- Balpac xác định rõ hướng đi của mình trong thời gian tới là mơi trường
3.2.1.1 Sử dụng hiệu quả vốn cố định
- Như đã phân tích tại các mục 2.3, 2.4 và 2.5 ta thấy rằng về vốn cơng ty có nguồn vốn tốt, chủ yếu là vốn tự có. Tỷ lệ vốn tự đầu tư là rất cao 62.1% trong tổng bình qn vốn trong các năm phân tích.Cơng ty đã thực hiện đầu tư nguồn vốn tự có này cho tài sản cố định luôn cao hơn 80%. Như vậy về mặt tài chính của cơng ty được đánh giá là có sức khỏe tốt. Để sử dụng tối đa nguồn vốn này, công ty nên xây dựng phương hướng mở rộng kinh doanh, cần phải cân đối đầu tư thành lập các chi nhánh hay đại lý đóng ở địa bàn các tỉnh có các nhà máy sản xuất đồ uống trên cả nước…Muốn sử dụng có hiệu quả hơn nữa về VCĐ Balpac cần phải thường xuyên đánh giá đúng giá trị của nó và áp dụng theo phương pháp đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại: Là giá trị còn lại của TSCĐ chưa chuyển vào giá trị sản phẩm, có thể tính theo giá trị ban đầu(giá trị nguyên thuỷ còn lại) hoặc đánh giá lại(giá trị khôi
phục lại). Cách làm này cho phép chúng ta thấy được mức độ thu hồi vốn đầu tư
của cơng ty đến thời điểm đánh giá, từ đó lựa chọn chính sách khấu hao hợp lý để thu hồi vốn đầu tư cịn lại và bảo tồn vốn.Mức khấu hao phải phù hợp với hao mòn
thực tế của TSCĐ. Nếu khấu hao thấp hơn mức hao mòn thực tế sẽ không đảm bảo thu hồi đủ vốn khi hết thời gian sử dụng, nếu mức khấu hao quá cao sẽ làm tăng chi phí một cách giả tạo, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong trường hợp TSCĐ có hao mịn vơ hình lớn cần áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để hạn chế ảnh hưởng của hao mịn vơ hình.
- Sửa chữa và xác định hiệu quả kinh tế của việc sửa chữa TSCĐ:
Luôn kiểm tra cảnh báo sớm tránh để TSCĐ bị hư hỏng đột xuất, phải thanh lý trước thời hạn phục vụ của nó. Vì thế chi phí cho việc sửa chữa nhằm duy trì năng lực hoạt động bình thường của TSCĐ trong cả thời kỳ hoạt động của nó cũng được coi là một biện pháp để bảo toàn vốn cố định.Căn cứ vào đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của công ty hiện nay, nên phân loại sửa chữa thành 2 loại: sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ.
+ Sửa chữa thường xuyên có phạm vi sửa chữa nhỏ, thời gian ngắn, chi phí ít và phải được duy trì bảo dưỡng khá thường xuyên theo quy phạm kỹ thuật, thông cáo của nhà sản xuất.
+ Sửa chữa lớn được tiến hành theo định kỳ, có thời gian sửa chữa lâu, chi phí sửa chữa lớn nhằm khơi phục lại năng lực của TSCĐ.
Tính hiệu quả của việc sử dụng vốn sửa chữa lớn phải được đặt trên các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo duy trì năng lực hoạt động bình thường của máy móc thiết bị trong đời hoạt động của nó.
+ Phải cân nhắc giữa chi phí sửa chữa lớn bỏ ra với việc thu hồi hết giá trị cịn lại của máy móc để quyết định cho tồn tại tiếp tục của máy móc thiết bị hay chấm dứt đời hoạt động của nó.
-Chú trọng đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hiện có của cơng ty. Kịp thời thanh lý cácTSCĐ khơng cần dùng hoặc đã hư hỏng, không dự trữ quá mức TSCĐ chưa dùng đến.
- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi do trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phịng tài chính, trích trước các chi phí dự phịng…
- Phịng kế tốn lập kế hoạch kiểm tra xem xét, đánh giá TSCĐ theo chu kỳ một tháng một lần. Để phát hiện những tài sản khơng có hiệu quả, cũ, khơng cịn phù hợp với u cầu sản xuất kinh doanh. Làm thủ tục thanh lý ngay để có thể thu hồi bù đắp vào nguồn vốn ban đầu.
- Thực hiện việc khoán sản phẩm tới cá nhân sẽ gắn liền trách nhiệm của người lao động với công ty. Tạo điều kiện cho người lao động phát huy tính chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh và việc bảo toàn vốn được thực hiện. Người lao động sẽ quan tâm hơn đến sản xuất và phấn đấu tăng năng suất lao động. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm bảo quản tài sản mà họ quản lý, hạn chế thời gian ngừng máy, sản lượng được tăng lên, chất lượng tốt sẽ nâng cao lợi nhuận cho công ty và mặt khác đời sống của người lao động cũng được nâng lên.
- Do thị trường nhu cầu đối với sản phẩm của cơng ty cịn rất rộng trong khi nguồn vốn cố định thì dư thừa, vậy nên đầu tư theo chiều sâu như mua thêm các thiết bị hỗ trợ, đào tạo nâng cao kỹ thuật công nghệ cho người lao động để nâng cao sản lượng đầu ra, nhằm cung cấp cho những khu vực còn thiếu của thị trường. Để triển khai, khai thác hết cơng suất máy móc thiết bị, cần đầu tư thêm những thiết bị hỗ trợ có thể thay thế con người mà vẫn đảm bảo tính năng suất và chất lượng của sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng mà vẫn đảm bảo tốt an toàn lao động cũng như giá thành sản phẩm sau khi sản xuất ra.
- Tiếp tục thực hành tiết kiệm trong việc sử dụng tài sản cố định. Tận dụng khai thác hết các phần mặt bằng nhà xưởng còn bỏ trống đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Công ty tiến hành lập khấu hao tài sản cố định cho từng năm. Việc lập kế hoạch cụ thể cho từng năm giúp cơng ty kế hoạch hóa được nguồn vốn khấu hao.Quy định rõ trách nhiệm vật chất đối với từng cá nhân, phòng ban trong việc sử dụng tài sản cố định, đảm bảo tài sản được sử dụng đúng mục đích yêu cầu của công ty.