Web trường THPT Long Trường

Một phần của tài liệu Dạy học theo dự án môn công nghệ 11 tại các trường thpt của quận 9 thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 70)

Trường THPT Long Trường nằm tại 309 Võ Văn Hát, Long Trường, quận 9, Tp. Hồ Chí Minh là một ngôi trường khang trang, cảnh quan xanh đẹp. Nhằm tạo cho học sinh một môi trường sư phạm lý tưởng, trường THPT Long Trường đã tạo rất nhiều hoạt động ngoại khóa hay như hội trại, trại xuân, những buổi liên hoan chào mừng ngày thành lập nhà giáo Việt Nam. Song song đó, việc dạy và học được nhà trường chú trọng cao, giáo viên luôn đổi mới phương pháp dạy học để học sinh có thể phát huy tối đa năng lực của mình. Những buổi thảo luận cũng được chú trọng khiến buổi học trở nên sôi nổi hứng thú hơn. Chính vì vậy trong năm học vừa qua trường THPT Long Trường đã có tới 99% học sinh thi đỗ tốt nghiệp. Nhiều học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng.

2.2. Giới thiệu chung về môn Công nghệ 11

2.2.1. Đặc điểm môn Công nghệ 11

• Tính cụ thể:

Nội dung mơn học phản ánh những đối tượng cụ thể như là những vật phẩm, quá trình kĩ thuật – cơng nghệ cụ thể vv. Những nội dung này tác động trực tiếp thông qua tri giác của học sinh, nên tăng cường cho học sinh quan sát vật thật, mơ hình thật, thao tác với các qui trình kĩ thuật, hay cho học sinh vận dụng kiến thức mơn học hay tích hợp các mơn liên quan để làm ra sản phẩm mang tính thực tiễn.

• Tính trừu tượng:

Tính trừu tượng của mơn học biểu hiện ở những khái niệm, nguyên lý hoạt động, cấu tạo phức tạp mà học sinh không thể quan sát một cách trực tiếp và chi tiết từng bộ phận, cách hoạt động của các vật thể đối tượng. Đối với những nội dung mang tính trừu tượng thường rất khó dạy bằng PP thuyết trình bình thường mà cần tăng cường trực quan hoá những nội dung trừu tượng bằng những phương pháp trực quan (hình vẽ, đồ thị, sơ đồ, làm mơ hình thực…), dựa vào phương tiện dạy học để học sinh có thể tiếp thu bài học một cách tốt nhất, có thể hiểu cấu trúc, hình thức bên ngồi với nội dung, ngun lý bên trong của mỗi đối tượng kĩ thuật.

• Tính tổng hợp:

Mơn học trình bày dưới dạng đại cương cơ bản chung nhất, có cơ sở từ nhiều ngành khoa học khác nhau. Để hình thành một thiết bị kĩ thuật thường áp dụng rất nhiều mơn học khác, ví dụ: để thiết kế một xe 4 bánh chạy theo thế năng người ta dùng Tốn học để tính chiều cao, cân nặng vv; ứng dụng Vậy lý để tính độ bền của vật liệu, nguyên lý về thế năng, từ kiến thức khoa học và cơng nghệ để biết được các loại xe, tính năng của chúng, dùng kĩ thuật để áp dụng cơng nghệ cắt gọt, tạo hình thân xe.

• Tính thực tiễn:

Tính thực tiễn – bản chất của kĩ thuật vì đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của kĩ thuật là những hoạt động thực tiễn của con người và phục vụ đời sống sản xuất. Từ những kiến thức thực tế, kinh nghiệm vốn sống và kiến thức HS có thể liên kết để tạo ra sản phẩm của mình từ đó mà HS khái qt thành những nguyên lý chung. Trong

quá trình lao động sản xuất xuất hiện những vấn đề mới và những khó khăn, người lao động sáng tạo thể hiện năng lực của mình để tìm cách khắc phục những khó khăn, từ đó các thiết bị máy móc mới lại ra đời. Từ những nguyên lý, định luật, khái niệm học sinh phát hiện ra những ứng dụng của nó trong đời sống và phục vụ lao động sản xuất.

• Tính tổng hợp, tích hợp:

- Tính tổng hợp thể hiện ở chỗ mơn học này xây dựng trên cơ sở nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp. Những kiến thức ở phổ thông là những kiến thức cơ bản, kiến thức nền cho những kiến thức chuyên ngành sau này.

- Tính tích hợp: Mơn học này mang tính tích hợp vì là một mơn học ứng dụng, hàm chứa những phần tử kiến thức nhiều môn khoa học khác nhau: Tốn học, Vật lý, Hóa học, Kỹ thuật… liên kết để thống nhất về nguyên lý phản ánh đối tượng kĩ thuật cụ thể.

• Ngơn ngữ và thuật ngữ kĩ thuật của môn học:

Đối với môn Công nghệ công nghiệp 11, ngôn ngữ vừa là phương tiện vừa là nội dung nghiên cứu của mơn học. Giáo viên phải hình thành và sử dụng chính xác các khái niệm, quy ước kĩ thuật, biết hướng dẫn học sinh sử dụng các tài liệu kĩ thuật, bản vẽ kĩ thuật. Bản vẽ kĩ thuật là đối tượng nghiên cứu, ngôn ngữ kĩ thuật là phương tiện nghiên cứu. Thiết kế, chế tạo và kiểm tra, bản vẽ kĩ thuật được sử dụng là phương tiện nghiên cứu, và cung cấp thông tin để chế tạo, lắp ráp và kiểm tra.

