- Balpac xác định rõ hướng đi của mình trong thời gian tới là mơi trường
3.2.4.3. Tái cấu trúc công ty
- Rà soát , thống kê lại tất cả các hoạt động của cơng ty, hệ thống lại và phân tích chỉ ra các mặt được và mặt chưa hoàn thiện, kết hợp điều chỉnh cơ cấu các mục tiêu chiến lược, ngành nghề mà công ty đang sản xuât kinh doanh, chủng loại sản phẩm hàng hóa, địa bàn hoạt động, mức độ uy tín của cơng ty...
- Điều chỉnh cấu trúc tồ chức bộ máy: Bổ sung hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý đảm bảo cho mọi hoạt động của nó ln: tối ưu, linh hoạt và với chi phí thấp nhất. tái bố trí từ phân cơng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận, các cấp quản lý, các chức danh, các vị trí quan trọng trong chuỗi hoạt động sản xuất trực tiếp...
- Điều chỉnh cấu trúc thể chế: Chính sách của cơng ty thơng qua sự rà soát, thống kê tổng hợp. Chủ động thay đổi hợp lý hóa từ các quy trình cơng việc đã được phân công từ trước đến các quy chế, quy định, nội quy mà công ty đề ra.
- Điều chỉnh cấu trúc nguồn lực: điều chỉnh cơ cấu đầu tư tạo lập các nguồn lực và tái phân bổ sử dụng các nguồn lực.
+Tái cấu trúc nguồn nhân lực:
Tái thiết lập chính sách quản trị hành chính, nhân sự chuyên sâu; Tái thiết lập chính sách quản trị chiến lược tiếp thị, kinh doanh; Tái thiết lập chính sách quản trị cung ứng; Tái thiết lập quản trị sản xuất, kỹ thuật; Tái thiết lập chính sách quản trị kế tốn, tài chính; Tái thiết lập các chính sách quản trị khác.
Ở cơng ty Balpac có thể được phân thành hai cấp độ cơ bản:
Cấp độ 1: Sắp xếp và cơ cấu lại nhân lực dựa trên việc đánh giá lại các năng
lực còn thiếu và cịn yếu của nguồn nhân lực hiện có của cơng ty. Sau đó đưa ra các điều chỉnh từ chức năng nhiệm vụ, các quy trình nghiệp vụ, mơ tả công việc, tiêu chuẩn công việc. Dựa trên cơ sở này mà đánh giá mức độ đáp ứng hay hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên, để bố trí và sắp xếp lại cho đúng khả năng cũng như trình độ của từng cá nhân. Ưu điểm của cấp độ này là tổ chức của cơng ty ít bị xáo trộn, mà nguồn nhân lực có chất lượng lại được tăng cường đáp ứng theo các yêu cầu mới của công ty.
Cấp độ 2: Đổi mới cơ cấu tổ chức. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn
cầu hiện nay và mục tiêu yêu cầu chiến lược phát triển kinh doanh của công ty. Sẽ phải điều chỉnh cơ cấu tổ chức cho phù hợp với xu hướng cơ bản là tăng cường tính linh hoạt của tổ chức, khả năng cập nhật và phát huy các hình thức quản trị tiên tiến như: các cấu trúc tổ chức theo nhóm, quản trị dự án và, liên kết kinh tế …
Khi điều chỉnh cơ cấu tổ chức, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh lại chức năng nhiệm vụ của cả hệ thống đã được phân cấp phân quyền. Từ đó thực hiện thay đổi các quy trình nghiệp vụ tác nghiệp, phát triển cải tiến hệ thống quản lý. Như vậy nguồn nhân lực sẽ được bố trí và sắp xếp lại cho phù hợp với các hoạt động của cơng ty.
+ Tái cấu trúc tài chính:
Trong việc tái cấu trúc tài chính của Balpac cần chú ý xem xét đến 2 điểm:
Hai là, tỷ lệ cổ phần chi phối của Nhà nước vẫn luôn chiếm 68,95% trong
tổng vốn của công ty. Điều này ảnh hưởng đến sự ổn định lâu dài của số lượng cổ phần trong tổng thể cổ phần hiện hữu.
Trạng thái của công ty là một doanh nghiệp đang ở giai đoạn tăng trưởng, vậy cấu trúc vốn tối ưu là việc sử dụng vốn cổ phần. Tâm lý các cổ đông trong giai đoạn này lại chờ đợi vào thặng dư vốn trong tương lai mà khơng cần chia cổ tức. Cịn các doanh nghiệp đang trong giai đoạn sung mãn dư thừa tiền mặt thì có thể dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông tăng lên, hoặc dùng tiền đó để mua lại cổ phần của chính mình…
Trong kỳ nghiên cứu thì hàng tồn kho của cơng ty rất nhỏ khơng đáng kể nếu chia bình qn cho 5 năm. Vì cơng ty thường sản xuất theo đơn đặt hàng của Tổng công ty Bia rượu - nước giải khát Hà Nội ( chưa thực hiện bán sản phẩm ra công ty khác ). Nhưng trong trong năm 2012 và 2013 lượng tồn kho đã tăng dần lên mức đáng kể. Như vậy trong dài hạn công ty cần phát huy hết năng lực sản xuất của mình và sản lượng sẽ tăng lên từ 35 đến 40%. Như vậy cần phải xây dựng phương án xử lý hàng tồn kho như ở mục 3.2.3 đã đề cập.
Để khai thác hết tiềm lực của vốn kinh doanh, thì cơng ty nên thực hiện từ nguồn hàng tồn kho, tồn kho tự có là các phế phẩm của quá trình sản xuất, các phần dư thừa của nguyên liệu. Tiêu thụ một lượng sản phẩm tồn kho khác để có lượng tiền mặt phục vụ dự án cần thiết nhưng có giá trị nhỏ. Như vậy, tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp giúp nhà quản lý nắm bắt được thơng tin về chính sách phát triển tài chính của mình, thể hiện tính ổn định tài chính, hiệu quả, mức độ an tồn và rủi ro tài chính. Nắm được điều này lãnh đạo cơng ty có thể điều chỉnh cấu trúc nguồn vốn chính xác và hợp lý hơn. Nội dung tái cấu trúc tài chính của cơng ty cũng có tác dụng rất lớn đến các nhà đầu tư như ngân hàng, các nhà cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ đầu vào sẽ lấy đây làm cơ sở để để cân nhắc việc quyết định xem có nên đầu tư vào cơng ty hay không. Hoặc các nhà đầu tư xem xét nên đầu tư như thế nào và bao nhiêu là hợp lý. Chính vì vậy, sự cần thiết về tái cấu trúc tài chính của cơng ty vào lúc này cũng đóng vai trị rất quan trọng khơng chỉ đối với nội tại cơng ty mà cịn cả với các tổ chức hay các nhà đầu tư cá nhân bên ngoài vào
doanh nghiệp.