Phân phối chương trình và hình thức tổ chức dạy học

Một phần của tài liệu Dạy học theo dự án môn công nghệ 11 tại các trường thpt của quận 9 thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 77)

Trong các nội dung chương trình 04 bài có tính chất tạo ra sản phẩm, có tính ứng dụng thực tế, học sinh rèn luyện kỹ năng vẽ kĩ thuật và thiết kế kĩ thuật ứng dụng cho học sinh, thời gian theo quy định của giáo viên và học sinh được phép thực hiện ngoài giờ trên lớp, bao gồm:

- Bản vẽ kĩ thuật.

- Bản vẽ xây dựng.

- Ứng dụng động cơ đốt trong.

Hiện nay giáo viên đánh giá học sinh dựa trên quá trình học sinh tạo ra sản phẩm, thông qua sự tự đánh giá của học sinh và các nhóm học sinh khác. Về điểm số kỹ năng làm việc nhóm và tự đánh giá nhóm chiếm 20%, kỹ năng tư duy sáng tạo chiếm 20%, kỹ năng giải quyết vấn đề 10%, kỹ năng vẽ kĩ thuật 20%, kỹ năng thiết kế kĩ thuật ứng dụng 20% và điểm đánh giá các nhóm khác 10%.

Dựa vào chuẩn kiến thức, vai trò và nhiệm vụ môn học, đồng bộ mục tiêu và nội dung môn Công nghệ 11, gần đây giáo viên dạy môn Công nghệ đã sử dụng đa dạng hơn các hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá cho môn học. Thực hiện việc đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, nhằm đáp ứng nhu cầu về chuẩn đầu ra, nguồn nhân lực thời đại công nghệ 4.0 thì việc tổ chức dạy học được đổi mới, phương pháp dạy học đa dạng phù hợp với từng đối tượng học sinh, hình thức kiểm tra – đánh giá dựa vào năng lực và kỹ năng của người học.

2.3. Thực trạng hoạt động dạy môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh 9, Tp. Hồ Chí Minh

Để xác định thực trạng hoạt động dạy môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh, đề tài thực hiện phỏng vấn và quan sát hoạt động dạy của gần 10 giáo viên dạy môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Mục đích khảo sát đánh giá thực trạng:

- Tìm hiểu về nhận thức và thực trạng sử dụng các PPDH đang áp dụng và phương pháp DHTDA cho môn Cơng nghệ 11.

- Tìm hiểu hình thức tổ chức và q trình kiểm tra-đánh giá mơn Cơng nghệ 11 hiện nay.

- Nhận thức của giáo viên về mục tiêu và nội dung dạy học môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

- Phương pháp dạy học môn Công nghệ 11 giáo viên đang áp dụng tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

- Hình thức tổ chức dạy học môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

- Kiểm tra-đánh giá môn Công nghệ 11 môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh dùng để phân tích giả thuyết nghiên cứu.

2.3.1. Nhận thức của giáo viên về mục tiêu dạy học môn Công nghệ 11

Để giúp học sinh đạt được các mục tiêu dạy học của môn học, việc giáo viên nhận thức đầy đủ các mục tiêu dạy học có ý nghĩa quan trọng. Dựa trên các mục tiêu này, đề tài đã tìm hiểu các mục tiêu của giáo viên về mơn học.

Sau khi tìm hiểu mục tiêu dạy học mơn Cơng nghệ 11 thì học sinh có khả năng trình bày được, vẽ được bản vẽ kĩ thuật. Kết quả phỏng vấn giáo viên dạy môn Công nghệ 11 cho thấy phần lớn giáo viên đã nhận thức đầy đủ mục tiêu dạy học môn Công nghệ 11, qua trao đổi với giáo viên:

- Giáo viên B (trường THPT Nguyễn Văn Tăng) nhận thức đúng về mục tiêu dạy học môn Công nghệ 11 cụ thể: sau khi học môn Cơng nghệ 11 giúp học sinh hiểu và trình bày được các kiến thức cơ bản về Công nghệ công nghiệp,về kĩ thuật, vật liệu kĩ thuật và động cơ đốt trong. Từ đó, học sinh phân tích, tổng hợp kiến thức và liên hệ thực tiễn cuộc sống. Học sinh vẽ được các loại bản vẽ kĩ thuật, vẽ được sơ đồ nguyên lý làm việc và thiết kế được sản phẩm kĩ thuật ứng dụng. Qua đó, học sinh có thái độ nghiêm túc và tích cực trong q trình học tập. Có ý thức bảo vệ mơi trường.

