Nội dung kiểm tra lý thuyết

Một phần của tài liệu Dạy học theo dự án môn công nghệ 11 tại các trường thpt của quận 9 thành phố hồ chí minh (Trang 77)

Trong bài kiểm tra nội dung lý thuyết, giáo viên sử dụng câu hỏi khách quan, câu hỏi chỉ tập trung việc ghi nhớ kiến thức của học sinh, câu hỏi không liên quan đến việc rèn luyện các kỹ năng kĩ thuật cho học sinh.

- Hình thức kiểm tra-đánh giá nội dung thực hành của giáo viên chủ yếu thông qua câu hỏi trắc nghiệm cho dạng bài kiểm tra như sau:

Hình 2.7. Nội dung bài kiểm tra thực hành

Với nội dung thực hành, giáo viên sử dụng bài kiểm tra trắc nghiệm, bài kiểm tra giúp đánh giá năng lực nhận thức, cải thiện khả năng ghi nhớ kiến thức các thao tác thực hành. Sử dụng bài kiểm tra trắc nghiệm cho bài thực hành không giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thiết kế, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng liên hệ thực tiễn.

Giáo viên dạy môn Công nghệ tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh sử dụng rất đa dạng các hình thức kiểm tra - đánh giá, bằng các bài trắc nghiệm giáo viên sẽ đánh giá được sự hiểu biết của học sinh về những kiến thức cơ bản đến quy trình, cấu tạo, nguyên lý làm việc; bằng câu hỏi khách quan lý thuyết giáo viên kiểm tra sự hiểu bài của học sinh.

Như vậy cho thấy:

- Hình thức kiểm tra-đánh giá của giáo viên chưa áp dụng làm ra sản phẩm kĩ thuật cụ thể để thúc đẩy sự phát triển kỹ năng và năng lực của người học. Giáo viên chưa đánh giá việc rèn luyện kỹ năng vẽ kĩ thuật và thiết kế kĩ thuật ứng dụng.

- Khi đánh giá, giáo viên ghi nhận điểm số từ sự đánh giá một chiều của giáo viên mà chưa ghi nhận sự tự đánh giá của học sinh, của nhóm học sinh khác và của cả q trình HS thực hiện dựa trên kế hoạch của nhóm.

Tóm lại, hình thức kiểm tra- đánh giá của giáo viên dạy Công nghệ 11 hiện nay chưa đánh giá được năng lực, tính tích cực học tập của học sinh. Các hình thức đánh giá đa dạng khác nhau, nhưng vẫn theo hình thức đánh giá một chiều từ đánh giá của giáo viên, chưa đánh giá cả quá trình học tập của học sinh.

2.3.5. Nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp.HCM tại các trường THPT của quận 9, Tp.HCM

Đa số giáo viên nhận thức đúng về mục tiêu môn học Công nghệ 11, giáo viên áp dụng đa dạng các phương pháp dạy học. Giáo viên nhận thức việc đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết, đồng thời phương tiện dạy học phải đáp ứng đầy đủ để giáo viên tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực, tính tích cực của học sinh.

Giáo viên H (trường THPT Nguyễn Huệ) có ý kiến: “thay đổi được phương pháp dạy học và phương tiện dạy học sẽ giúp học sinh chủ động trong học tập, có kế hoạch học tập, chia sẽ và hợp tác với nhau nhiều hơn. Từ đó nâng cao tính tích cực trong học tập của học sinh giúp học sinh nâng cao các kỹ năng chuyên môn kĩ thuật và các kỹ năng tư duy sáng tạo, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề”. Phương tiện dạy học cho môn Công

nghệ 11 hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu dạy học, nhiều nội dung thực hành chưa trang bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị thực hành.

Giáo viên A (trường THPT Nguyễn Huệ) cho biết, hiện nay giáo viên áp dụng phương pháp dạy học và hình thức tổ chức học tập linh hoạt phù hợp với từng nội dung bài học và phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Giúp học sinh rèn luyện những kỹ năng cần thiết: kỹ năng vẽ kĩ thuật ứng dụng và kĩ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng, từ đó hình thành tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề thực tiễn.

