- Balpac xác định rõ hướng đi của mình trong thời gian tới là mơi trường
3.2.4. Các biện pháp tổng hợp khác 1 Nâng cao khả năng cạnh tranh
3.2.4.1. Nâng cao khả năng cạnh tranh
Các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và cơng ty Bao bì - Nước giải khát tại Hải Phịng nói riêng, đang đứng trước những thách thức và cơ hội to lớn. Mặt khác cũng đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu ngày càng gay gắt của cơ chế kinh tế thị trường và sức ép mạnh mẽ của WTO. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong cơ
chế của nền kinh tế thị trường và của hội nhập quốc tế, Balpac cần phải giải quyết một số vấn đề sau:
∗Thứ nhất: Nâng cao năng lực quản trị kinh doanh của ban giám đốc và
cán bộ quản lý công ty.
- Yêu cầu về tố chất nghiệp chủ và năng lực quản lý. Hai yếu tố thiết yếu này hình thành lên năng lực tổng hợp của doanh nhân. Để phát triển các yếu tố nói trên, cần có sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân giám đốc và nhân tố mang tính quyết định trong cơng ty. Các lãnh đạo công ty đều phải chú trọng nâng cao những kỹ năng cần thiết và cập nhật những kiến thức hiện đại như :
+ Kỹ năng quản trị hiệu quả trong môi trường cạnh tranh; + Kỹ năng lãnh đạo của nghiệp chủ và giám đốc công ty; + Kỹ năng quản lý sự thay đổi;
+ Kỹ năng thuyết trình, đàm phán, giao tiếp và quan hệ cơng chúng; + Kỹ năng quản lý thời gian.
Các kỹ năng này kết hợp với các kiến thức quản trị có hiệu quả, sẽ có tác động quyết định đối với các nghiệp chủ và các cán bộ quản lý trực tiếp, để đủ sức bước vào nền kinh tế tri thức.
* Thứ hai: Phát triển năng lực quản trị chiến lược của cán bộ quản lý trong
cơng ty.
Trên thực tế tầm nhìn chiến lược trong phát triển kinh doanh ở rất nhiều công ty. Đã trở thành một trong những nguyên nhân gây lên sự thất bại trong phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Có cơng ty sản xuất kinh doanh ở quy mơ nhỏ thì ln mang lại những lợi ích nhất định, song lại gục ngã ngay sau khi bước vào giai đoạn đầu việc mở rộng quy mô của công ty.
Xây dựng chính sách để bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý chiến lược và tư duy chiến lược cho lãnh đạo và cán bộ kinh doanh trong công ty. Khi triển khai ciệc này cần chú trọng đặc biệt những kỹ năng:
- Phân tích kinh doanh, dự đốn và định hướng chiến lược. - Lý thuyết và quản trị chiến lược,.
Xây dựng chiến lược cạnh tranh theo hình thức liên kết nhóm, đặc biệt là trên phạm vi quốc gia. Vừa cạnh tranh vừa hợp tác, đây là một mơ hình rất hay, hợp tác để tăng cường khả năng cạnh tranh; nếu các công ty chỉ thuần tuý chú ý đến mặt cạnh tranh mà bỏ qua mặt hợp tác thì rất sai lầm. Phải biết hợp tác đi đơi với cạnh tranh để giảm bớt căng thẳng chia sẻ rủi ro và tăng cường năng lực cạnh tranh của công ty.
*Thứ ba: Bồi dưỡng khả năng kinh doanh quốc tế và nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc tế cho giám đốc.
Nếu so sánh trình độ quốc tế vào cơng ty thì rất khập khiễng, nhưng trong bối cảnh cơ chế thị trường hội nhập hiện nay thì chúng ta phải chấp nhận chuyện này. Về trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của cơng ty cịn tụt hậu một khoảng cách đáng kể so với các nước trong khu vực. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong cơ chế thị trường hiện nay, thì chính bản thân giám đốc và cán bộ quản lý trực tiếp trước hết cần tăng cường khả năng đó. Đối với giám đốc và những người quản lý trực tiếp, để nâng cao khả năng làm việc và giao dịch quốc tế, tiếp cận các tiêu chuẩn, các thơng lệ của thế giới thì cần chú trọng phát triển những kiến thức, kỹ năng chủ yếu như:
- Năng lực về ngoại ngữ, nên hạn chế sự phụ thuộc hoàn toàn vào phiên dịch. - Kiến thức cơ bản về văn hoá, xã hội, lịch sử trong kinh doanh quốc tế. - Giao tiếp quốc tế và xử lý sự khác biệt về văn hố trong kinh doanh. - Thơng lệ quốc tế trong lĩnh vực sản xuất bao bì cho ngành đồ uống.