Như vậy, các đặc điểm này rất phù hợp để tổ chức dạy học theo dự án cho học sinh làm ra những sản phẩm Công nghệ với ứng dụng kĩ thuật vào quá trình sản xuất và đời sống giúp học sinh phát triển các kỹ năng chung và kỹ năng chuyên môn:

- Kỹ năng vẽ kĩ thuật

- Kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng - Kỹ năng làm việc cộng tác

- Kỹ năng giải quyết vấn đề - Kỹ năng tư duy sáng tạo

2.2.2. Mục tiêu dạy học môn học Công nghệ 11

Sau khi học môn Cơng nghệ 11 tại trường THPT học sinh có khả năng đáp ứng được các chuẩn về kiến thức, kỹ năng và thái độ [2] [3]:

Sau khi học môn Cơng nghệ 11, học sinh trình bày được những kiến thức cơ bản về Cơng nghệ công nghiệp về kĩ thuật, về vật liệu cơ khí, về động cơ đốt trong và ứng dụng động cơ đốt trong, các nguyên lý, khái niệm kĩ thuật, hình thành tư duy về Cơng nghệ cơng nghiệp, kết hợp kiến thức với ứng dụng thực hành tạo sản phẩm thực và các ngành nghề hướng nghiệp. Từ những kiến thức cơ bản môn Công nghệ 11, học sinh vẽ được các loại bản vẽ kĩ thuật theo tiêu chuẩn kĩ thuật trên giấy A4. Thiết kế được kĩ thuật ứng dụng về ngôi nhà thông minh, thiết kế cầu giấy từ phế liệu vv. Tạo kỹ năng vẽ kĩ thuật và kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng của học sinh. Khi học sinh nắm vững kiến thức và kỹ năng của mơn Cơng nghệ, giúp học sinh có thói quen lên kế hoạch học tập, tạo môi trường học tập sôi nổi sát thực tế, quý trọng sản phẩm tạo thành từ lao động, khởi ngợi hứng thú và đam mê học tập. Hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề, tìm hiểu và tiếp cận về nghề nghiệp, hình thành năng lực của người lao động đáp ứng nhu cầu hiện nay.

Để đáp ứng được các mục tiêu môn học về kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập của học sinh, giáo viên phải có kế hoạch và tổ chức học tập theo dự án cho môn Công nghệ 11 cụ thể cho từng bài học, chương học. Với đặc điểm và mục tiêu của môn Công nghệ 11, người nghiên cứu thấy có nhiều kiến thức mơn Cơng nghệ 11 kết hợp với các môn học khoa học khác có thể áp dụng một cách linh hoạt, là những trải nghiệm thú vị, tạo hứng khởi cho học sinh từ việc vận dụng kiến thức để thực hành tạo ra sản phẩm thực tế, có thể sử dụng được và mang lại giá trị.

Từ mục tiêu của môn học, đề tài tập trung tổ chức các dự án học tập: “Tạo Ablum hình chiếu trục đo”, “Thiết kế, chế tạo cây cầu từ giấy phế liệu” và dự án “Thiết kế, chế tạo xe 4 bánh chạy trên mặt phẳng nghiêng xa nhất không năng lượng”. Nhằm luyện kỹ

năng vẽ kĩ thuật và thiết kế kĩ thuật ứng dụng cho học sinh tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

2.2.3. Chương trình mơn Cơng nghệ 11

Chương trình là cơ sở để lựa chọn nội dung cho dạy học. Môn học Cơng nghệ 11 được xây dựng gồm 3 phần:

• Vẽ kĩ thuật, thiết kế và bản vẽ kĩ thuật • Chế tạo cơ khí

• Ứng dụng động cơ đốt trong

- Vẽ kĩ thuật, thiết kế và bản vẽ kĩ thuật: Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về bản vẽ kĩ thuật, từ đó xây dựng nên phương pháp vẽ bản vẽ kĩ thuật và những ứng dụng thực tế để các em tạo được sản phẩm đơn giản. Học sinh học phần này có thể hiểu được bản vẽ kĩ thuật là gì, có ý nghĩa như thế nào, các em đọc và vẽ được một số bản vẽ đơn giản để tạo sản phẩm kĩ thuật ứng dụng thực tiễn.

- Chế tạo cơ khí: Cung cấp cho học sinh bản chất của các vật liệu dùng trong ngành cơ khí và các cơng nghệ dùng cắt gọt kim loại. Các em sẽ được thao tác cắt gọt kim loại để tạo thành những mơ hình xe bốn bánh, xe hai bánh vv.

- Động cơ đốt trong: Cung cấp cho học sinh những kiến thức của một ngành kĩ thuật mạnh, biết được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của nó trong thực tế. Từ đó, HS có thể vận dụng khắc phục sự cố nhỏ gặp phải khi đang sử dụng ứng dụng động cơ đốt trong (xe máy) hay các em có thể tạo những mơ hình từng phần cấu tạo để hiểu rõ hơn cấu tạo của ứng dụng động cơ đốt trong.

Dựa vào từng phần, từng nội dung cụ thể giáo viên xây dựng ngôn ngữ kĩ thuật bằng bản vẽ kĩ thuật, thiết kế kĩ thuật, ứng dụng kĩ thuật, nghiên cứu các phương tiện, phương pháp, kỹ năng cơ bản trong sản xuất công nghiệp tác động vào đối tượng lao động. Bước đầu giúp học sinh rèn luyện kỹ năng cơ bản về vẽ kĩ thuật và kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng để hình thành kỹ năng tư duy Công nghệ công nghiệp, tạo kỹ năng lao động và hướng nghiệp.

Dựa trên phân phối chương trình mơn Cơng nghệ 11, đề tài sẽ tổ chức dự án học tập theo nội dung:

Một phần của tài liệu Dạy học theo dự án môn công nghệ 11 tại các trường thpt của quận 9 thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)