Khi khảo sát và phỏng vấn giáo viên về “dạy học theo dự án”, giáo viên G (trường THPT Long Trường) nhận định: “tổ chức dạy học theo dự án hiệu quả sẽ phát huy tính tích cực của học sinh và lấy học sinh làm trung tâm, dự án thành công là sự kết hợp lý thuyết với thực tiễn”.

Giáo viên F (trường THPT Nguyễn Văn Tăng) cho biết: “dạy học theo dự án nhằm yêu cầu học sinh tạo sản phẩm có tính ứng dụng cao trong thực tiễn”.

Giáo viên đã nhận thức sự cần thiết và quan trọng về đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ 11 hiện nay. Theo các giáo viên dạy môn Công nghệ 11, dạy học theo dự án giúp học sinh rèn luyện những kỹ năng kĩ thuật như kỹ năng vẽ kĩ thuật, kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề vv.

Khi được phỏng vấn giáo viên B (trường THPT Nguyễn Văn Tăng), nói về khó khăn khi tổ chức dạy học theo dự án, giáo viên trường THPT Nguyễn Văn Tăng cho biết, tổ chức dạy học theo dự án gặp những trở ngại như là “xây dựng dự án sáng tạo, kết hợp lý thuyết với thực hành liên môn học” và “vấn đề thời gian”.

Qua quan sát các giờ dạy tại các trường THPT của quận 9, giáo viên tổ chức dạy học theo dự án chủ yếu nội dung của chương học, chuyên đề hay theo kì học. Với nội dung chương 3 “Động cơ đốt trong và ứng dụng của động cơ đốt trong’ – môn Công nghệ 11, giáo viên E (trường THPT Phước Long) tổ chức dạy học theo dự án “Đề xuất các biện pháp kiểm tra xe 2 bánh bị tắt máy khi trời mưa”.

Tóm lại, thực tế dạy học môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh cho thấy:

- Giáo viên đã nhận thức sự quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học khác nhau theo xu hướng đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao tính tích cực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng chuyên môn.

- Giáo viên sử dụng nhiều hình thức kiểm tra-đánh giá khác nhau để đánh giá đúng thực lực của học sinh đáp ứng sự phát triển cá nhân, khả năng làm việc nhóm.

- Tuy nhiên, phương pháp dạy học thuyết trình và phương pháp trực quan hay hình thức tổ chức dạy học tồn lớp và hình thức kiểm tra-đánh giá một chiều của giáo viên được sử dụng phổ biến chưa được cải thiện nhiều.

Cơng nghệ 11 là mơn học, có nội dung lý thuyết, thực hành và lý thuyết và thực hành. Sau khi học môn Công nghệ 11 để đạt được mục tiêu dạy học, nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng chung và kỹ năng chun mơn thì việc giáo viên nhận thức đúng về mục tiêu dạy học, sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học với các hình thức tổ chức dạy học phù hợp là rất quan trọng. Ngoài ra, giáo viên áp dụng các hình thức kiểm tra-đánh giá linh hoạt và sự cấp thiết việc đổi mới phương pháp dạy học.

2.4. Thực trạng hoạt động học môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh 9, Tp. Hồ Chí Minh

Để nghiên cứu thực trạng hoạt động học môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh, đề tài sử dụng phối kết hợp các phương pháp nghiên cứu: khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn, quan sát và nghiên cứu sản phẩm của hoạt động giáo dục. Đề tài nghiên cứu trên 400 học sinh khối lớp 11, với các nội dung như sau:

• Nhận thức của học sinh về vai trị của mơn học Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

• Thái độ học tập môn Công nghệ 11 của học sinh tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

• Hoạt động học tập mơn Cơng nghệ 11 của học sinh tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

• Các kỹ năng học sinh đạt được khi thực hiện các dự án học tập của môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động học môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh được phân tích cụ thể trong phần dưới đây:

2.4.1. Nhận thức về vai trị của mơn học Công nghệ 11 của học sinh tại các trường

THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh

Nhận thức của học sinh về môn học Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh thể hiện ở bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1. Nhận thức của học sinh về môn học Công nghệ 11

Nghiên cứu nhận thức của học sinh về vai trị của mơn Cơng nghệ 11, đề tài tập trung các tiêu chí sau: tính hấp dẫn, lý thú, tính thực tiễn, tính trừu tượng và khơ khan của mơn học.