* Thứ tư :Xây dựng và áp dụng hệ thống kế tốn quản trị
Cơng ty cần áp dụng hệ thống này có thể đánh giá được năng lực cạnh tranh của chính mình, từ đó đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn một cách hợp lý và khoa học. Kết tốn quản trị cũng có thể chỉ ra các ngun nhân cịn trì trệ trong khâu sản xuất, đông thời cũng đánh giá được trách nhiệm quản lý của các bộ phận quản lý. Bên cạnh đó kế tốn quản trị cịn cho phép cơng ty lập các dự tốn sản xuất và kinh doanh, cung cấp thơng tin cho việc ra quyết định của giám đốc một cách nhanh chóng.
*Thứ năm: Tìm hiểu tiếp cận với các tư vấn về thiết bị, công nghệ mới hiện
đại
Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực sản xuất mở rộng quy mơ trên cơ sở hạ tầng cịn chưa sử dụng hết.
Sửa chữa cơ khí: Kiện tồn lại đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật và điều hành sản xuất đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Tuyển dụng thợ đầu ngành có tay nghề cao, xây dựng chi phí đào tạo cho mới bổ sung đội ngũ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sửa chữa là yêu cầu hàng đầu để mở rộng quy mô và quản lý thiết bị công nghệ. Sửa chữa nội bộ phải góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Có chế độ sử dụng, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa tất cả các máy móc theo định kỳ, theo cấp sửa chữa phù hợp với đặc tính của từng loại máy móc thiết bị và với yêu cầu chung của sản xuất, để đảm bảo phẩm chất tốt nhất của máy móc thiết bị, thủ tục cụ thể để thực hiện bao gồm:
- Lập danh sách các thiết bị mà quy trình sản xuất cần có.
- Xác lập kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ phù hợp với nhiệm vụ sản xuất.
- Sổ nhật ký ghi lại các công việc và kết quả sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị đã thực hiện.
- Xây dựng chế độ thưởng phạt, nâng cao trách nhiệm vật chất trong sử dụng các tài sản cố định của công ty.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện thông tin liên lạc, các thiết bị, máy tính,... đảm bảo cho thơng tin được cập nhật liên tục, chính xác, kịp thời đối với đối tượng được truyền tin
- Thường xuyên quan tâm đến việc bảo toàn và phát triển vốn cố định về mặt hiện vật không để mất mát, hư hỏng tài sản cố định trước khấu hao hàng năm, phải lựa chọn hình thức khấu hao hợp lý để tránh hao mịn vơ hình do tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới.
Cập nhật thương xuyên các thông tin công nghệ, thị trường, tạo lập và phát triển công nghệ cho công ty. Tạo điều kiện tăng cường cạnh tranh trong sản xuất,
chế biến sản phẩm. Cần tiếp cận một số tổ chức hỗ trợ tư vấn (bằng những hình thức đa dạng) trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Từ đó rút ra các kinh nghiệm khác phục những yếu kém cịn tồn tại giúp cho cơng ty nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, có thêm một tiềm lực mới trong công cuộc hội nhập quốc tế.
* Thứ sáu: Tăng cường mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp với
xã hội
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, sản xuất của các doanh nghiệp mở rộng theo hướng sản xuất lớn, xã hội hóa và mở cửa làm cho mối quan hệ lẫn nhau trong xã hội ngày càng chặt chẽ. Doanh nghiệp nào biết sử dụng mối quan hệ sẽ khai thác được nhiều đơn hàng, tiêu thụ tốt.
Giải quyết tốt mối quan hệ với các cơ quan tông tin đại chúng, quảng cáo, các cơ quan lãnh đạo doanh nghiệp, các thành viên trong hiệp hội Bia rượu - nước giải khát … thông qua các tổ chức này để mở rộng ảnh hưởng của doanh nghiệp, tạo cho khách hàng, người tiêu dùng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn, đồng thời bảo vệ uy tín và sự tín nhiệm đối với doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của công ty muốn đạt hiệu quả cao cần tranh thủ tận dụng các lợi thế và biết hạn chế khó khăn của mơi trường kinh doanh bên ngồi thì sẽ thành cơng trong mục tiêu phát triển của mình.