy đổi theo tỷ giá tương đương tại thời điểm lập báo cáo.

Huy động vốn có kỳ hạn có vai trị quan trọng đối với NH, bởi thơng qua đó giúp NH có nguồn vốn đã xác định được kỳ hạn phải trả trong tương

lai, giúp NH chủ động trong việc chuẩn bị nguồn vốn để kịp thời chi trả cho KH, tránh được rủi ro thanh khoản. Trong các năm 2006, 2007 và 2008, huy động vốn có kỳ hạn của NHNo & PTNT tỉnh Bắc Ninh có sự biến đổi tương đối.

Nguồn vốn huy động về cơ bản có mức tăng trưởng liên tục, tuy rằng tốc độ tăng trưởng không đồng đều. Duy nhất loại TGCKH dưới 12 tháng năm 2007 giảm hơn 2006 là 145 tỷ đồng, tốc độ giảm 32,2 % và TGCKH từ 12 tháng trở lên năm 2008 giảm 1.046 tỷ đồng, tốc độ giảm 82,9% so với năm 2007. Nhưng xét trong tổng nguồn vốn thì vẫn tăng cao. Năm 2007 so với 2006 tăng 482 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 29,2 %, đạt 103,31% kế hoạch TW giao và chiếm 26,2% thị phần của các TCTD trên địa bàn (2.120 tỷ/8.108 tỷ). Năm 2008 tăng 346 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 16,3% so với đầu năm, đạt 1137% kế hoạch TW giao.

Lý giải nguyên nhân TGCKH 12 tháng giảm mạnh trong năm 2008 như trên có thể thấy là: Năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế trên khắp thế giới kéo theo lạm phát, thất nghiệp gia tăng. Trong điều kiện lạm phát tăng cao, thị trường tiền tệ có nhiều biến động, đặc biệt trong quý II có một KH rút 200 tỷ tiền gửi tiết kiệm trước hạn nhưng chi nhánh vẫn huy động đủ bù đắp và có tốc độ tăng trưởng cao đã khẳng định được uy tín và vị thế của NHNo và PTNT tỉnh Bắc Ninh.

Để đạt được kết quả trên là do chi nhánh đã đề ra các giải pháp chỉ đạo kịp thời, linh hoạt, sự phấn đấu, nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên, sự đa dạng và hấp dẫn của các loại sản phẩm dịch vụ huy động vốn như: tiết kiệm dự thưởng AGRIBANK 2008, tiết kiệm dự thưởng mừng xuân Mậu Tý 2008 của chi nhánh NHNo và PTNT tỉnh Bắc Ninh, tiết kiệm bậc thang, phát hành kỳ phiếu với lãi suất hấp dẫn cùng quà khuyến mại...

Chi nhánh đã tổ chức tập huấn các quy định về huy động vốn tới 100% cán bộ toàn chi nhánh nhằm trang bị kiến thức về công tác huy động vốn.

Chi nhánh cũng thực hiện khốn huy động vốn đến từng cán bộ cơng nhân viên, kết quả là 379/396 cán bộ đã đạt chỉ tiêu và đóng góp 239 tỷ đồng

trong 6 tháng cuối năm. Bên cạnh đó chi nhánh cũng tích cực đẩy mạnh cơng tác tiếp thị, kiên trì với chủ trương tăng mạnh nguồn vốn huy động từ dân cư bởi vì tính chất ổn định của nó.

2.1.2.2 Cho vay và đầu tư

Hoạt động cho vay và đầu tư tại chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Bắc Ninh chiếm một phần hết sức quan trọng, đem lại nguồn thu chính cho NH. Ngày nay, ngồi đối tượng phục vụ chính là nơng nghiệp, nơng thơn thì chi nhánh cũng đã mở rộng cho vay các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh như Công ty cổ phần Dabaco Việt Nam, Công ty TNHH Hồng Ngọc, Cơng ty cổ phần tập đồn Hanaka... nhằm mục tiêu đa dạng hoá KH và nâng cao lợi nhuận cho NH dần chiếm lĩnh thị phần chi phối trên địa bàn.

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền 06/05± % Số tiền 07/06± % Số tiền 08/07±%

Tổng dư nợ 1.850 15,6 2.854 54,25 2.997 5,01

Tỷ trọng (%) 100 100 100

Cho vay DNNN 8 0 8 0 52 550

Tỷ trọng (%) 0,48 0,28 1,73

Cho vay DN ngoài QD 542 15,8 979 93,86 1.126 15,02

Tỷ trọng (%) 29,3 34,31 37,57

Cho vay HTX 16 -5,9 16 0 26 62,5

Tỷ trọng (%) 0,86 0,56 0,87

Cho vay cá thể, hộ gia đình 1.282 15,9 1.848 44,15 1.793 -2,98

Tỷ trọng (%) 69,36 64,85 59,83

Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo tỉnh Bắc Ninh năm 2006, 2007, 2008

Dư nợ đã bao gồm các loại ngoại tệ quy đổi theo tỷ giá tương đương tại thời điểm lập báo cáo.