Kết quả thống kê, nhận thức của học sinh về vai trị của mơn Cơng nghệ 11 cho thấy: Trong các biểu hiện mơn học, có 65.2% học sinh nhận thấy mơn học có tính hấp dẫn, lý thú và gắn với thực tiễn. Tuy nhiên có 55% học sinh cho rằng mơn học có tính khơ khan và trừu tượng.

Trao đổi với học sinh về nhận thức của học sinh về vai trị của mơn Cơng nghệ 11 hiện nay, học sinh trường THPT Phước Long có ý kiến: mơn Cơng nghệ 11 phần nội dung: “Vẽ kĩ thuật”, “Thiết kế kĩ thuật ứng dụng” rất trừu tượng và khơ khan. Bên cạnh đó học sinh cũng nhận thấy những nội dung môn học gắn với thực tiễn sẽ lý thú và hấp dẫn đối với học sinh.

Kết quả nghiên cứu nhận thức của học sinh về môn học Công nghệ 11 cho thấy: việc áp dụng đa dạng các phương pháp dạy học để khắc phục môn học trừu tượng và khô khan là sự cần thiết trong quá trình dạy học.

2.4.2. Thái độ học tập môn Công nghệ 11 của học sinh tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh 9, Tp. Hồ Chí Minh

Thái độ học tập của học sinh về môn học Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh thể hiện ở bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2. Thái độ của HS về học môn Công nghệ 11

Kết quả thống kê bảng 2.2 cho thấy, tỉ lệ học sinh có hứng thú cho mơn học Công nghệ 11 chưa cao, chỉ gần được một nữa số học sinh có hứng thú với mơn học. Trong khi đó, có hai phần ba tỉ lệ học sinh có thái độ bình thường và chán mơn học. Trao đổi với học sinh có thái độ chưa tích cực, chán mơn học thì lý do học sinh trường THPT Nguyễn Huệ đưa ra là: do các em thấy môn học khô khan, trừu tượng, môn học không nặng kiến thức để thi tốt nghiệp và do giáo viên tổ chức dạy học chưa tạo hứng thú học tập cho học sinh.

Kết quả nghiên cứu thái độ học tập môn Công nghệ 11 của học sinh cho thấy, môn Công nghệ là môn kĩ thuật nên học sinh nhận thấy môn học rất trừu tượng và khô khan, không thi tốt nghiêp. Mà giáo viên tổ chức chưa thu hút sự hứng thú của học sinh

nên đa số học sinh “chán” và có thái độ bình thường với mơn học, chỉ học để có điểm học phần mơn, chứ không hứng thú với môn học. Như vậy, để thay đổi thái độ của học sinh cho môn Công nghệ, tạo hứng thú và tích cực học tập, giáo viên cần sử dụng đa dạng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

2.4.3. Hoạt động học tập môn Công nghệ 11 của học sinh tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh quận 9, Tp. Hồ Chí Minh

Các hoạt động học tập của học sinh về môn học Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh thể hiện ở bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3. Hoạt động của HS khi lên lớp môn Công nghệ 11

Kết quả thống kê bảng 2.3 các hoạt động học tập của học sinh cho thấy: các hoạt động học tập của học sinh ở mức thường xuyên thấp, học sinh chưa tích cực. Trong khi đó, các hoạt động học tập của học sinh ở mức hiếm khi ln ln cao. Để tìm hiểu vấn đề này, đề tài phỏng vấn học sinh khối lớp 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh. Các lý do học sinh hiếm khi thực hiện các hoạt động hoạt tập trên lớp là do: học sinh khơng có nhiều thời gian học tập, xem bài trước ở nhà; môn học không thi tốt nghiệp vv. Học sinh cũng nhấn mạnh do môn học lý thuyết khô khan, thực hành chưa nhiều, chưa thu hút, nên học sinh ít chú ý thực hiện các yêu cầu trên lớp của giáo viên.