- Giáo viên G ( trường THPT Long Trường) nhận thức chưa đầy đủ về mục tiêu môn học cụ thể về kỹ năng mơn học: giáo viên rất khó rèn luyện kỹ năng vẽ kĩ thuật cho

học sinh. Giáo viên cho rằng, vẽ kĩ thuật phải có năng khiếu riêng. Thiết kế kĩ thuật ứng dụng rất khó thực hiện vì cơ sở vật chất khơng đảm bảo để thực hiện.

Kết quả phỏng vấn cho thấy, phần lớn giáo viên nhận thức đúng về mục tiêu mơn học. Chỉ có 1 vài giáo viên nhận thức chưa đầy đủ và khó khăn khi tổ chức dạy học giúp HS rèn luyện kỹ năng vẽ kỹ thuật và thiết kế kỹ thuật ứng dụng.

2.3.2. Phương pháp dạy học môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh

Để học sinh đạt được các mục tiêu dạy học mơn Cơng nghệ 11 thì việc áp dụng đa dạng các phương pháp dạy học có ý nghĩa quan trọng, tuy nhiên kết quả nghiên cứu áp dụng các phương pháp dạy học cho môn Công nghệ cho thấy, phần lớn các giáo viên chỉ sử dụng các phương pháp dạy học:

- Phương pháp thuyết trình - Phương pháp dạy thực hành - Phương pháp thảo luận nhóm

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề - Phương pháp dạy học theo dự án

Đặc trưng mơn Cơng nghệ 11, có nhiều nội dung: nội dung lý thuyết, nội dung thực hành và nội dung lý thuyết và thực hành. Việc sử dụng các phương pháp là khác nhau cho từng nội dung cụ thể. Phỏng vấn giáo viên dạy môn Công nghệ 11 về các phương pháp dạy học cho môn Công nghệ 11 thấy:

- Khi dạy học nội dung lý thuyết, giáo viên thường sử dụng phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan có sử dụng máy chiếu minh họa. Khi dạy nội dung lý thuyết phương pháp thuyết trình các giáo viên cho rằng, học sinh dễ dàng hiểu bài học và tiếp thu tốt nhất bài học với hình ảnh, âm thanh, video minh họa vv, do bài học trực quan sinh động. Giáo viên D (trường THPT Long Trường) cho biết, nội dung bài học: “Ứng dụng động cơ đốt trong dùng cho xe máy”, giáo viên chia nhóm thuyết trình đặc điểm động cơ đốt trong dùng cho xe máy, cách bố trí động cơ đốt trong dùng cho xe

máy, hệ thống truyền lực của xe máy và các lỗi thường gặp động cơ đốt trong dùng cho xe máy dựa vào mơ hình động cơ đốt trong dùng cho xe máy.

- Khi dạy học nội dung thực hành, đa số giáo viên dùng phương pháp nêu vấn đề và giải quyết. Quan sát giờ dạy thực hành nội dung “Bản vẽ xây dựng”, giáo viên đã nêu cách phân biệt bản vẽ xây dựng, học sinh lựa chọn và đọc các loại bản vẽ xây dựng. Giờ dạy của giáo viên E (trường THPT Phước Long), nội dung bài học: “Tự động hóa trong chế tạo cơ khí”, giáo viên cho học sinh quan sát trực quan bằng máy chiếu dây chuyền tự động hóa trong chế tạo cơ khí các sản phẩm đơn giản đến hiện đại, học sinh phân tích quy trình thực hiện dây truyền tự động hóa trong chế tạo cơ khí.

- Khi dạy nội dung gắn kết lý thuyết và thực hành, giáo viên vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan, phương pháp nêu vấn đề và giải quyết. Giáo viên H (trường THPT Nguyễn Huệ), cho rằng nội dung bài học: “Thiết kế kĩ thuật ứng dụng”, giáo viên H lấy mơ hình hộp dựng bút giới thiệu cho học sinh, sau đó chia lớp thành các nhóm để giải quyết vấn đề: “Lập sơ đồ tư duy thiết kế kĩ thuật ứng dụng”.

Ngồi ra, có 3/10 đã áp dụng dạy học theo dự án, nhưng không thường xuyên: các giáo viên này chỉ áp dụng theo chuyên đề của một chương, một phần mơn học hay của một kì học.

Trao đổi với giáo viên, những lý do giáo viên ít tổ chức dạy học theo dự án giáo viên cho biết:

- Dạy học theo dự án mất nhiều thời gian để thực hiện (Giáo viên D – trường THPT Long Trường)

- Chủ đề bài học khó tổ chức dạy học theo dự án (Giáo viên E – trường THPT Phước Long)

- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng tổ chức dạy học theo dự án (Giáo viên A - trường THPT Nguyễn Huệ)

Kết quả nghiên cứu này cho thấy, giáo viên dạy môn Công nghệ thường sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học nhưng chủ yếu khi dạy học nội dung lý thuyết là

phương pháp thuyết trình. Đối với dạy học theo dự án giáo viên chưa áp dụng cho nhiều bài học, nhiều chương học, thông thường giáo viên dùng cho bài thực hành.