Bảng 2.2 cho thấy tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh tăng trưởng đều đặn, trừ cho vay HTX năm 2006 và cho vay cá thể, hộ gia đình năm 2008 có

giảm nhưng tốc độ giảm không nhiều. Cụ thể diễn biến từng năm là:

Năm 2006, dư nợ đạt 1.850 tỷ đồng, tăng 249 tỷ đồng, tốc độ tăng 15,55% so với năm 2005. Trong đó cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế đã được trình bày tại bảng 2.2. Chỉ có duy nhất dư nợ HTX giảm 5,9% so với năm 2005, còn lại đều tăng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay khơng chỉ tính đến yếu tố tăng trưởng dư nợ mà còn phải đảm bảo chất lượng. Chất lượng tín dụng ln được chi nhánh đặc biệt quan tâm, quán triệt tư tưởng chất lượng tín dụng quyết định sự tồn tại của một NHTM và là lương tâm, trách nhiệm của từng cán bộ. Chất lượng tín dụng được nâng cao đồng nghĩa với tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ giảm xuống. Năm 2006 nợ xấu là 10 tỷ đồng, giảm 2,4 tỷ đồng với tốc độ 0, 23% so với năm 2005, chiếm 0,55% tổng dư nợ.

Năm 2007, dư nợ đạt 2.854 tỷ đồng, tăng 1.004 tỷ đồng, tốc độ tăng 54,25% so với 31/12/2006, chiếm 27,53% thị phần của các TCTD trên địa bàn (2.854 tỷ/10.366 tỷ). Trong đó, dư nợ theo thành phần kinh tế đều tăng cao, cả về số lượng tuyệt đối với tốc độ gia tăng. Năm 2007 được coi là năm “tăng trưởng tín dụng một cách quá “nóng”, nợ xấu là 12,8 tỷ đồng, tăng 2,8 tỷ đồng so với đầu năm và chiếm 0,45%/tổng dư nợ. Thu nhập chủ yếu của NH hiện nay là thu từ tín dụng, chất lượng tín dụng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của NH. Nợ xấu tăng lên làm cho chất lượng tín dụng vì thế giảm xuống và điều này còn ảnh hưởng đến cả năm sau.

Sang đến năm 2008, nợ xấu là 45,2 tỷ đồng tăng 32,4 tỷ đồng so năm 2007, chiếm tỷ trọng 1,51%/tổng dư nợ. Cùng với cuộc khủng hoảng tài chính, NH trên tồn cầu nền kinh tế Việt Nam rơi vào suy thoái, lạm phát, thất nghiệp tăng cao. Hoạt động kinh doanh của KH vay vốn tại NH do vậy cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều KH bị thua lỗ, vỡ nợ làm cho tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Đứng trước tình hình này, quý II/2008 chi nhánh đã thực hiện chỉ đạo của NHNo & PTNT Việt Nam về thắt chặt tín dụng, nhất là cho vay

kinh doanh bất động sản và chứng khoán. Do vậy, dư nợ đối với cá thể và hộ gia đình giảm 2,98%, tương đương mức giảm là 55 tỷ đồng. Đến cuối quý III/2008 trở đi chi nhánh lại thực hiện chính sách kích cầu sản xuất và tiêu dùng bằng hình thức giảm lãi suất. Kết quả cả năm 2008 tổng dư nợ tăng 143 tỷ đồng với tốc độ tăng 5,01% so với năm 2007. Cụ thể là dư nợ trong khối DNNN đạt 52 tỷ đồng, tăng 44 tỷ đồng với tốc độ tăng 550%; khối DN ngoài quốc doanh đạt 1.126 tỷ đồng, tăng 147 tỷ đồng, tốc độ tăng 15,02% ; cho vay HTX đạt 26 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng, tốc độ tăng 62,5% so với đầu năm. Bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng, chi nhánh thực hiện nghiêm túc việc phân tích chất lượng tín dụng, xác định các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro để có thể thu nợ kịp thời. Giao kế hoạch trích lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng cho các chi nhánh, thực hiện phân loại nợ, trích rủi ro và xử lý rủi ro theo đúng quy định của NHNN và NHNo Việt Nam.

2.1.2.3 Cung ứng dịch vụ

- Kinh doanh ngoại tệ và TTQT: Như đã biết năm 2008 là một năm hết sức khó khăn khơng chỉ riêng đối với ngành NH, mà cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã lan toả đến hầu hết các ngành khác. Do đó, hoạt động kinh doanh ngoại tệ và TTQT tại chi nhánh cũng bị ảnh hưởng lớn theo hướng giảm. Cụ thể đến 31/12/2008 là:

+ Kinh doanh ngoại tệ: (tất cả các ngoại tệ được quy đổi ra USD)

Doanh số mua ngoại tệ đạt 55.091 nghìn USD, giảm 6.420 nghìn USD so với 31/12/2007.