Đổi mới phương pháp học tập đòi hỏi giáo viên bằng cách thức tổ chức học tập khác nhau hay kết hợp nhiều hình thức tổ chức để học sinh u thích mơn học, say mê tìm tịi, thảo luận trước lớp, đặt câu hỏi cho giáo viên và tìm hiểu trước thơng tin bài học. Theo khảo sát cho thấy phần lớn học sinh đồng ý với hoạt động quan sát và theo dõi giáo viên hướng dẫn và làm mẫu khi lên lớp.

Môn Công nghệ 11 với kiến thức trừu tượng, khô khan, giáo viên chưa tổ chức các bài học thực hành liên hệ thực tiễn, chưa tạo hứng thú giúp học sinh tích cực học tập. Giáo viên tổ chức dạy học theo dự án ở các nội dung kĩ thuật giúp học sinh rèn luyện kỹ năng như vẽ kĩ thuật, thiết kế kĩ thuật ứng dụng hay ứng dụng động cơ đốt trong. Giáo viên tạo nhóm học tập, q trình học tập của học sinh hấp dẫn, thú vị hơn, liên hệ thực tiễn nhiều hơn. Học sinh gắn kết, giúp đỡ nhau hồn thành cơng việc, từ đó định hướng học tập và nghề nghiệp tương lai.

2.4.4. Các kỹ năng học sinh đạt được khi học môn Công nghệ 11 tại các trường THPT

của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Các kỹ năng học sinh đạt được sau khi học môn Công nghệ 11 được thống kê ở bảng 2.4 như sau:

Kết quả thống kê cho thấy, tỉ lệ học sinh đạt được các kỹ năng sau khi học môn Công nghệ 11, tỉ lệ học sinh đạt các kỹ năng chung như thu thập thơng tin, làm việc nhóm chiếm tỉ lệ cao hơn, học sinh đạt các kỹ năng chuyên mơn thấp hơn hẳn. Chỉ có 22.3% học sinh đạt được kỹ năng ứng dụng kĩ thuật vào cuộc sống, chỉ có 26% tỉ lệ học sinh đạt kỹ năng vẽ kĩ thuật và chỉ có 39% học sinh đạt kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng. Qua phỏng vấn, học sinh nhận định các kỹ năng vẽ kĩ thuật của cá nhân còn yếu, chưa đạt đúng tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật. Học sinh trường Long Trường cho biết, học sinh có năng khiếu về vẽ, về hình họa mới dễ dàng trong vẽ kĩ thuật. Đối với thiết kế kĩ thuật ứng dụng và liên hệ thực tiễn kĩ thuật ứng dụng vào cuộc sống, học sinh chưa được thực hành nhiều, khơng khí tổ chức học tập chưa cao, gây nhàm chán. Các kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng và liên hệ thực tiễn vào cuộc sống của học sinh còn thấp.

• Kết quả về kỹ năng vẽ kĩ thuật và kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng của HS - Kỹ năng vẽ kĩ thuật của học sinh sau khi học môn Công nghệ 11 được phân

tích dựa vào bài kiểm tra “Lập bản vẽ kĩ thuật hình chiếu trục đo của vật thể”.

Hình 2.8. Kỹ năng Vẽ kĩ thuật của học sinh

Qua bài kiểm tra cho thấy, kỹ năng vẽ kĩ thuật của học sinh sau khi học môn Công nghệ 11 còn yếu: Học sinh thực hiện bản vẽ kĩ thuật chưa đạt, các nét vẽ chưa chính xác, trình bày bản vẽ chưa khoa học và học sinh chưa liên hệ ứng dụng bản vẽ kĩ thuật vào thực tiễn. Kỹ năng vẽ kĩ thuật của học sinh thể hiện ở bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Kỹ năng vẽ kĩ thuật của học sinh

Một phần của tài liệu Dạy học theo dự án môn công nghệ 11 tại các trường thpt của quận 9 thành phố hồ chí minh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)