2.3.3. Hình thức tổ chức dạy học mơn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh

Để đạt được mục tiêu dạy học, qua kết quả quan sát và phỏng vấn giáo viên cho thấy, phần lớn giáo viên sử dụng nhiều phương pháp dạy học cho môn Công nghệ 11. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học môn Công nghệ 11 chưa đa dạng, phù hợp với từng phương pháp cụ thể: giáo viên thực hiện hình thức dạy học tồn lớp là chủ yếu. Tùy thuộc vào nội dung bài học, giáo viên xen kẽ thêm hình thức dạy học tồn lớp với hình thức dạy học theo nhóm và cá nhân.

Quan sát giờ học các giáo viên cho thấy, hình thức tổ chức cá nhân hay nhóm thường được áp dụng đối với bài học thiên về ứng dụng, thực hành như “Thiết kế kĩ thuật ứng dụng”, “Thực hành biểu diễn vật thể”, “Ứng dụng động cơ đốt trong”. Khi dạy học các bài học này, giáo viên giao bài tập để từng học sinh thực hiện, hoặc chia lớp thành các nhóm để giải quyết vấn đề.

Theo các giáo viên của trường THPT Nguyễn Huệ, khi dạy học sử dụng hình thức tổ chức tồn lớp phần nội dung lý thuyết cho học sinh thuyết trình, học sinh sẽ nắm được những kiến thức tổng quan một cách chính xác và hiệu quả.

Nhận thấy khi phỏng vấn, quan sát giờ dạy của các GV môn Công nghệ 11: - Hình thức tổ chức dạy học tồn lớp giúp học sinh nắm được những nội dung nặng về lý thuyết là những kiến thức đặc thù môn học như “Mặt cắt và hình cắt”, “Cấu tạo động cơ đốt trong”, “Nguyên lý làm việc động cơ đốt trong” vv.

- Hình thức tổ chức dạy học cá nhân hay chia nhóm với nội dung thiên về thực hành, giúp phát triển các kỹ năng kĩ thuật sử dụng như “Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật”, “Vẽ kỹ thuật cơ sở”, “Thiết kế kĩ thuật ứng dụng” vv.

Tóm lại, giáo viên dạy mơn Cơng nghệ THPT hiện nay, thường tổ chức dạy học toàn lớp với nội dung bài học thiên về lý thuyết, về nguyên lý, cấu tạo vv. Giáo viên sẽ

tổ chức hình thức dạy học cá nhân và nhóm khi dạy phần thực hành, luyện tập như là vẽ kĩ thuật, thiết kế kĩ thuật ứng dụng, ứng dụng động cơ đốt trong, thực hành chế tạo phôi vv. Nhưng khi kết thúc kì học thì đa số thực hiện tổ chức theo cá nhân, ít sử dụng làm việc theo nhóm.

2.3.4. Kiểm tra-đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ 11 tại các trường THPT của quận 9, Tp. Hồ Chí Minh quận 9, Tp. Hồ Chí Minh

Giáo viên dạy môn Công nghệ 11 sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học hiện nay, giúp học sinh đạt được mục tiêu dạy học môn Công nghệ 11. Giáo viên thường áp dụng hình thức tổ chức dạy học tồn lớp với nội dung lý thuyết và hình thức tổ chức dạy học cá nhân và nhóm với nội dung thực hành. Tuy nhiên, việc kiểm tra-đánh giá của giáo viên dạy môn Công nghệ cho thấy, giáo viên chủ yếu sử dụng hình thức kiểm tra dùng câu hỏi khách quan và câu hỏi trắc nghiệm, cụ thể như sau:

Giáo viên C (trường THPT Nguyễn Văn Tăng) cho biết, giáo viên sử dụng hình thức kiểm tra-đánh giá nội dung lý thuyết chủ yếu thông qua câu hỏi khách quan. Với nội dung thực hành, giáo viên sử dụng hình thức kiểm tra-đánh giá chủ yếu thơng qua câu hỏi trắc nghiệm. Giáo viên sử dụng hình thức kiểm tra-đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ 11 với hai bài trắc nghiệm cho một kì học, học sinh vừa làm thuyết trình nhóm lớn, bài báo cáo nhóm và làm bài trắc nghiệm cá nhân cho một kì học.

Qua quan sát các giờ dạy của giáo viên dạy môn Công nghệ, nhận thấy:

- Hình thức kiểm tra-đánh giá nội dung lý thuyết của giáo viên chủ yếu thông qua câu hỏi khách quan cho dạng kiểm tra như sau:

Một phần của tài liệu Dạy học theo dự án môn công nghệ 11 tại các trường thpt của quận 9 thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)