Doanh số bán ngoại tệ đạt 58.544 nghìn USD, giảm 3.466 nghìn USD so với cùng kỳ năm trước.

+ TTQT: Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 47.396 nghìn USD, giảm 1.027 nghìn USD so với 31/12/2007.

Phí dịch vụ về TTQT đạt 2,2 tỷ đồng, tăng 495 triệu đồng so với 31/12/2008. Phí dịch vụ tăng trong khi doanh số phát sinh lại giảm là vì biểu phí của NH cũng được điều chỉnh tăng theo xu thế tăng chung trong thời kỳ suy thoái kinh tế và lạm phát cao.

- Nghiệp vụ thẻ: nghiệp vụ thẻ đã được triển khai tại tất cả các chi nhánh trong tồn tỉnh, đã kết nối thanh tốn thẻ quốc tế Visa và Mastercard, kết nối hệ thống thẻ Banknet và Smartlink, triển khai thiết bị chấp nhận thẻ EDC/POS (thiết bị đọc thẻ điện tử đầu/ cuối). Ngồi ra, việc thực hiện thành cơng phát hành thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế đã góp phần khẳng định vị trí và ưu thế của Agribank trên thị trường thẻ Việt Nam. Kết quả cụ thể như sau:

+ Thẻ ghi nợ nội địa (Success): Năm 2008 phát hành được 4.621 thẻ tăng trên 193% so với năm 2007, số lượng phát hành bình quân đạt 396 thẻ/tháng tăng 198% so với năm 2007. Doanh số giao dịch bình quân tại ATM một ngày đạt 65 triệu đồng với khoảng 135 món.

+ Thẻ quốc tế Visa: chi nhánh đã phát hành 23 thẻ ghi nợ (Debit Card) và 35 thẻ tín dụng (Credit Card).

+ Phát triển dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ qua EDC/POS cho các chi nhánh loại III.

2.1.2.4 Kết quả kinh doanh

Có thể nói, giai đoạn 2006 – 2008 là giai đoạn gặt hái được nhiều thành công của các NHTM mặc dù chịu ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu. Tổng thu tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của tổng chi, chênh lệch thu chi năm sau cao hơn năm trước. Chi tiết được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh

Đơn vị: tỷ đồng

Số tiền 06/05 ± % Số tiền 07/06 ± % Số tiền 08/07 ± % Tổng doanh thu 334 21,5 468 40 641 37 Tổng chi phí 317 35,4 423 33,5 560 32,2

Chênh lệch thu chi 17 -58,5 45 164,7 81 80

Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo tỉnh Bắc Ninh năm 2006, 2007, 2008

Qua bảng số liệu cho thấy, riêng 2006 chênh lệch thu chi bị giảm xuống so với năm 2005 là 58,5%. Nguyên nhân là vì năm 2006 nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng 82,5% nên lãi suất đầu vào tăng cao trong khi lãi suất cho vay không thay đổi. Do vậy tổng chi phí sẽ tăng hơn rất nhiều làm cho chênh lệch thu chi giảm.

Đến 2007, chênh lệch thu chi tăng lên với tốc độ 164,7% so với năm 2006. Kết quả này có được là doanh thu từ hoạt động tín dụng và phi tín dụng tăng lên 40% cao hơn mức tăng của tổng chi phí 33,5%. Sang 2008 mức chênh lệch vẫn tăng tuy nhiên tốc độ tăng lại chỉ bằng nửa tốc độ tăng năm 2007. Lý do là vì năm 2008 chi nhánh gặp khó khăn trong hoạt động tín dụng. NHNN và NHNo Việt Nam đã đưa ra chính sách thắt chặt cho vay, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và chứng khốn. Đến q III tuy có nới lỏng, xong lãi suất cho vay lại bị khống chế ở mức thấp. Mặt khác, nền kinh tế của Việt Nam lúc đó đang rơi vào khủng khoảng, suy thối dẫn đến lạm phát tăng cao, đồng tiền VND mất giá khiến người dân hoang mang trong việc nắm giữ VND hay ngoại tệ mạnh. Thiếu hụt VND buộc các NH đua nhau tung ra các chiến lược huy động vốn, trong đó cơng cụ lãi suất được sử dụng hữu hiệu nhất. Kỷ lục có thời điểm lãi suất VND lên đến 19%/năm. Nhìn vào biểu đồ mơ tả tốc độ tăng trưởng của kết quả kinh doanh duới đây thấy rõ:

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh doanh giai đoạn 2006-2008

Nói tóm lại, giai đoạn 2006 – 2008 là giai đoạn các NHTM gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới nhưng hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn ngày càng khởi sắc. Điều đó chứng tỏ sự nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo cùng tập thể hơn 360 cán bộ, nhân viên chi nhánh trong thời kỳ đổi mới nhằm khẳng định vị trí đơn vị lá cờ đầu của ngành.

Một phần của tài liệu phát triển thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 48)